Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 32 - 34)

4.1.1.1. Đặc điểm về diện tích

Bản Mù là một huyện vùng cao thuộc huyện Trạm Tấu với tổng diện tích tự nhiên là 12237,87ha trong đó:

- Diện tích đất lâm nghiệp là 10482,88ha - Diện tích đất đồi núi trọc 3637,5ha

- Diện tích đất nông nghiệp, thổ cư là 2159,17ha.

Hiện trạng tài nguyên rừng tại xã Bản Mù được thể hiện như hình 4.1.

Số liệu cụ thể về diện tích rừng và đất rừng tại xã Bản Mù trong thời gian này được trình bày ở bảng 4.1 và thể hiện ở hình 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu

Đơn vị: ha TT Hạng mục Tổng (ha) Đất lâm nghiệp 10482.8 I Đất có rừng 7738.8 1 Rừng tự nhiên 6136.4 - Rừng trung bình 45.2 - Rừng nghèo 6091.3 4 Rừng trông 1602.4

II Đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 2744

- Đất có rừng trồng chưa thành rừng 541.5

- Đất trống có cây gỗ tái sinh 862.5

- Đất trống không có cây gỗ tái sinh 650.9

- Đất có cây nông nghiệp 658.1

- Đất khác trong lâm nghiệp 31

(nguồn: Kết quả kiểm kê rừng năm 2012)

Hình 4.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp tại xã Bản Mù

Qua Bảng 4.1 và hình 4.2 trên cho thấy diện tích đất tự nhiên được sử dụng chủ yếu cho hoạt động đất có rừng là 7738.8ha (chiếm 73.82% tổng diện

tích đất lâm nghiệp). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn nhất là 6136.4ha (chiếm 58.54% tổng diện tích đất lâm nghiệp), diện tích rừng trồng chiếm diện tích bé nhất là 1602.4ha (chiếm 15,29%) chủ yếu gồm một

số cây chính như: Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Tô hạt....

Tại xã Bản Mù, đất chưa có rừng cũng chiếm một diện tích khá lớn là 2744ha (chiếm 28,18%) chủ yếu là đất trống có cây tái sinh và đất có cây nông nghiệp.

4.1.1.2. Đặc điểm về tài nguyên rừng

Rừng ở xã Bản Mù là kiểu rừng ôn đới thường xanh. Thành phần thực vật khá phong phú với nhiều loài cây quý hiếm: Pơ mu, Sến, Giổi, Tô hạp… Động vật có các loài: Khỉ, Lợn rừng, Sóc, Trăn, Cầy hương, Cầy quả, …Tuy nhiên do tập quán du canh du cư, chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra đã làm cho tài nguyên rừng của xã bị cạn kiệt, chất lượng rừng bị suy giảm. Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗ giao với trữ lượng thấp. Chỉ có một số diện tích rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt, tập trung chủ yếu ở các thôn: Mù Cao, Khấu Ly, Mông Đơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)