Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 56 - 57)

QLBVR dựa vào cộng đồng

Để làm rõ hơn các mặt của vấn đề QLBVR, tác giả và những người cung cấp thông tin chính đã tiến hành tổ chức thảo luận nhóm, phân tích để xác minh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng trong công tác QLBVR. Kết quả thảo luận như sau:

Bảng 4.4. Phân tích ma trận SWOT về công tác QLBVR

Điểm mạnh

- Là địa bàn được bố trí lực lượng quản lý, kiểm tra nhanh chóng, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật. - Người dân tộc Mông có truyền thống theo dòng họ cao, tính cộng đồng rất mạnh mẽ, tin theo người già làng, có phong tục tập quán riêng được người dân tôn trọng và tự giác noi theo.

Điểm yếu

- Phần lớn cuộc sống của cộng đồng dân cư còn khó khăn, thu nhập thấp, phải chịu sức ép về nhu cầu lương thực, khả năng tham gia QLBVR còn hạn chế.

- Trình độ dân trí không đều, hiểu biết và chấp hành các quy định về QLBVR còn hạn chế.

- Nhiều hộ chưa hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi được giao rừng để quản lý chung.

Cơ hội

- Đang được sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ từ các chương trình như: Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30A..

- Hầu hết các sản phẩm hưởng lợi từ rừng tự nhiên được thị trường ưa chuộng, giá thành cao như: Thảo quả, Táo mèo…

Thách thức

- Nhu cầu về lâm sản và LSNG cao, là nơi hay xảy ra các vụ khai thác lâm sản, LSNG trái phép.

- Tỷ lệ tăng dân số cao, gây áp lực lớn đối với tài nguyên rừng.

- Đầu tư cho trồng rừng lớn, trong khi đó cộng đồng thiếu vốn để đầu tư. - Nhu cầu xây dựng gỗ làm nhà sàn có chiều hướng gia tăng, thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng.

Từ kết quả trên cho thấy, tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản là rất lớn. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư thôn, bản nhất là người dân tộc Mông, có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cuộc sống của họ đã gắn bó với rừng, rừng gắn liền với cuộc sống của đồng bảo dân tộc ít người.

Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày, nhưng họ cũng có phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa tích cực về QLBVR, phần nào họ chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời một phần nào họ biết và kiểm soát được tác động tiêu cực đối với rừng và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng. Do vậy, cộng đồng dân cư thôn, bản sẽ là những người phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên địa bàn có hiệu quả cao nhất. Vậy, tìm kiếm một số giải pháp để QLBVR dựa vào cộng đồng là phải làm thế nào để huy động được người dân trong cộng đồng thôn, bản tham gia vào công tác QLBVR một cách có tổ chức, có hiệu quả trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi giữa Nhà nước và người dân để công tác QLBVR ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)