các phần trước chúng ta đã làm quen với các HTTT chuyên chức năng điển hình trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay một trong những thử thách đặt ra là phải tích hợp được dữ liệu từ các HTTT đó, nhằm tạo ra dòng thông tin xuyên suốt trong doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác. Thương mại và kinh doanh điện tử cùng với sự cạnh tranh mang tính toàn cầu ngày càng gay gắt khiến doanh nghiệp phải tập trung vào việc tiếp cận nhanh chóng với thị trường, cải thiện dịch vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng thông tin và dòng công việc trong doanh nghiệp cần hài hòa với nhau sao cho doanh nghiệp có thể hoạt động hoàn hảo.
Quản trị tri thức Nhân Phối hợp Trợ giúp viên ra quyết định Nhà cung cấp
Quản trị chuỗi cung cấp
Hậu cần, mua sắm HỆ THỐNG ERP Các tiến trình nội bộ Quản trị quan hệ khách hàng Marketing, bán hàng, dịch vụ Quản trị đối tác Đối Bán hàng tác Phân phối Khách hàng
Để đạt được mục tiêu trên, doanh nghiệp cần triển khai các loại hình HTTT mới và mạnh. Đây là những HT dựa trên nền tảng công nghệ Web và mạng Intranet, được thiết kế để hỗ trợ quá trình tích hợp và phối hợp các tiến trình nghiệp vụ trên phạm vi toàn doanh nghiệp: HT quản trị quan hệ khách hàng (CRMS - Customer Relationship Management Systems), HT quản trị tích hợp doanh nghiệp (ERPS - Enterprise Resource Planning Systems), HT quản trị chuỗi cung cấp (SCMS - Supply Chain Management Systems), HT quản trị đối tác (PRMS - Partner Relationship Management Systems) và HT quản trị tri thức (KMS - Knowledge Management Systems).
Mỗi hệ thống loại này thực hiện tích hợp một bộ các chức năng và các tiến trình nghiệp vụ có quan hệ với nhau, nhằm nâng cao năng lực hoạt động tổng thể của doanh nghiệp (hình 3.9).
Cụ thể, (1) hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRMS tập trung vào vấn đề khai thác và duy trì các khách hàng tiềm năng thông qua các tiến trình Marketing, bán hàng và dịch vụ, (2) hệ thống ERP tập trung vào hiệu quả của các tiến trình sản xuất, phân phối và tài chính nội bộ trong doanh nghiệp, (3) hệ thống quản trị chuỗi cung cấp SCMS tập trung phát triển các tiến trình hậu cần và mua sắm có hiệu quả với các nhà cung cấp, đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ cần cho doanh nghiệp, (4) hệ thống quản trị quan hệ đối tác PRMS nhằm mục tiêu khai thác và duy trì các đối tác có khả năng bán và phân phổi hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, (5) hệ thống quản trị tri thức KMS tập trung vào việc cung cấp cho các nhân viên trong tổ chức các công cụ hồ trợ phối hợp làm việc nhóm và ra quyết định. Trong khuôn khố học phần này, chúng ta tập trung nghiên cứu ba loại hình hệ thống tích hợp: CRMS, ERPS và SCMS.