Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật SHCN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 96 - 108)

b. Một số quan điểm chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền SHCN

2.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật SHCN

Hệ thống bảo hộ SHCN của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phải bao gồm 4 yếu tố cơ bản: hoạt động xác lập và đăng ký quyền SHCN; hoạt động bảo đảm thực thi quyền SHCN; hoạt động hỗ trợ và bổ trợ cho việc bảo vệ các quyền SHCN; và hệ thống thông tin SHCN. Các yếu tố trên được đặt trên nền tảng một hệ

thống quy phạm pháp luật đầy đủ, tổ chức một cách hợp lý [13]. Đây là một hệ thống

thực sự "đầy đủ và tương đối có hiệu quả". Đây cũng là một hệ thống phù hợp định

hướng XHCN, không bị lạm dụng, lợi dụng. Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho hệ thống pháp luật SHCN, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật SHCN của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực:

Kiến nghị 1: Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản và quy phạm pháp luật SHCN và

các văn bản liên quan hiện có, ban hành các quy phạm còn thiếu và sửa đổi các quy phạm không phù hợp với điều kiện hội nhập.

Như đã phân tích ở Phần III.1, hiện nay Việt Nam đang có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gần đầy đủ về SHCN với các quy định tương đối phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với mục tiêu điều chỉnh. Về lâu dài, để thực sự có một nền tảng pháp luật SHCN hoàn thiện, cần phải đổi mới chính hệ thống này. Tuy nhiên, trước mắt, có thể tiếp tục sử dụng hệ thống này với một số bổ sung, sửa đổi cần thiết, cụ thể là:

* Tiếp tục bổ sung các đối tượng bảo hộ mới theo các đòi hỏi của Hiệp định

TRIPS-WTO, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ, cụ thể là bổ sung các quy định về bảo hộ đối với đối tượng thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình

đã được mã hóa (đối tượng của bản quyền) [11], [42];

* Về đối xử quốc gia, tiếp tục sửa đổi các quy định không phù hợp với các Điều

ước quốc tế kể cả quy định "hai giá" trong trình tự xác lập quyền SHCN

95

* Về sáng chế, mặc dù quy trình vi sinh có thể được bảo hộ như một sáng chế,

hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật riêng quy định hình thức và thủ tục đối với đối tượng sáng chế này. Đây là một khó khăn rất lớn cho quá trình xét nghiệm và cấp Bằng độc quyền sáng chế cho đối tượng trên vì đây là một đối tượng đặc biệt. Việc nghiên cứu để ban hành các văn bản như trên cũng như

các điều kiện kỹ thuật liên quan cần đưọc tiến hành ngay [11]. Chúng ta cũng

cần phải có các quy định cụ thể về việc nộp lưu chủng vi sinh phục vụ cho công tác xét nghiệm sáng chế. Đây cũng là một việc cần nghiên cứu khi Việt Nam xem xét việc tham gia Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với nộp lưu chủng vi sinh cho mục đích xét nghiệm sáng chế

* Về đối tượng là chỉ dẫn địa lý, bổ sung các quy định bảo hộ cụ thể, chi tiết đối

với rượu vang và rượu mạnh theo các Điều 22, 23 và 24 Hiệp định TRIPS [42];

* Về bảo hộ giống cây trồng mới, mặc dù Chính phủ đã có Nghị định

13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ đối tượng này, Việt Nam vẫn cần có các quy định cụ thể, chi tiết để bảo hộ có hiệu quả đối tượng này;

* Về quy định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, Điều 5(c) Công ước Paris cấm đình

chỉ hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu do việc không sử dụng mà không biện minh được trước một thời gian hợp lý và cho phép chủ sở hữu sử dụng các chi tiết khác nếu không làm giảm đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu mà không bị huỷ bỏ hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu hoặc thu hẹp khối lượng bảo hộ đã cấp cho nhãn hiệu. Đối chiếu yêu cầu trên, quy định sau đây có thể phải xem xét để sửa đổi

hoặc bãi bỏ: Điểm c khoản 1 Điều 6Nghị định số 12/1999/NĐ-CP: Hành vi sử

dụng nhãn hiệu hàng hoá không đúng như mẫu được đăng ký nhưng chỉ dẫn rằng nhãn hiệu đó đã được đăng ký là vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và có thể bị phạt tiền hoặc cảnh cáo.

* Điều 5bis Công ước Paris quy định rằng phải cho phép nộp muộn trong thời

hạn ít nhất là 6 tháng lệ phí duy trì hiệu lực các quyền SHCN, tuy nhiên có thể thu lệ phí bổ sung. Các nước được phép phục hồi hiệu lực các bằng độc quyền sáng chế bị mất hiệu lực do không nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Đối chiếu yêu

cầu trên, Thông tư thay thế Thông tư 3055/TT-SHCN dự định ban hành trong

thời gian tới sẽ có quy định về khôi phục hiệu lực bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích bị mất hiệu lực do không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định.

* Điều 34 Hiệp định TRIPS quy định chuyển trách nhiệm chứng minh cho bị

96

hợp sản phẩm được sản xuất bởi quy trình là sản phẩm mới hoặc có nhiều khả năng sản phẩm cùng loại đó được chế tạo bằng quy trình được cấp patent và chủ sở hữu patent đã có những cố gắng hợp lý vẫn không thể xác định được quy trình thực sự đã được sử dụng. Quy định pháp luật của Việt Nam về thủ tục tố tụng dân sự yêu cầu nguyên đơn phải chứng minh lời buộc tội, mà

không yêu cầu bị đơn phải tự chứng minh vô tội [17, 60]. Như vậy, quy định phù

hợp với Điều 34 Hiệp định TRIPS sẽ được ban hành trong Thông tư liên tịch Toà án NDTC - Viện kiểm sát NDTC và Bộ KH và CN hướng dẫn xét xử các vụ án liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

* Các quy định chung về thực thi trong Điều 41 Hiệp định TRIPS yêu cầu Việt

Nam phải có các văn bản pháp luật riêng, chi tiết về tố tụng dân sự, kiểm soát

biên giới trong lĩnh vực SHTT [17, 60], cụ thể là các Thông tư liên tịch giữa

TANDTC, VKSNDTC và Bộ KH & CN, Bộ VH-TT về giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp/quyền tác giả và các Thông tư liên tịch giữa Tổng Cục Hải quan và Bộ KH & CN/Bộ VH-TT về các biện pháp kiểm soát biên giới.

* Điều 46 TRIPS cho phép áp dụng các biện pháp chế tài bổ sung bao gồm biện

pháp tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm, những vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm. Việt Nam hiện chưa

có các quy định cụ thể về vấn đề này và các quy định cụ thể về biện pháp chế

tài bổ sung theo thủ tục tư pháp sẽ được ban hành trong các Thông tư liên tịch hướng dẫn xét xử các vụ án về quyền SHTT

* Điều 48.1 Hiệp định TRIPS quy định phải cho phép ra lệnh buộc nguyên đơn

phải trả cho bị đơn các các khoản bồi thường tương xứng với thiệt hại, các chi phí thích hợp bao gồm cả phí đại diện trong trường hợp nguyên đơn lạm dụng

các thủ tục thực thi. Như vậy, quy định cụ thể về việc các cơ quan có thẩm

quyền xét xử có quyền ra lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn các khoản bồi thường tương xứng với thiệt hại trong trường hợp nguyên đơn lạm dụng các thủ tục thực thi cần được ban hành trong các Thông tư liên tịch hướng dẫn xét xử các vụ án về quyền SHTT

* Sửa đổi các quy định trong Thông tư 3055/TT-SHCN theo hướng:

(i) giảm lượng thông tin và tài liệu phải có trong đơn như bãi bỏ yêu cầu nộp một

số tài liệu mà chỉ phải nộp theo yêu cầu của Cục SHCN khi có cơ sở nghi ngờ vê tính xác thực của thông tin khai trong ddơn như tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, tài liệu xác nhận quyền sử dụng hợp pháp các dấu hiệu trên

97

nhãn hiệu (xuất xứ, giải thưởng, huy chương, tên thương mại, biểu tượng, tên riêng ... hay tài liệu xác nhận quyền sử dụng hợp pháp các dấu hiệu trên kiểu dáng công nghiệp, giảm số lượng bản tài liệu, mẫu nhãn hiệu, ảnh chụp/bản vẽ

kiểu dáng công nghiệp phải nộp [46, Đ7, Đ8];

(ii) bãi bỏ yêu cầu xác nhận chữ ký, trừ thủ tục đình chỉ/huỷ bỏ văn bằng bảo hộ

[46, Đ2]

,

(iii) đơn giản hoá thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền SHCN, cho phép

nộp bản sao hợp đồng, bản trích sao hợp đồng, văn bản chuyển giao hoặc văn bản tự các nhận việc chuiyển giao làm theo mẫu; bãi bỏ yêu cầu nộp văn bằng bảo hộ (cấp văn bằng bảo hộ mới); bổ sung thủ tục ghi nhận các hình thức thay đổi quyền sở hữu khác (ngoài hợp đồng) như thừa kế, sáp nhập, chia tách pháp nhân, theo phán quyết của Toà án; cho phép một đơn có thể yêu cầu ghi nhận thay đổi đối với nhiều đăng ký/đơn xin đăng ký nếu cùng bên giao và

Bên nhận [46, Đ20]

(iv) đơn giản hoá thủ tục ghi nhận việc thay đổi tên/địa chỉ chủ sở hữu hoặc người

nộp đơn, không yêu cầu nộp tài liệu chứng minh sự thay đổi, cho phép một đơn yêu cầu ghi nhận nhiều đăng ký/đơn đăng ký nếu cùng nội dung thay đổi

[46, Đ26]

(v) bổ sung thủ tục tách đơn: cho phép người nộp đơn trong bất kỳ thủ tục cũng

có cơ hội sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến trưóc khi chính thức bị từ chối Đây là các thay đổi về thủ tục giấy tờ/hành chính để đáp ứng các yêu cầu về hài hoà hoá pháp luật về SHCN như quy định trong Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hoá và Hiệp ước Luật Sáng chế;

Trong quá trình sửa đổi và ban hành các quy phạm pháp luật nêu trên (dự kiến thực hiện từ 2002 đến 2004) sẽ không xảy ra xáo trộn gì lớn trong tổng thể kết cấu các văn bản hiện có. Hệ thống quy phạm pháp luật về SHCN sẽ vẫn bắt nguồn chủ yếu từ Bộ Luật Dân sự, dưới Bộ luật Dân sự là các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, v.v. như hiện nay. Các hoạt động này chỉ nhằm đạt được các mục tiêu trước mắt, đáp ứng đòi hỏi khẩn trương của quá trình hội nhập đối với hoạt động SHCN.

Kiến nghị 2: Xem xét đổi mới toàn bộ cấu trúc của hệ thống các quy phạm pháp

luật về SHCN nói riêng và SHTT nói chung bằng cách ban hành các văn bản luật riêng về SHCN, tạo ra cho hệ thống này một nguồn khởi đầu riêng, không chỉ là Bộ luật Dân sự [7].

98

Việc chỉ sửa đổi và ban hành thêm các văn bản như trong kiến nghị 1 sẽ không cho phép khắc phục tận gốc các nhược điểm và bất cập của hệ thống văn bản hiện có. Hệ thống bảo hộ SHCN chỉ dựa trên căn cứ pháp luật là BLDS gây nên những bất cập, ảnh hưởng tới toàn bộ mục tiêu điều chỉnh các quan hệ về SHCN. Các quan hệ về SHCN dường như mới chỉ được chú ý về khía cạnh dân sự và do đó quyền SHCN được bảo vệ chủ yếu theo trình tự dân sự trong khi thực tế đã chỉ ra rằng để bảo vệ các quyền đó nhiều khi phải sử dụng các biện pháp hành chính, thậm chí hình sự. Hơn thế nữa, việc xác lập quyền SHCN đòi hỏi các thủ tục và trình tự chặt chẽ, rõ ràng, thoả đáng và công bằng. Các quy định như vậy phải được quy định tại các văn bản luật chứ không chỉ ở các văn bản hướng dẫn, giải thich luật. Tuy nhiên, do không thể đưa các quy định như vậy vào BLDS, các quy định như vậy được đưa vào các văn bản hướng dẫn, giải thích luật khiến cho các văn bản hướng dẫn, giải thích luật đã bao gồm cả các quy định mới, đóng vai trò không khác gì một văn bản luật. Điều đó khiến cho hiệu lực pháp lý của các quy định không đủ mạnh (chỉ được quy định trong văn bản hướng dẫn, giải thích luật), đồng thời gây nên sự khập khiễng trong hệ thống văn bản pháp luật SHCN nói riêng và SHTT nói chung. Thêm vào đó, một trong những lý do cơ bản nhất để đề xuất việc ra đời của văn bản luật SHTT độc lập là trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, các mối quan hệ xã hội liên quan đến các tài sản SHTT phát sinh, phát triển và thay đổi hết sức nhanh chóng, đòi hỏi pháp luật về SHCN phải thay đỏi kịp thời để đáp ứng tình hình thực tiễn. Tại một số nước, thậm chí năm nào cũng có các sửa đổi, bổ sung pháp luật SHCN và ngay cả tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu sửa đổi pháp luật SHCN hàng năm đã xuất hiện. Do vậy, việc tách Phần VI BLDS thành các Luật SHCN và Luật Bản quyền tác giả để thuận tiện cho việc sửa đổi là nhu cầu của thực tế khách quan.

Luật sở hữu trí tuệ có thể là một văn bản bao gồm các quy phạm về mọi đối tượng SHTT (kể cả SHCN, bản quyền tác giả, quyền liên quan và giống cây trồng mới) hoặc có thể bao gồm nhiều văn bản, mỗi văn bảo chỉ bao gồm các quy phạm về một hoặc một nhóm đối tượng (ví dụ luật sáng chế; luật về nhãn hiệu hàng hóa; ...) theo kiểu luật đơn hành. Đây là tập hợp các quy phạm gốc điều chỉnh các quan hệ về SHTT.

Các luật khác (dân sự, hình sự, ...) chỉ giữ lại các nội dung cần thiết, phù hợp do đó chỉ có tác dụng bổ sung các quy phạm điều chỉnh các khía cạnh riêng biệt liên quan đến SHTT mà thôi.

Với sự thay đổi này cho phép không những bảo đảm thực hiện được các mục tiêu trước mắt mà còn tạo cơ hội khắc phục được hầu hết các bất cập hiện đang tồn

99

tại, làm cho hệ thống quy phạm pháp luật về SHCN của Viẹt Nam được bố trí tương tự như hệ thống của hầu hết các nước trên thế giới do đó tạo cảm giác quen thuộc, tăng tính hấp dẫn đối với các chủ thể cũng như các đối tác quốc tế.

Với bước này, toàn bộ hệ thống các quy phạm về SHTT hiện có phải tiến hành "gỡ ra", "sắp đặt lại". Căn cứ và các thời hạn được ấn định trong các Điều ước quốc tế, trong giai đoạn 2003 - 2004, Việt Nam có thể xúc tiến các công việc chuẩn bị cho việc Dự thảo các văn bản mới, sửa đổi phần VI Bộ luật Dân sự theo hướng chỉ giữ lại các quy định liên quan đến dân sự và ban hành các văn bản luật riêng về SHTT nói chung và SHCN nói riêng.

Cấu trúc mới của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về SHCN sẽ có

thể như sau [13]:

- Nền tảng trung tâm là Luật (hoặc Bộ luật) Sở hữu trí tuệ.

- Các các luật bổ sung, hỗ trợ khác nhau (Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật

tố tụng dân sự và hình sự, Luật Thương mại, Luật Khoa học, Công nghệ và Môi trường ...)

- Các nghị định giải thích luật do Chính phủ ban hành

- Một số (ở mức độ hạn chế) các văn bản hướng dẫn của cấp Bộ.

Cơ cấu của hệ thống quy phạm pháp luật SHTT theo kiến nghị 2 như sau:

Các luật khác (Có liên quan) Bộ luật Sở hữu trí tuệ Bộ luật Dân sự, Hình sự Các văn bản giải thích luật sở hữu trí tuệ

100

Kiến nghị 3: Xác định và thực hiện đầy đủ hai chức năng của Cục SHCN

bao gồm quản lý nhà nước về SHCN và tiến hành các hoạt động bảo đảm phát triển sự nghiệp SHCN

Hiện tại, Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm làm các thủ tục xác lập các quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp hữu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)