CảI TIếN MáY CắT ĐậP LúA LIÊN HợP

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 2 (Trang 104 - 106)

LIÊN HợP

Tác giả: NGUYễN VĂN XUÂN

Địa chỉ: Thôn Phú Bình II, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà Điện Thoại: 0583991118; 0914690393

1. Tính mới của giải pháp

Để khắc phục độ kềnh càng của máy khi di chuyển nên các thế hệ máy trước đây của nhiều cơ sở thường thiết kế thùng tuốt nằm ngang, anh Xuân đã sử dụng hai thùng tuốt nằm dọc theo chiều xe nên xe vẫn ngắn gọn; cải tiến máng tải lúa kích thước ngắn hơn nên khi hoạt động có độ ma sát ít và không phát ra tiếng ồn lớn. Thùng tuốt dài, rộng nên thanh đập thưa, cách xa rọ hơn, vì vậy chỉ cần sử dụng động cơ 30 HP là máy hoạt động tốt.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Máy có khả năng làm sạch rơm rạ, ít nát hơn

nên giảm được bụi, đồng thời cải tiến quạt gió ra phía sau nên bụi không ảnh hưởng đến người vận hành. Rơm rạ sau khi tuốt có thể sử dụng cho trâu bò ăn hay làm nấm, vì không bị nhàu nát như trước khi cải tiến. Máy đã cải tiến hoạt động rất hiệu quả, nhẹ nhàng, có thể hoạt động cả ruộng nước lầy, ruộng khô, độ bụi giảm, 1 giờ có thể thu hoạch được 7 sào lúa (3.500m2), nhanh hơn trước đây 25 - 30%.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Máy cải tiến gọn nhẹ, dễ vận chuyển, đi được những địa hình phức tạp, hoạt động được chân ruộng lầy mà máy của Trung Quốc, Nhật Bản không hoạt động được, hoạt động tốt ở những thửa ruộng dưới 500m2.

3. Khả năng áp dụng

Kinh phí để cải tiến máy chỉ tốn thêm 25.000.000 đồng nên nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã tìm đến để cải tiến máy họ đã mua trước đây. Máy cải tiến được nông dân nhiều nơi đón nhận và giá thành vừa phải, máy của Trung Quốc, Nhật Bản giá thành 120.000.000 đồng một chiếc. Máy cải tiến của anh Xuân đã bán được cho bà con nông dân ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

CảI TIếN MáY CắT ĐậP LúALIÊN HợP LIÊN HợP

Tác giả: NGUYễN VĂN XUÂN

Địa chỉ: Thôn Phú Bình II, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà Điện Thoại: 0583991118; 0914690393

1. Tính mới của giải pháp

Để khắc phục độ kềnh càng của máy khi di chuyển nên các thế hệ máy trước đây của nhiều cơ sở thường thiết kế thùng tuốt nằm ngang, anh Xuân đã sử dụng hai thùng tuốt nằm dọc theo chiều xe nên xe vẫn ngắn gọn; cải tiến máng tải lúa kích thước ngắn hơn nên khi hoạt động có độ ma sát ít và không phát ra tiếng ồn lớn. Thùng tuốt dài, rộng nên thanh đập thưa, cách xa rọ hơn, vì vậy chỉ cần sử dụng động cơ 30 HP là máy hoạt động tốt.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Máy có khả năng làm sạch rơm rạ, ít nát hơn

nên giảm được bụi, đồng thời cải tiến quạt gió ra phía sau nên bụi không ảnh hưởng đến người vận hành. Rơm rạ sau khi tuốt có thể sử dụng cho trâu bò ăn hay làm nấm, vì không bị nhàu nát như trước khi cải tiến. Máy đã cải tiến hoạt động rất hiệu quả, nhẹ nhàng, có thể hoạt động cả ruộng nước lầy, ruộng khô, độ bụi giảm, 1 giờ có thể thu hoạch được 7 sào lúa (3.500m2), nhanh hơn trước đây 25 - 30%.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Máy cải tiến gọn nhẹ, dễ vận chuyển, đi được những địa hình phức tạp, hoạt động được chân ruộng lầy mà máy của Trung Quốc, Nhật Bản không hoạt động được, hoạt động tốt ở những thửa ruộng dưới 500m2.

3. Khả năng áp dụng

Kinh phí để cải tiến máy chỉ tốn thêm 25.000.000 đồng nên nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã tìm đến để cải tiến máy họ đã mua trước đây. Máy cải tiến được nông dân nhiều nơi đón nhận và giá thành vừa phải, máy của Trung Quốc, Nhật Bản giá thành 120.000.000 đồng một chiếc. Máy cải tiến của anh Xuân đã bán được cho bà con nông dân ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 2 (Trang 104 - 106)