1. Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp
1.2.2 Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN
Xuất phát từ đặc thù của tính chất “lãnh thổ tuyệt đối”, nên dù quyền SHCN có yếu tố nước ngoài hay không nhưng nếu đã được đăng kí hoặc được cấp VBBH hoặc đáp ứng những tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ được bảo hộ theo những qui định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia [2, Đ837], [26, Đ67]. Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một số khía cạnh về bảo
hộ SHCN theo các văn bản pháp luật Việt Nam
53
Chủ thể quyền SHCN nói chung và quyền SHCN có yếu tố nước ngoài nói riêng theo pháp luật của Việt Nam là những người tham gia vào quan hệ pháp luật về SHCN tự tạo cho mình các quyền cũng như tự gánh chịu những nghĩa vụ dân sự do pháp luạt quy định về SHCN phát sinh từ các quan hệ đó với tư cách là tác giả, chủ VBBH hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ Văn bằng bảo hộ,
“Tác giả” trong quan hệ pháp luật này là những con người cụ thể-có thể là cá nhân công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch - bằng sức lao động sáng tạo của mình tạo nên những sản phẩm trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích hay các đối tượng khác theo qui định của pháp luật.
Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền SHCN của tác giả (quyền nhân thân và quyền tài sản) nếu họ có yêu cầu bảo hộ và được sự công nhận của nhà nước thông qua một trình tự thủ tục theo luật định. Các tác giả là cá nhân, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch muốn đăng ký bảo hộ quyền SHCN của mình tại Việt Nam thì phải thông qua các tổ chức dịch vụ về đại diện SHCN
“Đồng tác giả” chỉ xuất hiện khi có nhiều người cùng đóng góp trí tuệ và công sức để sáng tạo ra một SC, GPHI, KDCN. Họ có những quyền và nghĩa vụ như nhau đối với các đối tượng đó theo qui định của pháp luật Việt Nam dành cho tác giả. Trong trường hợp các đồng tác giả này bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài thì họ đều được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau mà không có sự phân biệt đối xử nào từ phía nhà nước.
Chủ Văn bằng bảo hộ hay chủ sở hữu các đối tượng SHCN, theo qui định của pháp luật Việt Nam bao gồm các cá nhân, pháp nhân, và các chủ thể khác được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc được chuyển giao VBBH đối
với các đối tượng SHCN [2, Đ794]. Việc “cấp” ở đây có thể là được Cục SHCN Việt
Nam cấp một cách trực tiếp thông qua trình tự, thủ tục luật định hoặc được chấp nhận bảo hộ ở Việt Nam thông qua Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Còn việc “chuyển giao một cách hợp pháp quyền SHCN” được hiểu là việc chuyển giao giữa người Việt Nam với người Việt Nam, giũa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau quyền SHCN được pháp luật Việt Nam bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc vượt qua ngoài lãnh thổ Việt Nam thông qua hoạt động đăng ký tại Cục SHCN Việt Nam và tuân theo pháp luật về SHCN của Việt Nam
Các cá nhân, pháp nhân Việt Nam hay nước ngoài có thể trở thành chủ VBBH theo pháp luật Việt Nam nếu họ được Cục SHCN trực tiếp cấp VBBH hoặc thông qua các hoạt động đăng kí các đối tượng SHCN có chỉ định Việt Nam tại Văn phòng
54
quốc tế của WIPO mà khộng bị Nhà nước Việt Nam từ chối. Họ được hưởng một cách đầy đủ quyền sở hữu của mình (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) trừ một số trường hợp theo qui định của pháp luật như hạn chế quyền SHCN, chuyển giao li- xăng không tự nguyện...
Việc nhà nước phân chia một cách rạch ròi các quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ thể quyền SHCN như vậy đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo cũng như tham gia vào các hoạt động SHCN của các cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Điều này hoàn toàn phù hợp với các thông lệ của luật pháp quốc tế.
Chủ thể quyền SHCN có thể là chủ thể mang quyền nhân thân, chủ thể mang quyền tài sản. Quyền và nghĩa vụ của họ được phát sinh khi nhà nước Việt Nam chấp nhận và bảo hộ thông qua việc cấp Văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ này có tính giới hạn về thời gian, không gian, lãnh thổ nhất định. Trong trường hợp chủ sở hữu quyền muốn đối tượng SHCN của mình được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ nhiều nước khác nhau thì chủ sở hữu quyền phải nộp đơn yêu cầu cấp VBBH ở tất cả các nước đó đồng thời phải được các nước đó chấp nhận hoặc thông qua các Điều ước quốc tế liên quan về bảo hộ SHCN.
Nhà nước ta qui định cụ thể các đối tượng SHCN được bảo hộ và các đối tượng không được bảo hộ. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
b. Các đối tượng SHCN được bảo hộ
Theo pháp luật Việt Nam, các đối tượng SHCN được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký bao gồm:
(i). Sáng chế (bao gồm chất, cơ cấu và quy trình) được bảo hộ khi được cấp Bằng
độc quyền sáng chế, có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực vào một thời hạn nhất định.
(ii). Giải pháp hữu ích (bao gồm chất, cơ cấu và quy trình) được bảo hộ khi được
cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực vào một thời hạn nhất định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong
lĩnh vực kinh tế- xã hội [2, Đ782]. Trong khi đó, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật
mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới và có khả năng áp dụng trong lĩnh vực kinh
55
pháp đó thể hiện tính mới so với thế giới hay ở trình độ của Việt Nam (trong trường hợp mới so với thế giới - giải pháp kỹ thuật đó là sáng chế; mới so với Việt Nam - giải pháp kỹ thuật đó là giải pháp hữu ích). Theo luật hiện hành, để xác định một giải pháp kỹ thuật là sáng chế hay giải pháp hữu ích thì bên cạnh tính mới và khả năng áp dụng, người ta phải xem xét sư thể hiện trình độ sáng tạo qua bản chất của giải pháp kỹ thuật.”Tính mới “, ”tính sáng tạo” được cụ thể hoá tại Nghị định 63/CP của Chính phủ [26, Đ4.1].
(iii). Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm.
(iv). Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, có giá trị 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Có thể gia hạn nhiều lần (không giới hạn số lần) và mỗi lần là 10 năm
Một số nhãn hiệu hàng hoá nhất định có thể được chính thức công nhận như những nhãn hiệu hàng hoá “nổi tiếng” nếu chúng được sử dụng liên tục cho những
sản phẩm hoặc dịch vụ có uy tín và được biết đến một cách rộng rãi [28, Đ1]. Sau khi
hoàn tất các thủ tục để được chính thức công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, chúng sẽ có một sự bảo hộ rộng hơn về mặt thời hạn (bảo hộ vô thời hạn mà không cần gia hạn) và tránh xâm phạm, ví dụ như sự bảo hộ “xuyên nhóm” (bất cứ một sự giả mạo gây nhầm lẫn nào đối với các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, kể cả cho các sản phẩm/dịch vụ không cùng loại, đều được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng) [49].
(v). Tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ khi được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, có giá trị vĩnh viễn nếu các yếu tố đặc thù vẫn được bảo đảm.
Đây là các đối tượng SHCN phải đăng ký với Cục SHCN để được bảo hộ tại Việt Nam. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 54/2000/ND-CP của Chính phủ, một số đối tượng SHCN được bảo hộ đương nhiên, không cần phải đăng ký, bao gồm:
* Bí mật kinh doanh;
* Chỉ dẫn địa lý;
* Tên thương mại; và
56
Các đối tượng này sẽ được bảo hộ nếu chúng thoả mãn một số điều kiện cụ thể và được bảo hộ đến chừng nào mà các điều kiện đó vẫn còn được duy trì, cụ thể là:
- Bí mật kinh doanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn (i) phải là các thông tin không
phải hiểu biết thông thường; (ii) nó phải tạo ra được lợi thế cho người nắm
giữ, sử dụng nó; và (iii) phải được giữ bí mật [27, Đ6]. Ví dụ về bí mật kinh
doanh như các công thức pha chế món ăn, đồ uống đặc biệt của một nhà hàng; chiến lược kinh doanh của một công ty
- Chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn (i) phải là địa danh/thông tin về
một vùng đại lý nào đó; và (ii) chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác
của sản phẩm chủ yếu là nhờ nguồn gốc địa lý này [27, Đ10]. Ví dụ về chỉ dẫn
địa lý như bia Hà Nội, thuốc lào Tiên Lãng, gốm Bát Tràng, v.v
- Tên thương mại phải đáp ứng các tiêu chuẩn: (i) Phải là tên gọi của tổ chức/cá
nhân sử dụng trong kinh doanh có thể có hoặc không kèm theo số; và (ii) có khả năng phân biệt được với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực [27, Đ14]. Ví dụ về tên thương mại như Công ty Xây dựng Thăng Long, Xí nghiệp Nutriway Việt Nam, Doanh nghiệp Tư nhân Mai Linh, v.v.
- Các quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN nhằm
ngăn ngừa việc sủ dụng bất hợp pháp các “chỉ dẫn thương mại” của các đối tác khác hoặc việc sử dụng/chiếm đoạt các “thành quả đầu tư” của người khác. “Chỉ dẫn thương mại” có nghĩa là các ký hiệu hoặc thông tin đưa ra để chỉ dẫn về thương mại cho các hàng hoá hoặc dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng doanh nghiệp, khẩu hiệu của doanh nghiệp, tên địa lý, mẫu bao bì hàng hoá, nhãn hàng hoá và “thành quả đầu tư” được hiểu là các kiến thức và thông tin dưới dạng công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, kiến thức chuyên môn, bí mật kinh doanh... có được nhờ đầu tư trí tuệ và tài chính.
Ngoài ra, đối với đối tượng là các giống cây, giống thực vật mới, Việt Nam đã
có Nghị định số 13/2001/ND-CP về bảo hộ giống cây trồng mới [29].
Như vậy, so với các yêu cầu trong Hiệp định TRIPS về đối tượng bảo hộ, Việt Nam chưa có các quy định pháp lý bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp. Ngoài ra, các quy trình về đăng ký và nộp lưu các chủng vi sinh phục vụ cho bảo hộ sáng chế chưa được quy định cụ thể mặc dù chúng ta đã bảo hộ chủng vi sinh bằng văn bằng sáng chế [11].
57
Như đã phân tích tại phần II.1.2.2, hiện nay có hai loại đối tượng SHCN, một loại cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục SHCN thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (trước đây là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trưòng) và được cấp văn bằng bảo hộ trước khi chúng được bảo hộ, bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và một loại không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước nhưng vẫn có hiệu lực bảo hộ nếu chúng vẫn có đầy đủ các điều kiện để được bảo hộ với tư cách là bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN.
Đối với các đối tượng SHCN phải đăng ký, người nộp đơn phải thực hiện các thủ tục nộp đơn xin đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp theo đúng các quy định về hình thức và nội dung tương ứng với từng đối tượng SHCN. Nếu các đôí tượng này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức và nội dung, có đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, chúng sẽ được cấp văn bằng bảo hộ và đây chính là cơ sở phát sinh các quyền SHCN. Các tiêu chuẩn và thủ tục để xác lập quyền SHCN được quy định chi tiết trong Thông tư 3055/TT-SHCN của Bộ KH, CN và MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về
các thủ tục liên quan đến SHCN [46]. Các thủ tục và tiêu chuẩn để xác lập các quyền
SHCN của Việt Nam nói chung đã đáp ứng các tiêu chuẩn của các Hiệp ước quốc tế về SHCN. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều kiện, thủ tục mang nặng tính hành chính, phức tạp không cần thiết, chưa phù hợp với các quy chuẩn chung về hài hoà hoá và đơn giản hoá các thủ tục xác lập quyền như được nêu tại Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hay Hiệp ước Luật Sáng chế.
Một điều cần lưu ý là theo pháp luật Việt Nam về SHCN cũng như pháp luật của nhiều nước khác, giá trị của văn bàng bảo hộ không phải là bất biến, không thể thay đổi. Trong nhiều trường hợp nếu xét thấy việc cấp các văn bằng bảo hộ quyền SHCN không chính xác (có thể xảy ra do lỗi của người nộp đơn, sai sót của Cục SHCN trong quá trình xét nghiệm đơn hay do nguyên nhân khách quan) thì văn bằng bảo hộ sẽ bị huỷ bỏ, quyết định công nhận quyền SHCN đối với các nội dung có liên
quan bị coi là không có giá trị [26, Đ29]. Cũng có trường hợp việc xác lập quyền hoàn
toàn chính xác nhưng do các nguyên nhân chủ quan (như chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu trong thời gian quy định của pháp luật, không đóng tiền duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ich, v.v.) thì hiệu lực của văn bằng bảo hộ cũng bị đình chỉ trước thời hạn. Việc đình chỉ hiệu lực không có ý nghĩa phủ định đối
với các quyết định xác lập quyền [26, Đ28]. Các văn bằng bảo hộ cũng có thể thay đổi,
chuyển nhượng do ý muốn chủ quan của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ và khi đó họ phải thực hiện các thủ tục ghi nhận sửa đổi, chuyển nhượng cần thiết với Cục SHCN.
58
d. Quyền SHCN và sự vi phạm
* Quyền của các chủ sở hữu các đối tượng SHCN
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, các chủ sở hữu các đối tượng SHCN (không
bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) có các quyền sau đây [2, Đ796]:
- Độc quyền sử dụng các đối tượng SHCN
- Có quyền chuyển giao các đói tượng SHCN cho người khác sử dụng; và
- Quyền được yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc những người
có hành vi xâm phạm quyền SHCN của người khác phải chấm dứt các hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho chủ SHCN.
* Vi phạm quyền SHCN
Các hành vi xâm phạm quyền SHCN được định nghĩa tại Bộ luật Dân sự bao
gồm những hành vi sau, nếu thực hiện mà không được phép của chủ SHCN [2, Đ805]:
- Đối với SC/GPHI:
(i) Sản xuất các sản phẩm theo các SC/GPHI đang được bảo hộ tại Việt Nam
(ii) Sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo và phân phối các sản phẩm được sản xuất theo
các SC/GPHI đang được bảo hộ tại Việt Nam; hoặc
(iii) áp dụng các phương pháp là SC/GPHI đang được bảo hộ tại Việt Nam
- Đối với KDCN
(i) Sản xuất các sản phẩm theo các KDCN đang được bảo hộ tại Việt Nam