6. Bố cục của luận văn
1.7.1.2. Tại Chiêng Mai Thái Lan
Giới thiệu chung
Chiêng Mai là một vùng miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan, dân cư nghèo và sống thưa thớt; nhưng vốn là cố đô cũ của Thái Lan nên có bề dày phát triển về di sản văn hóa di tích và các làng nghề truyền thống của nhiều cộng đồng dân tộc. Trước thực trạng làng nghề dần mai một, thu nhập của dân cư địa phương thấp kém, năm 1999 theo sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương
mại Thái Lan phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao đã phát động phong trào mỗi làng một nghề hay còn gọi là phong trào OTOP (One Tambon – One Product).
Chương trình triển khai đầu tiên tại vùng Đông Bắc Thái Lan ở hai tỉnh Chiêng Rai và Chiêng Mai nhưng tập trung chính tại Chiêng Mai. Sau 5 năm triển khai thực hiện có hơn 70 làng nghề được khôi phục và phát triển trong đó có 19 làng nghề phát triển mạnh trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ như các làng: Baan Tawai, Baan Sri Pun-Krua, Baan Wua-Lai, Baan Roy Jaan…[21]
Các bên liên quan
Sự phát triển thành công của loại hình DLCĐ tại Chiêng Mai được ghi nhận bởi tổ chức UNWTO là do sự đóng góp của nhiều bên liên quan, trong đó:
- Chính quyền cấp tỉnh ngay từ đầu đã hỗ trợ cho các làng nghề ở việc hỗ trợ các nguồn vay vốn ưu đãi của Chính phủ, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, phối hợp các bộ ngành trung ương hỗ trợ xúc tiến bán hàng.
- Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách khuyến khích làng nghề sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn được chính phủ công nhận. Các sản phẩm mang nhãn OTOP được chính phủ Thái Lan ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn thuế hoặc giảm thuế.
- Các doanh nghiệp du lịch hỗ trợ cho các trường đại học, các viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Những tác động
Chương trình được đúc kết và nhậ rộng cho hơn 60 bản làng văn hóa khác và đã mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực:
- Nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn Đông Bắc ngày nay trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
- Dân cư tạo được thêm thu nhập: sau chương trình OTOP được áp dụng, trong vòng 2 năm chương trình đã đem lại 3,66 tỷ Bath ước tính khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển hoạt động DLCĐ ở vùng sâu vùng xa của Thái Lan. [TAT-Report 2005]
- Người dân biết sử dụng kiến thức vốn có của mình về phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống để tự nuôi mình và phát triển DLCĐ
Nhận xét
Thái Lan đã biết tận dụng nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, các tập quán văn hóa, các làng nghề truyền thống để tạo đà phát triển DLCĐ. Đây là bước đi hợp lý và hiệu quả trong việc khai thác phát triển các hoạt động du lịch Thái Lan. Kinh nghiệm được đúc kết lại cho DLCĐ Thái Lan, đó là:
- Quan tâm đến mục tiêu khôi phục các làng nghề truyền thống đã có sẵn, mỗi làng nên có một sản phẩm đặc trưng riêng để các sản phẩm không mang tính trùng lặp.
- Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các làng nghề để phục hồi sản xuất các sản phẩm
- Đầu tư các trung tâm nghiên cứu và đòa tạo nghệ nhân trên mỗi tỉnh có làng nghề.
- Tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. - Hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các làng nghề.
- Giảm thuế cho các sản phẩm tại các làng nghề phục vụ khách DLCĐ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch lữ hành thường xuyên tổ chức đưa du khách đến các làng nghề tham quan, mua sắm.