b. Việt Nam cần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về bảo hộ SHTT * Các Điều ước quốc tế ràng buộc nghĩa vụ về SHTT
1.3 Thực trạng hoạt động SHCN của Viẹt Nam và các đòi hỏi có tính chất thách thức do quá trình hội nhập kinh tế đặt ra cho các hoạt động này
thách thức do quá trình hội nhập kinh tế đặt ra cho các hoạt động này
Như đã phân tích trong Phần II.1, hoạt động bảo hộ các đối tượng SHCN được bắt đầu triển khai tại Việt Nam vào những năm 1980 và đã trải qua một số cuộc đổi mới để từng bước phát triển. Sau đây là tóm tắt một số đặc điểm và tình hình hiện nay của hệ thống bảo hộ SHCN của Việt Nam.
Cho tới nay, Việt Nam đã xây dựng và đưa vào vận hành một hệ thống bảo hộ quyền SHCN trên cơ sở một tập hợp có tính chất hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trên nền tảng Phần thứ sáu (Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
88
nghệ) của Bộ luật Dân sự 1995. Hệ thống đó đã được triển khai với mức độ khác nhau ở cả 4 nội dung (thành phần) chủ chốt, đó là:
- Tổ chức việc xác lập, đăng ký quyền SHCN trên cơ sở các quy định về trình
tự, thủ tục tương ứng, với cơ quan thực hiện chức năng này là Cục Sở hữu công nghiệp (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới (thuộc Vụ Khoa học, Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cho đến tháng 5/2002, đã có khoảng 100 nghìn nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, giải pháp hữu ích được đăng ký theo các quy định nói trên và theo Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp ước Hợp tác Patent.
- Tổ chức hoạt động bảo đảm thực thi quyên SHCN, với một hệ thống các cơ
quan có thẩm quyền bao gồm Tòa án nhân dân; các Uỷ ban nhân dân các cấp; các cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra khoa học và công nghệ, Cảnh sát kinh tế và Hải quan. Các cơ quan này đã từng bước tham gia vào quá trình bảo vệ các quyền SHCN và xử lý các hành vi xâm phạm, vi phạm trong lĩnh vực này.
- Một mạng lưới các tổ chức dịch vụ tư vấn, đại diện về SHCN đã được hình
thành và cung cấp dịch vụ này cho nhiều loại chủ thể khác nhau. Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam đã được thành lập và từng bước phát huy tác dụng. Tất cả các yếu tố trên tạo ra một hệ thống bổ trợ, hỗ trợ cho việc bảo hộ các quyền SHCN nói riêng và phát triển hoạt động SHCN nói chung.
- Đã hình thành một số trung tâm dữ liệu về SHCN với dung lượng tư liệu
chiếm khoảng 60% tổng số tư liệu trên thế giới. Các nguồn thông tin này đã phục vụ đắc lực cho việc thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền, bảo đảm cho việc xử lý các đơn đăng ký quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Nguồn thông tin nói trên cũng đang từng bước phục vụ cho nhu cầu tra cứu thông tin nhằm các mục đích nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất và kinh doanh.
Tuy nhiên, hoạt động SHCN của Việt Nam cũng còn nhiều thiếu sót, bất cập. Trước hết, so với các đòi hỏi mà các Điều ước quốc tế đã đặt ra, hệ thống pháp luật về SHCN của ta chưa thực sự đáp ứng tiêu chuẩn về tính đầy đủ. Một số quy định về việc bảo hộ các đối tượng mới chưa được ban hành (thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa - đây là đối tượng bảo hộ theo luật bản quyền theo phân loại của WIPO). Một số quy định hiện hành chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế (chính sách hai giá trong quá trình xác lập quyền
89
tục thực hiện các chế tài (dân sự, hành chính, hình sự) chưa rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, Việt Nam chưa chính thức tham gia một số Điều ước quốc tế về bảo hộ SHCN như Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng, Công ước IPIC về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp, . . .) tạo ra trạng thái từ chối bảo hộ hoặc chưa rõ ràng đối với các công dân của các quốc gia khác theo các chuẩn mực chung và thể hiện sự không sẵn sàng hội nhập thực sự về các hoạt động này với thế giới (trừ với Mỹ và Thụy Sĩ).
Xem xét kỹ hơn về hệ thống các quy phạm pháp luật đang có về SHTT nói chung và SHCN nói riêng, còn có thể thấy rằng cách cấu trúc hệ thống như hiện nay (lấy Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự làm gốc, từ đó phát triển ra các văn bản dưới luật khác) khiến cho hoạt động này quá thiên về khía cạnh dân sự và không chú ý đủ mức tới các khía cạnh kinh tế, khoa học - công nghệ. Đặc biệt, nguyên tắc tự nguyện - theo thỏa thuận trong các quan hệ dân sự khi áp dụng vào hoạt động SHTT mà không chú ý tới các khía cạnh khác - chẳng hạn các mục tiêu xã hội, dân sinh ... sẽ khiến cho các nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và xã hội bị hạn chế tác dụng, gây khó khăn cho việc đạt tới mục tiêu toàn vẹn của hệ thống bảo hộ SHTT.
Bất cập thứ hai, và là bất cập lớn nhất của hệ thống bảo hộ SHCN là hiệu lực, hiệu quả thấp của cơ chế bảo hộ. Trong hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về SHCN, cho tới nay dường như mới chỉ có Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có hoạt động tương đối nền nếp, ổn định và đạt mức trung bình như các cơ quan tương ứng của các nước trong khu vực. Các bộ phận còn lại của hệ thống này đều mới vào cuộc, hoạt động còn lúng túng, bị động. Các Toà án nhân dân chưa thực sự đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ các quyền SHCN. Việc tham gia của Hải quan vào các hoạt động bảo hộ quyền SHCN, kiểm soát biên giới trong lĩnh vực này còn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Việc bố trí quá nhiều cơ quan thực hiện chức năng bảo đảm thực thi trong nội địa khiến cho bộ máy trở nên cồng kềnh, đã xuất hiện tình trạng trông chờ hoặc chồng chéo lên nhau.
Mặc dù các cơ quan bảo đảm thực thi đã xử lý một số vụ việc vi phạm, xâm phạm SHCN nhưng số vụ được xử lý không đáng kể so với tình trạng hiện nay. Hiện tượng hàng giả, hàng nhái diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho nhu cầu bảo đảm thực thi trở nên căng thẳng. Theo thống kê, trong 3 năm 1999-2001 có 9.037 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó có trên 50% số vụ có liên quan đến SHTT (chủ
yếu về NHHH, KDCN) [44].
Ngay cả với cơ quan đã tương đối có nền nếp trong hoạt động SHCN là Cục Sở hữu công nghiệp cũng đang gặp phải những khó khăn nghiêm trọng. Số lượng đơn đăng ký quyền SHCN ngày càng tăng và nhu cầu của xã hội về thông tin, tri thức
90
cũng như các đòi hỏi của các quan hệ quốc tế về SHCN đã đặt cơ quan này vào trạng thái thường xuyên bị quá tải. Hậu quả là, số đơn tồn đọng (quá hạn giải quyết theo quy định) ngày càng trầm trọng. Rất nhiều mục tiêu lâu dài quan trọng khác không thể thực hiện được vì nhân lực, thời gian bị tập trung vào việc xử lý các đơn yêu cầu xác lập quyền SHCN.
Mạng lưới dịch vụ về SHCN mặc dù đã có nhưng còn rất mỏng. Số chuyên gia dịch vụ SHCN thực thụ chỉ có chưa tới 100 người với khoảng 22 công ty cung cấp dịch vụ này. Hoạt động chủ yếu của các công ty đó mới chỉ là làm thủ tục xác lập quyền SHCN. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ SHCN trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền SHCN, chống lại nạn hàng nhái, hàng sao chép lậu ... còn mờ nhạt. Dịch vụ SHCN nói chung chưa được cung cấp rộng khắp mà mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chất lượng dịch vụ SHCN và trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ này hiện đang ở mức chưa cao. Đây sẽ là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ SHCN của Việt Nam so với nước ngoài khi mà thị trường dịch vụ này được mở cửa (trong khoảng 2, 3 năm sắp tới).
Thông tin SHCN cũng đang là một trong các khâu yếu nhất trong hoạt động SHCN của Việt Nam. Thực tế, tại Việt Nam, hệ thống thông tin về SHCN chủ yếu là bao gồm các tư liệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam thuộc loại trung bình nhưng chưa được phát huy tác đụng dầy đủ. Số lượt người khai thác thông tin sáng chế rất thấp (khoảng 1.000 lượt người/năm, ở cả 3 trung tâm tư liệu sáng chế: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Có thể nói, nguồn tri thức về công nghệ được tập hợp ở Việt Nam chưa được tận dụng. Phần lớn các yêu cầu tra cứu được tiến hành với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp (mà không phải là sáng chế). Mặt khác, hệ thống thông tin hoạt động chủ yếu theo chế độ off-line khiến cho việc cung cấp tin diễn ra rất chậm chạp, không kịp thời. Rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin về SHCN.
Hầu hết các doanh nghiệp - kể cả doanh nghiệp lớn của Nhà nước - đều không tổ chức bộ phận chuyên chăm lo về SHTT nói chung và SHCN nói riêng. Rất hiếm có doanh nghiệp nào có chiến lược về SHCN hoặc coi vấn đề SHCN là bộ phận của
chiến lược phát triển của mình [44].
Tất cả các thiếu sót, bất cập nói trên khiến cho hệ thống SHCN của Việt Nam hiện đang ở trạng thái kém hiệu lực và kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân lớn nhất (do đó là khó khăn lớn nhất cần phải tháo gỡ), đó là tình trạng thiếu năng lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống.
91
Hiện nay, số cán bộ được đào tạo chuyên môn có trình độ chuyên nghiệp về SHCN chủ yếu chỉ tập trung ở Cục Sở hữu công nghiệp và các Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Có một số ít cán bộ của các cơ quan khác cũng có trình độ chuyên môn như trên. Còn lại, đa số cán bộ, nhân viên làm về sở hữu công nghiệp ở các cơ quan trong hệ thống SHCN đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa kinh qua các khóa đào tạo chính quy về lĩnh vực này. Các kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động SHCN được tiếp thu chủ yếu qua hoạt động thực tiễn hoặc qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn ...
SHCN tiếp tục là một lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức nhà nước cũng như đối với hầu hết các nhà doanh nghiệp. Hiểu biết về SHCN chủ yếu vẫn ở mức độ thô sơ (thậm chí các thuật ngữ, khái niệm cơ bản còn chưa phân biệt được chính xác ...). Nói cách khác, trình độ lý luận và tri thức nói chung của toàn xã hội đối với vấn đề SHCN ở mức thấp. Chính điều này là một nguyên nhân hạn chế khả năng phát triển hoạt động SHCN của chúng ta.
Có một nguyên nhân quan trọng khác khiến cho hệ thống SHCN của chúng ta thực sự đạt được mục tiêu mong muốn về tính hiệu quả, đó là các cơ chế áp dụng cho hoạt động này chưa thực sự phù hợp. Sự lẫn lộn các chức năng quản lý Nhà nước với chức năng bảo đảm phát triển sự nghiệp trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên trách về SHCN - nhất là Cục Sở hữu công nghiệp - từ đó áp dụng các cơ chế cứng nhắc, thuần túy hành chính tạo ra các rào cản, hạn chế khả năng phát triển nhân lực và các mặt khác của các cơ quan này. Việc bố trí quá nhiều cơ quan cùng thi hành một chức năng bảo đảm thực thi quyền SHTT trong nội địa cũng là nguyên nhân hạn chế sự năng động, chủ động của bộ máy này.
Tóm lại, so sánh giữa các đòi hỏi của các chuẩn mực quốc tế với hiện trạng hoạt động SHCN của Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng, hệ thống SHCN của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn mà quá trình hội nhập đang và sẽ đặt ra. Trong số các thách thức như vậy, thách thức về năng lực và hiệu quả của hệ thống bảo hộ SHCN là thách thức lớn nhất.
Để vượt qua các thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho hoạt động SHCN của Việt Nam, để làm cho hệ thống bảo hộ SHCN đạt được các chuẩn mực về tính đầy đủ và tính hiệu quả, hiển nhiên không có con đường nào khác là phải làm cho hệ thống đó khắc phục được các thiếu sót, bất cập hiện có và phải thực hiện những điều chỉnh, bổ sung cần thiết.
Do quan hệ biện chứng của các yếu tố cấu thành trong hệ thống bảo hộ quyền SHCN, mặt khác do bất cập và khó khăn hiện tồn tại ở tất cả các bộ phận cấu thành
92
đó cho nên việc điều chỉnh, bổ sung cần phải tiến hành với tất cả các yếu tố, nội dung của hệ thống mà không chỉ hạn chế ở riêng yếu tố nào. Nói cách khác, vấn để đổi mới đặt ra cho hoạt động SHCN nhằm đáp ứng các mục tiêu và đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được triển khai một cách toàn diện và đầy đủ. Mục tiêu của cuộc đổi mới này là thiết lập một hệ thống SHCN đủ năng lực phục vụ cho công cuộc hội nhập kinh tế.