Những nhân tố gây khó khăn cho người dân địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 42 - 45)

tác QLBVR.

Cộng đồng có vị trí quan trọng trong việc phối hợp quản lý bảo vệ rừng phòng hộ cùng với trạm Kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ. Việc xây dựng phương án, kế hoạch, thiết lập các mô hình lâm nghiệp dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã: trống cây Thảo quả dưới tán rừng, trồng cây Táo mèo dưới

tán rừng,…phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Bản Mù.

Tuy nhiên, việc thu hút cộng đồng người dân tham gia vào quản lý bảo vệ rừng là một công việc khó khăn đòi hỏi phải có sự hưởng lợi rõ ràng từ công tác BVPTR. Dưới đây là một số yếu tố cản trở sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng.

4.2.2.1. Nhu cầu về trao đổi hàng hóa và khả năng đáp ứng tiền mặt

Đối với người dân xã Bản Mù, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống về lương thực và các khoản thiết yếu khác, mỗi hộ gia đình không thể tự cung tự cấp tất cả mà phải sử dụng tiền để mua. Tuy nhiên các nguồn thu nhập từ canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các nguồn khác không đáp ứng đủ nhu cầu nên người dân đã tìm kiếm một giải pháp khác cho mình, đó là khai thác các sản phẩm từ tài nguyên rừng tại chỗ để bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

4.2.2.2. Điều kiện kinh tế khó khăn của người dân

Các thôn (bản) trong khu vực nghiên cứu đều là thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo đói trong toàn xã là 458hộ (chiếm 61.23% tổng số hộ) và 77 hộ cận nghèo (chiếm 10.3%)(UBND xã Bản Mù năm 2015). Nghèo đói là nguyên nhân chính tác động xấu đến ý thức BVPTR của người dân. Còn rất nhiều hộ gia đình tham gia vào phá rừng lấy đất canh tác hoặc khai thác gỗ trái phép và săn bắt thú rừng để duy trì cuộc sống hàng ngày.

4.2.2.3. Nền sản xuất tự cấp tự túc, giới hạn trong hộ gia đình, làng bản

Dân cư tại xã Bản Mù phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở những nơi có ruộng lúa nước, các dịch vụ gần như không phát triển, người dân có xu hướng duy trì cuộc sống tự cung tự cấp. Mỗi gia đình như một đơn

vị kinh tế khép kín từ sản xuất đến trao đổi, tiêu dùng, tích luỹ theo mua vụ. Cuộc sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng đã làm cho nền sản xuất chưa phải là sản xuất hàng hóa, lượng sản phẩm tạo ra chưa đến mức dư thừa để bán ra thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính giải thích vì sao phần lớn các tổ chức cộng đồng được thành lập nhưng chưa định hướng mục tiêu cụ thể để phát triển kinh tế, xã hội cho người dân tại xã Bản Mù.

4.2.2.4. Trình độ dân trí thấp và ý thức chấp hành pháp luật kém

Người dân ở xã Bản Mù có trình độ dân trí tương đối thấp vì thành phần chủ yếu là dân tộc Mông. Chính điều này gây khó khăn cho quá trình tiếp thu kiến thức cũng như cách thức BVPTR phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Là một xã vùng núi nên việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất cây trồng, bảo đảm sản lượng lương thực, giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trình độ dân trí không cao cũng làm cho người dân không hiểu hết được ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến BVPTTNR. Họ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng tham gia vào các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên rừng.

4.2.2.5. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển

Một trong những nguyên nhân làm cản trở sự tham gia của cộng đồng được ghi nhận trong quá trình điều tra là các hoạt động, phong trào khuyến nông, khuyến lâm chưa được tổ chức thường xuyên. Các thành tựu khoa học kỹ thuật ít được phổ biến cho đông đảo cộng đồng địa phương. Do đó, người dân chưa tích cực tham gia vào bảo vệ rừng.

4.2.2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

Xã Bản Mù có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên dễ bị xói mòn rửa trôi, cộng với ảnh hưởng của bão, lũ và sương muối, khí hậu ôn đới phân 2 mùa rõ rệt, mùa khô thường có nhiệt độ rất cao và độ ẩm thường xuyên dưới 40% dễ gây cháy rừng; đặc biệt là vào mùa đông thường xảy ra băng giá làm vật nuôi, cây trồng bị chết gây ra không ít khó khăn cho việc phát triển sản xuất đặc biệt là gây trồng.

Như vậy có nhiều nhân tố thúc đẩy nhưng cũng có không ít nhân tố cản trở sự tham gia của cộng đồng trong công các QLBVR tại xã Bản Mù. Vấn đề đặt ra là phải đưa ra được các giải pháp phát huy được những nhân tố thúc đẩy, đồng thời hạn chế những nhân tố gây khó khăn cho người dân địa phương tích cực tham gia vào công tác QLBVR tại xã Bản Mù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)