Tạo việc làm và giải quyết việc làm của nữ thanh niênở các huyện ngoại thành thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Luận án Lê Thị Kim Huệ (Trang 109 - 118)

- Nông nghiệp, lâm nghiêp và thuỷ sản Công nghiêp, xây dựng

B Phân theo đơn vị hành chính 1a Đình

3.2.3.2. Tạo việc làm và giải quyết việc làm của nữ thanh niênở các huyện ngoại thành thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động

ngoại thành thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động

Một là, đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL). Những năm

án sắp xếp lại các TTDVVL, các sàn giao dịch việc làm trên địa bàn Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợi làm cầu nối trung gian cung và cầu lao động. Để tạo thuận lợi cho các khu, cụm công nghiệp và người lao động tại các huyện ngoại thành, định hướng của thành phố ưu tiên phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân. Chính sự kết hợp giữa trung tâm của nhà nước với hệ thống giới thiệu việc làm tư nhân đã tạo ra mạng lưới rộng khắp, liên kết đến từng thôn xóm giúp NTN tìm được việc làm phù hợp. Kết quả, số NTN được tạo việc làm thông qua các sàn giao dịch việc làm gia tăng mạnh mẽ qua các năm… Qua phỏng vấn chuyên gia tại 12/17 sàn giao dịch tại các huyện ngoại thành cho thấy: Kết quả giao dịch thành công với nhóm đối tượng NTN tăng liên tục qua các năm từ 28% đến 35%. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu tại các huyện có tốc độ ĐTH nhanh và tập trung nhiều KCN như Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín… các huyện xa trung tâm như Ba Vì, Mỹ Đức còn gặp nhiều khó khăn. Thành phố đã rà soát, quy hoạch, củng cố lại hệ thống giới thiệu việc làm, đến tháng 12/2017, toàn thành phố Hà Nội có 45 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm, trong đó (các Trung tâm giới thiệu việc làm: 33 đơn vị; các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm: 12 doanh nghiệp). Năm 2017, các Trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm đã tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 142.000 người, thông tin thị trường sức lao động cho gần 140.000 lượt lao động. Phát huy hiệu quả hoạt động tổng đài 1080-5-3 nhằm tư vấn việc làm, học nghề và tư vấn quan hệ lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Tính đến 31/12/2017, thành phố đã tổ chức được 341 phiên giao dịch việc làm với 5.176 doanh nghiệp tham gia, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa.

Để tăng cường thông tin thị trường sức lao động, thành phố sử dụng hoạt động linh hoạt và đa dạng Website vieclamhanoi.net. Đến hết năm 2017 đã có trên 7 triệu lượt người truy cập, trong đó có gần 20.000 lao động tìm được việc làm qua Website. Sở Lao động Thương binh và Xã hội luôn coi giải quyết việc làm cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng vì với dân số hơn 7,5 triệu người, lao động ngoại tỉnh gần 2 triệu và dân số mỗi năm tăng hơn 20.000 người, áp lực về lao động việc làm của Hà Nội là rất lớn. Với việc triển khai nhiều biện

pháp quyết liệt để tạo và giải quyết việc làm, đến hết năm 2017, Hà Nội đã giải quyết được việc làm cho hơn 151.800 lao động, đạt 101% kế hoạch [5, tr.28]. Để kích thích sự phát triển của thị trường sức lao động, Hà Nội chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm, xây dựng các điểm giao dịch việc làm vệ tinh ở các quận, huyện của thành phố, liên kết với sàn giao dịch việc làm trung tâm Hà Nội để phát triển thị trường việc làm rộng lớn ở khắp các quận huyện. Đồng thời, tại các trung tâm giớí thiệu việc làm và các điểm giao dịch việc làm tại các huyện đã chủ động và sáng tạo rất nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: giao dịch việc làm Đầu xuân; chuyên đề giao dịch việc làm thời vụ - bán thời gian; ngày hội tuyển dụng; tuyển dụng định kỳ; tuyển dụng lao động nước ngoài; tuyển dụng gấp… Với hệ thống giao dịch việc làm qua các sàn giao dịch vệ tinh kết hợp với nhiều hình thức ở các huyện đã giúp hơn 25.000 lao động tìm được việc làm hàng năm. Trong số đó, ước tính khoảng trên 6000 là NTN.

Hai là, giải quyết việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành thông qua xuất khẩu lao động.

Để tạo thêm việc làm NTN, đặc biệt là NTN ở các hộ gia đình khi thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình ĐTH là đối tượng được ưu tiên trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động. Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động thông qua nhiều hình thức ưu đãi như:cho vay vốn thế chấp; vay vốn để được đào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầu của nhà tuyển dụng, ưu tiên cho số lao động khi thu hồi đất do tác động của quá trình CNH, ĐTH ở các huyện ngoại thành. Từ năm 2010 đến năm 2017 thành phố đã đưa được 26.400 người đi xuất khẩu lao động, bình quân mỗi năm Hà Nội có 3.770 người được giới thiệu việc làm qua xuất khẩu lao động, chiếm trên 1,5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm của thành phố. Trong năm 2018, Hà Nội đã tổ chức 9 phiên giao dịch việc làm theo chuyên đề xuất khẩu lao động, qua đó đưa 3.200 người đi xuất khẩu lao động tại các thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan [49]. Tuy nhiên có nhiều bất cập hiện nay ở các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm lao động xuất khẩu, đó là khả năng làm việc của đa số NTN còn thiếu chuyên nghiệp, mang tính nhỏ lẻ, chậm thích nghi với môi trường mới.Đồng thời, tại một số huyện vẫn còn tình trạng lừa đảo người lao động. Mối

liên kết giữa trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp tuyển dụng đi lao động ở các nước còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin việc làm ở nước ngoài còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, còn phải kể đến thực trạng đáng buồn xảy ra khi người lao động làm việc tại nước ngoài vi phạm pháp luật nước sở tại hay thực trạng trình độ lao động kém làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chung.

Theo báo cáo từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố năm 2018, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội có kế hoạch sẽ giải quyết việc làm mới cho 152.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 63,5%. Uỷ ban nhân dân thành phố xác định công tác giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với chiến lược phát triển KT-XH. Để hoàn thành mục tiêu, UBND thành phố Hà Nội triển khai trong quý I và II/2018, được tổ chức 48 phiên giao dịch việc làm; đưa 1.200 NTN đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có khoảng 550 NTN ở các huyện ngoại thành chiếm tỷ lệ 45,83 %, đây cũng là một hướng giải quyết việc thiết thực, chủ động đề NTN ở các huyện ngoại thành trong thời gian tới [49].

3.2.3.3. Tạo việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành từ các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Những năm qua Thành đoàn Hà Nội xác định giải quyết việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành là một trong những chủ trương lớn, nhiệm vụ quan trọng của phong trào "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp". Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống tổ chức Đoàn từ thành phố đến cấp huyện và chi đoàn cơ sở, nhiệm vụ này ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng yêu cầu của NTN, hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ lao động trẻ. Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 3 triệu thanh niên, chiếm gần 40% tổng dân số thành phố. Trong đó, khoảng trên 50% là NTN và ở các huyện ngoại thành khoảng 55% với khoảng 820 ngàn người [13]. Đây là lực lượng chủ yếu trong nhiều lĩnh vực và giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng để phát triển KT-XH tại các huyện. Tuy nhiên, NTN ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn. Một bộ phận NTN ở các

vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và các xã miền núi còn có tư tưởng ngại học tập, chưa chủ động học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, chưa có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội... Để khắc phục tình trạng này, thành đoàn thủ đô đã phát động nhiều phong trào hành động cách mạng như:

"Xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô"; "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp";... được triển khai đồng bộ, sâu rộng thu hút được đông đảo NTN ở các huyện ngoại thành tham gia. Nhiệm kỳ 2012-2017, các cấp bộ đoàn toàn thành phố đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên tham gia phát triển KT-XH, tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với các loại đối tượng, lĩnh vực công tác với nội dung thiết thực, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi để NTN phát huy vai trò xung kích đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Khối NTN với phong trào"Tuổi trẻ Thủ đô tham gia xây dựng nông thôn

mới", "Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi". Đây thực sự là môi trường rèn luyện của tuổi trẻ, đồng thời khơi dậy tinh thần cho lực lượng NTN ở các huyện ngoại thành vốn tham gia vào hoạt động chung, tạo việc làm thiết thực.

Nhằm tạo điều kiện cho NTN là sinh viên ở các huyện ngoại thành mới ra trường đang trong độ tuổi lao động tìm kiếm được việc làm phù hợp, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của thanh niên, thành phố đã tích cực tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và giải quyết việc làm. Trong 10 năm qua, thành phố đã chỉ đạo các ngành phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc... tổ chức hơn 15.000 buổi tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên.

Ngoài ra, các cấp cơ sở Đoàn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ thanh niên vay vốn tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình với số tiền 400 tỷ đồng. Thông qua chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố. Đến hết năm 2018, dư nợ Đoàn thanh niên được nhận ủy thác đạt trên 90 tỷ đồng, với trên 6.000 hộ gia đình vay vốn thuộc 290 tổ tiết kiệm. Và có hơn 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các lớp tập huấn về vay vốn PTKT hộ gia đình. Cùng với đó, các cơ sở Đoàn phối hợp với sở, ngành liên quan tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm; giao lưu, diễn đàn, đối thoại;

tổ chức tôn vinh, biểu dương học sinh, sinh viên giỏi nghề, tôn vinh "Người thợ trẻ giỏi", trao học bổng học nghề; tổ chức sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, tổ chức hội thi tay nghề, hội thi nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của đoàn viên, thanh niên. Việc hỗ trợ thanh niên công nhân tại KCN, khu chế xuất và thanh niên khuyết tật được chú trọng thông qua nhiều hoạt động cụ thể.

Tuy vậy, tỷ lệ NTN ở các huyện ngoại thành có việc làm ổn định, thu nhập tốt vẫn chưa cao. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều lí do. Đa số NTN còn nhiều hạn chế về nhận thức và tinh thần chủ động lập nghiệp. Một số nữ sinh viên sau khi tốt nghiệp, mặc dù có bằng cấp nhưng thiếu kiến thức thực tiễn, ngại khó, ngại khổ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc của các doanh nghiệp, cơ quan, dẫn đến tình trạng một bộ phận NTN không làm đúng ngành nghề mình theo học mà chuyển sang làm những công việc thời vụ, lao động phổ thông. Bên cạnh đó, tâm lý "ly nông nhưng không ly hương" cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội tìm kiếm việc làm của NTN và việc tạo điều kiện đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hay tăng cường liên kết với các doanh nghiệp ở các thành phố lớn cũng không mấy khả quan…

3.2.3.4. Tạo việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành từ phong trào của các cấp Hội phụ nữ

Những năm qua, phong trào của các cấp Hội phụ nữ đã có nhiều đóng góp rất tích cực vào sự phát triển KT-XH của Thủ đô. Lao động nữ chiếm 60,9% trong LLLĐ Thủ đô, trong đó NTN ở các huyện chiếm tỷ lệ lớn và có mặt ở hầu hết các ngành, lĩnh vực phát triển KT-XH. Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố xác định thực hiện các phong trào thi đua của các cấp hội để tạo và giải quyết việc làm của NTN ở các huyện ngoại thành là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong các chương trình hành động của hội. Những năm qua nhiều chương trình thi đua được phát động thu hút hàng ngàn NTN ở các huyện tham gia tích cực tạo nhiều việc làm, mamg lại thu nhập cao và đóng góp đáng kể cho phát triển KT-XH địa phương như: Phong trào "Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh - hạnh phúc"; "Lao động giỏi"; "Sáng kiến - sáng tạo"; "Giỏi việc nước - đảm việc nhà"… Thông qua hoạt động các phong

trào, chất lượng lao động NTN ngày càng được nâng cao và có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của Thủ đô. Theo báo cáo tổng kết của Ban chấp hành Hội LHPN Thành phố Hà Nội khóa XIV (tháng 9/2016): NTN chiếm tỷ lệ 58,2% tổng số lao động trong khối các ngành dịch vụ (tài chính ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, thông tin - truyền thông, du lịch…), chị em phụ nữ đã tích cực học tập, chủ động ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng công việc góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu sản xuất, hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của kinh tế Thủ đô.Tuy nhiên, trong lĩnh vực này NTN ở các huyện ngoại thành chiếm tỷ lệ thấp.NTN ở các huyện ngoại thành làm việc trong các KCN, khu chế xuất và trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã chủ động phát huy nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, đáp ứng tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngành tạo ra 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu.

Đặc biệt, NTN lao động sản xuất trong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành đã tích cực hưởng ứng các phong trào như: Xây dựng NTM; phát triển nông nghiệp sinh thái; áp dụng khoa học khoa học-kỹ thuật; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm an toàn. Hình thành, mở rộng một số mô hình và vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao, nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả chất lượng cao, giá trị sản xuất đạt từ 1- 2 tỷ đồng/ha. Nhiều mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao do NTN làm chủ, thu hút đông lao động nữ và hoạt động đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy nông nghiệp Thủ đô chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp.Đồng thời, các cấp hội phụ nữ ở các huyện ngoại thành luôn chủ động hỗ trợ NTN phát triển kinh tế, tham gia tích cực vào xây dựng NTM theo tiêu chí nông thôn của thủ đô văn minh, hiện đại. Trong đó Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, từng bước nâng cao đời sống

nâng cao nhận thức của phụ nữ về mục đích, ý nghĩa của chương trình, nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Luận án Lê Thị Kim Huệ (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w