II. Lý thuyết về hành vi KHCN
2. Đối với NHNN Việt Nam
NHNN là cơ quan đầu não của các NHTM. NHNN nên tiếp tục có chính sách thúc đẩy sự phát triển của các NHTM để bắt kịp với xu hướng ứng dụng công nghệ trong phát triển ngân hàng.
(1)Hoàn thiện cơ sở pháp lý: Rà soát, trình Chính Phủ phê duyệt các nội dung về hạn mức giao dịch của NHS, các sản phẩm NHS được cung cấp cho KHCN để không hạn chế tiềm năng phát triển của NHS; ban hành chính sách về NHS; phương pháp định danh khách hàng trực tuyến; hệ thống trung tâm thanh toán; an toàn và bảo mật thông tin; quy trình đào tạo nghiệp vụ về định hướng phát triển và dịch vụ NHS.
(2)Hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ điện của các NHTM tử để nâng cao nhân tố HI, TD trong mô hình nghiên cứu như nạp tiền tự động, rút tiền mặt, phát triển người dùng; liên kết nhà nước bộ phận CNTT với các NHTM để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
(3)Chủ động giám sát hệ thống dịch vụ NHS, TTKDTM tại các NHTM để cung cấp các giải pháp nếu có rủi ro nhằm thúc đẩy nhân tố AT trong mô hình nghiên cứu
(4)Nâng cao kiến thức chuyên môn về dịch vụ NHS của cán bộ NHNN. Từ đó, mỗi nhà lãnh đạo có thể hiểu rõ phương hướng, quan điểm chỉ đạo và hướng dẫn với NHTM hiểu và thực hiện. Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm với các trưởng bộ phận thương mại ngân hàng, giảng viên trong ngành ngân hàng về kiến thức liên quan đến NHS, phân biệt NHS với Ngân hàng điện tử để tránh nhầm lẫn, đưa ra thông tin sai lệch.
(5)Đẩy mạnh công tác truyền thông để tác động đến nhân tố TC, TD trong mô hình nghiên cứu đến các cơ quan báo chí, trường đại học, ... để mọi người dân được hiểu NHS là gì, khuyến khích mọi người sử dụng và thích ứng với nó.