Nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng của xã Ba Vì

Một phần của tài liệu 02050004559 (Trang 54 - 58)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng của xã Ba Vì

Khó khăn về kinh tế

Đồng bào Dao mới được định cư khoảng 20-30 năm ở xã Ba Vì. Truyền thống canh tác làm nương rấy trước đây phải xóa bỏ do rừng Quốc gia Ba Vì được bảo vệ nghiêm. Năm 1993, vườn quốc gia Ba Vì mở rộng diện tích, quản lý độ cao từ 100m trở lên, 2.200 ha đất lâm nghiệp của xã được bàn giao cho vườn quốc gia Ba Vì quản lý, do đó từ chỗ có hơn 2.540 ha diện tích đất tự nhiên đến nay xã Ba Vì

chỉ còn lại khoảng 338,71 ha, trong số đó chỉ có khoảng 21 ha là đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất thổ cư, đất vườn, đất lâm nghiệp. Hiện nay, bình quân lương thực của xã đạt hơn 86 kg/người/năm (trong khi bình quân lương thực các xã miền núi vào khoảng 250 – 300 kg/người/năm, bình quân toàn huyện 360 kg/người/năm). Do vậy, dân cư xã không chủ động được lương thực. Những vấn đề bức thiết ở xã Ba Vì bắt đầu nảy sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng, đồng bào không khai thác các nguồn lợi rừng như trước nữa kể cả săn bắn, hái thuốc nam. Đất Ba Vì ít vì vậy đời sống của đồng bào Dao ở Ba Vì rất khó khăn. Hiện nay, đặc thù xã Ba Vì là một trong 2 xã miền núi đặc biệt khó khăn của thành phố Hà Nội. Năm 2010, xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 49,57%; thu nhập bình quân đầu người chưa đến 6 triệu đồng/người/năm. Theo thống kê mới nhất của UBND xã Ba Vì thì đến nay, xã đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên tỷ lệ nghèo và cận nghèo vẫn còn chiếm số đông, cụ thể, số hộ nghèo chiếm 37,8%, số hộ cận nghèo chiếm 21%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 8 triệu đồng/năm (Con số này thấp hơn thu nhập các xã miền núi 10,6 triệu đồng và thấp hơn bình quân toàn huyện 22 triệu đồng).

Đã có rất nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đến với người dân xã Ba Vì nhưng chưa phát huy được hiệu quả cũng bởi Ba Vì có quá nhiều cái khó mà chưa thể khắc phục ngay được.

Đề duy trì cuộc sống phần lớn người dân đi đến các vùng khác nhau trong cả nước để làm thuê, thậm chí họ còn có những người chấp nhận vượt biên trái phép sang Trung Quốc để kiếm sống, song trả về cho họ vẫn là nợ nần. Chỉ số ít người Dao bây giờ còn mưu sinh bằng nghề hái thuốc và bán thuốc nam.

Đặc trưng của người Dao Ba Vì là nghề thuốc nam. Trước đây, người Dao thường tự tìm lá cây để chế biến các loại thuốc chữa bệnh. Từ đó, cây thuốc cũng được gìn giữ, sưu tầm và phát triển vừa để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, vừa để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập (chiếm gần 50% tổng thu nhập của người dân Ba Vì). Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năm 2008 HTX thuốc nam được thành lập, nhưng hiện nay hầu như không còn hoạt động (do đặc

điểm kinh tế của HTX là mang tính chất xã hội, có những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều, nên dễ xảy ra những bất bình đẳng, trước những khó khăn về kinh tế do vậy có những xã viên tự ý rút lui gây nên sự đổ vỡ của HTX).

Nghề thuốc nam của đồng bào Dao được xem là nghề truyền thống, và hầu như chỉ phụ nữ làm nghề này: 80% phụ nữ Dao biết bốc thuốc và làm thuốc, số ít còn lại thường họ làm ngành nghề khác hoặc không muốn theo nghề thuốc.

Hiện nay, thuốc nam tiêu thụ chủ yếu qua hình thức bán lẻ tại các khu du lịch, các hội chợ trong và ngoài huyện. Một số bán thuốc kết hợp khám chữa bệnh tại nhà, mạnh ai nấy làm. Hơn nữa khó khăn lớn nhất mà xã đang gặp phải chính là vấn đề thiếu đất sản xuất (bình quân diện tích trồng lúa chỉ đạt 50 – 70 m2/người), đất trồng thuốc cũng vì thế mà bị thu hẹp lại, có những loài cây thuốc nam đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, có thể bị tuyệt chủng.

Tình hình đó dẫn đến nguy cơ bị mai một của nghề thuốc nam nếu như không có những chính sách, đường lối và sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Biến đổi văn hóa

DLCĐ là cách tốt nhất để gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Điều dễ thấy nhất ở dân tộc thiểu số là sự khác biệt trong văn hóa trang phục. Tuy nhiên, sau một thời gian chuyển xuống núi định cư, trang phục của người Dao ở Ba Vì đã có sự biến đổi. Sự biến đổi này trước hết là do sự thay đổi về môi trường sống. Khí hậu nóng bức ở chân núi Ba Vì và việc làm ruộng nước đã không thích hợp với bộ trang phục cổ truyền của người Dao quần chẹt. Chiếc quần chẹt bó sát ống chân khó có thể xắn cao lên để lội ruộng dẫm bùn. Bộ trang phục được may bằng chất liệu vải tấm dày rất phù hợp với khí hậu trên núi Ba Vì se lạnh nhưng nay trở không còn thích hợp với khí hậu ở chân núi... Làm ra một bộ trang phục truyền thống mất nhiều thời gian và công sức nhưng độ bền lại hạn chế, nhanh bạc màu hoặc phai màu ra các họa tiết thêu, làm bộ trang phục mau hỏng. Sự giao lưu văn hóa với các tộc người xung quanh vùng chính là một trong những nguyên nhân

quan trọng dẫn đến sự biến đổi trong trang phục của người Dao ở Ba Vì, họ dần tiếp thu cách ăn mặc của người Việt để thuận tiện trong quá trình lao động, hòa nhập trong sinh hoạt hàng ngày.

Vào những ngày lễ lớn của gia đình và dòng họ như Cấp sắc, Tết Nhảy, đám cưới, đám tang, tết cuối năm... những người đến dự cũng không mặc trang phục truyền thống. Chỉ một số cá nhân được giao những trọng trách nhất định trong buổi lễ mới mặc trang phục Dao. Trang phục truyền thống được phân biệt giữa trang phục nam, trang phục nữ, trang phục thầy cúng và trang phục trẻ em. Tuy nhiên, thầy cúng cũng chỉ mặc trang phục cúng vào dịp lễ lớn như Tết Nhảy, đám chay tách nhà tổ, Cấp sắc. Nếu cúng những lễ nhỏ như cúng vía, cúng vào nhà mới, cúng mụ... thầy cúng chỉ mặc chiếc áo Dao, thậm chí mặc như người đàn ông Việt. Theo kết quả phỏng vấn những người Dao nơi đây, nguyên nhân họ không thường xuyên mặc trang phục cổ truyền là vì nóng, bất tiện trong sinh hoạt và sợ mặc nhiều, quần áo truyền thống sẽ bị hỏng trong khi làm ra bộ trang phục ấy rất kỳ công, còn mua thì cũng tốn nhiều tiền. Tuy nhiên, dù không mặc hàng ngày nhưng họ đều nhận thấy cần phải giữ lấy bộ trang phục truyền thống vì nó là bản sắc dân tộc và mỗi người Dao ở Ba Vì đều có ít nhất một bộ truyền thống để mặc trong những dịp cần thiết. Những bộ trang phục truyền thống này được họ cất giữ cẩn thận trong hòm và thường đem ra mặc vào ngày lễ quan trọng. Ngoài những ngày lễ đó, họ còn hay mặc trang phục truyền thống đi dự họp trên xã hoặc huyện nếu được yêu cầu, nhất là khi tham dự hội diễn văn nghệ được tổ chức trên địa bàn huyện. Trong lễ cưới hiện nay, nếu cô dâu chú rể đều là người Dao, họ vẫn mặc đồ cưới hiện đại để chụp ảnh và tiếp khách, chỉ khi đưa dâu về nhà chồng và làm lễ tơ hồng mới mặc trang phục Dao.

Bởi trang phục truyền thống không được mặc thường xuyên nên tập quán bắt buộc mỗi người con gái Dao khi đến tuổi trưởng thành phải biết may thêu thành thạo nay đã không còn được duy trì nữa. Ngày nay, nhiều chị em phụ nữ người Dao ở Ba Vì không biết thêu thùa, đặc biệt là những chị em phụ nữ trẻ tuổi (từ 35 tuổi trở xuống), chỉ còn số ít những phụ nữ nhiều tuổi hơn hoặc người già biết thêu

nhưng cũng không còn thường xuyên 40 tuổi đều biết thêu nhưng do không thêu thường xuyên nên lâu dần cũng quên mất cách thêu và ý nghĩa của nhiều họa tiết hoa văn trang trí trên trang phục.

Có thể thấy trong bối cảnh hiện nay, xét về việc bảo tồn trang phục truyền thống, cộng đồng người Dao ở Ba Vì đang thực hiện khá tốt, bởi vì hầu như những người khi đến tuổi trưởng thành, lấy vợ, lấy chồng đều có một bộ. Tuy nhiên, xét dưới góc độ phát huy phát triển thì chưa tốt, vì chưa được sử dụng rộng rãi. Cũng giống như chiếc áo dài truyền thống của người Việt, bộ quần áo dân tộc của người Dao quần chẹt ở Ba Vì hiện nay chỉ còn ý nghĩa như bộ lễ phục, mà không phải là bộ thường phục như xưa.

Kết lại, trước những tình hình phân tích trên đây đã đặt ra cho chính quyền địa phương nhiều vấn đề nan giải khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào Dao. Do vậy cần có một chiến lược phát triển kinh tế xã hội đặc thù cho đồng bao Dao để vừa bảo tồn và phát huy các giá trị nhân văn của dân tộc Dao vừa còn giải quyết một vấn đề rất cấp thiết cho địa phương là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho bà con người Dao, tạo điều kiện đưa vùng đất hẻo lánh này phát triển theo kịp các vùng khác. Một trong các hướng đi là phát triển du lịch cộng đồng.

Một phần của tài liệu 02050004559 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w