6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Xây dựng cơ chế chính sách
Các cấp quản lý về du lịch cũng như các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm phổ biến các hệ thống pháp luật, các quyết định, nghị định hướng dẫn thực hiện liên quan trong lĩnh vực du lịch, kinh tế - xã hội...đến cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các chính sách ưu tiên cho phát triển DLCĐ, cụ thể như:
Chính sách khuyến khích hợp tác đầu tư và hỗ trợ cộng đồng
Sở VHTTDL Hà Nội và UBND huyện Ba Vì tham mưu cho UBND thành phố những chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch. Song song là quan tâm
kết hợp các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch. Cần có những quy định rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp triển khai các dự án nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại xã Ba Vì.
Trên thực tế, cộng đồng người Dao xã Ba Vì mới đang được hỗ trợ trong việc bảo tồn nguồn dược liệu quý cho sự phát triển của nghề thuốc nam thông qua dự án “Phát triển mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại huyện Ba Vì”; với tài trợ của Quỹ Rockerfeller, Quỹ châu Á và trung tâm Môi trường và phát triển cộng đồng. Những quỹ và dự án này đã giúp những hộ gia đình người Dao lập vườn ươm giống cây sẵn có, cung cấp thuốc mới và hỗ trợ chế biến thuốc. Bên cạnh đó, công ty Cổ phần thuốc người Dao Ba Vì đã được khuyến khích thành lập ngày 28/2/2012 dưới dạng bao gồm những công ty nhỏ do người Dao góp vốn, đất, nguyên vật liệu xây dựng...Tuy nhiên những lương y người Dao chưa có bằng cấp hành nghề do pháp luật quy định. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý như mở các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề hoặc chứng nhận lương y giỏi...nhằm tạo uy tín cho nghề thuốc nam của người Dao.
Đi cùng với chính sách hỗ trợ, chính quyền các cấp cũng cần quan tâm đến chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ có nguyện vọng bảo tồn phát triển nghề truyền thống có thể vay vốn với những thủ tục đơn giản hóa, và lãi suất thấp.
Chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường đất
Do chủ trương mở rộng diện tích VQG Ba Vì 1991 nên trong tổng diện tích đất tự nhiên hơn 2540 ha chỉ còn lại 338,71 ha thuộc phạm vi sử dụng của xã với 16,43 ha đất ở, 189 ha đất vườn (chủ yếu là đồi dốc, đá, khe suối) và các loại đất khác. Dẫn đến thực tế ngày nay, ở xã xảy ra tình trạng thiếu đất canh tác cũng như đất trồng để bảo tồn cây thuốc nam. Đất đai bị hạn chế là một trong những lý do làm ảnh hưởng đến kinh tế của xã, do đó xã Ba Vì vẫn là một xã nghèo, với tỷ lệ hộ nghèo 37,73% và 21,9% hộ cận nghèo (UBND xã Ba Vì). Tất yếu, chính quyền xã cần phải có những đề bạt, yêu cầu chính đáng đối với Ban quản lý VQG Ba Vì,
chính quyền huyện và các cấp quản lý cao hơn về việc đền bù, tạo việc làm, phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch thỏa đáng cho cộng đồng địa phương và góp phần phát triển kinh tế của xã. Đồng thời, phải tiến hành đo đạc, thống kê lại quỹ đất theo định kỳ, có các biện pháp bảo vệ nguyên vẹn đất canh tác, cũng như bảo vệ những vườn đất trồng thuốc nam, tạo cảnh quan phục vụ đón tiếp khách du lịch.