Sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu 02050004559 (Trang 29 - 30)

6. Bố cục của luận văn

1.5.3. Sự tham gia của cộng đồng

Đối với DLCĐ thì sự tham gia của cộng đồng được xem là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên cần quan tâm, cộng đồng phải là những người dân địa phương đang sinh sống trong hoặc liền kề với khu vực chứa tài nguyên du lịch, và không bao gồm các doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh. Họ là những người am hiểu các điều kiện về địa hình, lịch sử, đặc điểm nguồn tài nguyên nơi họ sinh sống, cũng chính họ sáng tạo nên những giá trị nhân văn như phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa… Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

và nhân văn đó sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư trong quá trình tổ chức và phát triển DLCĐ.

Ở Việt Nam về khuôn khổ pháp lý, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch đựơc quy định tại điều 7 Luật Du lịch năm 2005 như sau:

“1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và huởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi truờng để tạo sự hấp dẫn du lịch.

2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phuơng phục vụ hách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương”. [15,tr.14]

Song, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch còn được xác định qua các tiêu chí:

 Hiểu biết, nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch.  Kỹ năng làm du lịch của cộng đồng địa phương.

 Thái độ của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch tại địa phương.

 Hành vi, ý thức của cộng đồng địa phương trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu 02050004559 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w