Với sự phát triển liên tục của CNTT và theo đó là các ứng dụng CNTT trong kinh doanh, đã hình thành nhiều loại hình CSDL khác nhau. Các loại hình CSDL này được các cá nhân và tổ chức sử dụng phục vụ nhu cầu thông tin kinh doanh.
a, Cơ sở dữ liệu tác nghiệp
Cơ sở dữ liệu tác nghiệp (Opcrational Databascs) lưu trữ các dữ liệu chi tiết cần để hồ trợ các quá trình nghiệp vụ và các hoạt động tác nghiệp trong các tồ chức. CSDL loại này còn được gọi là CSDL giao dịch hay CSDL tác nghiệp, ví dụ CSDL khách hàng, CSDL hàng tồn kho, CSDL quản trị nhân lực. Dữ liệu trong các CSDL tác nghiệp chứa
các dữ liệu phát sinh qua các hoạt động tác nghiệp. Ví dụ CSDL quản trị nhân lực thường chứa các dữ liệu về cá nhân mồi nhân viên, quá trình đào tạo liên tục, năng lực công tác, lộ trình công danh,... Hình 2.25 mô tả một số CSDL tác nghiệp có thể được xây dựng và quản trị bằng MS-ACCESS.
Hình 2.25: Các CSDL tác nghiệp có thể phát triển trong MS-ACCESS
b, Cơ sở dữ liệu phân tán
Trên thực tế, các tổ chức, doanh nghiệp có thề tổ chức quản trị các nguồn dữ liệu theo kiểu phân tán, theo đó CSDL được tạo bản sao và gửi bản sao hay một phần của bản sao của CSDL tới các máy chủ mạng của nhiều trang thông tin khác nhau. Các CSDL phân tán có thể được lưu trữ trên các máy chủ mạng trên mạng thông tin toàn cầu WWW hay trên các mạng nội bộ intranets hoặc extranets, hoặc các loại hình mạng khác của tổ chức. Các CSDL phân tán có thể là bản sao của CSDL tác nghiệp hay CSDL phân tích, CSDL đa phương tiện hay có thể là bất cứ loại hình CSDL nào. Việc tạo bản sao và phân tán dữ liệu được thực hiện nhằm tăng cường năng lực CSDL tại các user work site. Tuy nhiên, việc đảm bảo tính đồng bộ và cập nhật cho các CSDL phân tán là một thử thách lớn đối với các tổ chức trong quản trị CSDL phân tán.
Có hai loại CSDL theo mô hình phân tán: CSDL phân tán thành phần và CSDL phân tán đúp.
CSDL phân tán thành phần (Partitioned database): Các thành phần của CSDL được lưu trữ và quản trị rải rác ở nhiều nơi chứ không tập trung (Hình 2.26).
Hình 2.26: Cơ sở dữ liệu phân tán thành phần
CSDL sao lặp (Dulicate database): Các bản sao của CSDL tập trung được lưu trữ và quản trị ở các nơi khác nhau (Hình 2.27).
Hình 2.27: Cơ sở dữ liệu sao lặp
c, Cơ sở dữ liệu bên ngoài
Cơ sở dữ liệu bên ngoài (external databases) là những CSDL trên mạng thông tin toàn cầu, người sử dụng có thể truy cập với một khoản phí nhất định hoặc có thể là miễn phí. Các CSDL loại này cung cấp vô số các trang thông tin của các tài liệu siêu phương tiện, được siêu liên kết với nhau. Dữ liệu trong các CSDL thống kê tồn tại ở dạng các số liệu thống kê về các hoạt động kinh tế và xã hội. Từ các CSDL thư viện, người sử dụng có thể xem hoặc tải về tóm tắt hoặc bản sao toàn văn hàng trăm bài báo, tạp chí, bản tin, nghiên cứu và các ấn phẩm khác.
d, Cơ sở dữ liệu siêu phương tiện
Sự phát triển nhanh chóng của các Websites trên Internet và việc ứng dụng các mạng tương tự như Internet là intranet và extranet đã làm tăng đáng kể việc sử dụng các CSDL siêu phương tiện (hypermedia databases). Một Website lưu trữ các thông tin trong
một CSDL bao gồm các trang thông tin hypermedia theo cơ chế siêu liên kết (văn bản, đồ họa, ảnh, video clip,… Hình 2.28). Như vậy có nghĩa rằng, tập hợp các trang thông tin đa phương tiện có liên kết với nhau trên một Website thực chất là một CSDL của các thành phần trang thông tin hypermedia có quan hệ với nhau, thay vì là một CSDL của các bản ghi dữ liệu có quan hệ tương tác với nhau.
Hình 2.28: Cơ sở dữ liệu siêu phương tiện
Sử dụng một trình duyệt Web trên máy trạm, người dùng có thể kết nối với một máy chủ Web. Máy chủ này chạy phần mềm máy chủ Web để truy cập và chuyển đến người dùng các trang web mà họ yêu cầu (hình 2.29). Trang web sử dụng một CSDL siêu phương tiện, mô tả bằng ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language) hoặc các nhãn XML (Extensible Markup Language.), các tệp ảnh, tệp video, tệp audio. Phần mềm máy chủ web hoạt động như một hệ quản trị CSDL nhằm quản trị việc chuyển các tệp siêu phương tiện phục vụ nhu cầu tải tệp của người sử dụng trình duyệt web.