MáY CấY LúA NƯớC ĐA-

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 2 (Trang 70 - 72)

Tác giả: LÊ MậU TRạCH LÊ LIÊN VIệT

Địa chỉ: Xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

1. Tính mới của giải pháp

Máy cấy lúa nước được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên nguyên lý “5 khâu” tức là năm động tác cơ bản khi cấy là: ra mạ - tay phải cắm mạ, tay trái ra mạ - tay phải ấn mạ xuống bùn - nhả tay ra - rút về. Máy được đặt trên hai phao trượt, vừa giúp máy di chuyển nhẹ nhàng trên đồng ruộng vừa có tác dụng làm phẳng mặt bùn.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế, xã hội:

Máy cấy lúa nước ĐA - I có năng suất trung bình gấp ba, bốn lần so với cấy lúa thủ công. Khi sử dụng máy cấy lúa, người nông dân tránh được

thao tác phải cúi gập mình. Nhờ vậy mà người nông dân có thể tiết kiệm được sức lao động và bảo vệ sức khỏe trong khâu cấy lúa; qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Máy cấy lúa nước ĐA - I có thể cấy được nhiều loại mạ (mạ nhổ, mạ khay…), chỉ trừ mạ đặt. Không những thế, máy còn cấy được ở cả ruộng nước lẫn ruộng khô.

3. Khả năng áp dụng

Máy cấy lúa nước ĐA - I có thiết kế đơn giản, sử dụng vật liệu sẵn có để chế tạo nên chi phí, giá thành phù hợp với túi tiền của người nông dân, khoảng 2.000.000 đồng/máy. Máy dễ sử dụng và có năng suất cao; cần một người điều khiển và mỗi ngày máy chạy với công suất trung bình cũng được 1,2 ha, nên chỉ cần hai máy là có thể đáp ứng nhu cầu của cả thôn.

MáY CấY LúA NƯớC ĐA - I

Tác giả: LÊ MậU TRạCH LÊ LIÊN VIệT

Địa chỉ: Xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

1. Tính mới của giải pháp

Máy cấy lúa nước được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên nguyên lý “5 khâu” tức là năm động tác cơ bản khi cấy là: ra mạ - tay phải cắm mạ, tay trái ra mạ - tay phải ấn mạ xuống bùn - nhả tay ra - rút về. Máy được đặt trên hai phao trượt, vừa giúp máy di chuyển nhẹ nhàng trên đồng ruộng vừa có tác dụng làm phẳng mặt bùn.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế, xã hội:

Máy cấy lúa nước ĐA - I có năng suất trung bình gấp ba, bốn lần so với cấy lúa thủ công. Khi sử dụng máy cấy lúa, người nông dân tránh được

thao tác phải cúi gập mình. Nhờ vậy mà người nông dân có thể tiết kiệm được sức lao động và bảo vệ sức khỏe trong khâu cấy lúa; qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Máy cấy lúa nước ĐA - I có thể cấy được nhiều loại mạ (mạ nhổ, mạ khay…), chỉ trừ mạ đặt. Không những thế, máy còn cấy được ở cả ruộng nước lẫn ruộng khô.

3. Khả năng áp dụng

Máy cấy lúa nước ĐA - I có thiết kế đơn giản, sử dụng vật liệu sẵn có để chế tạo nên chi phí, giá thành phù hợp với túi tiền của người nông dân, khoảng 2.000.000 đồng/máy. Máy dễ sử dụng và có năng suất cao; cần một người điều khiển và mỗi ngày máy chạy với công suất trung bình cũng được 1,2 ha, nên chỉ cần hai máy là có thể đáp ứng nhu cầu của cả thôn.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 2 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)