Những giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 62 - 73)

- Chuyển giao kỹ thuật sử dụng bếp đun tiết kiệm nguyên liệu như: bếp đun củi cải tiến, bếp ga sinh học nhằm giảm hạn chế việc khai thác gỗ làm củi.

- Bổ sung lực lượng cán bộ có chuyên môn xuống các thôn (bản) trực tiếp tham gia, hướng dẫn, chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cho người dân.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm từ cấp thôn nhằm tạo điều kiện nhanh chóng và dễ dàng cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.

- Phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp.

- Xây dựng biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp. Cụ thể là thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng; phòng trừ sâu bệnh; xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp; chuyển đổi diện tích đất ruộng một vụ thành diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả,… sử dụng hiệu quả đất vườn tạp theo những mô hình canh tác bền vững trên đất dốc; tăng cường công tác trồng rừng trên các diện tích được giao và tạo cơ hội việc làm cho người dân trên cơ sở vừa trồng rừng gỗ nguyên liệu vừa trồng rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy người dân tham gia vào công tác QLBVR tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Xã Bản Mù là khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng ôn đới, hiện còn diện tích khá lớn rừng tự nhiên so với các xã khác trong huyện Trạm Tấu, tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng ở xã Bản Mù tương đối đa dạng, phong phú về thành phần loài, nhiều loài có giá trị cao như: Táo mèo, Thảo quá, Pơ mu, Sến, Giổi…các loài động vật như: Cầy hương, Cầy quả, Sóc, các loài rắn… Rừng tại xã Bản Mù được Ban quản lý rừng phòng hộ giao trực tiếp cho hộ gia đình dưới hình thức nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích là 6.004, 57ha. Cho đến nay công tác QLBVR tại xã Bản Mù đã được thực hiện thông qua các hoạt động: PCCCR, giao khoán bảo vệ rừng, tuần tra rừng và công tác tuyên truyền.

2. Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất rừng của Nhà nước, tiềm năng sản xuất hàng hóa ở địa phương, những mối liên kết truyền thống trong cộng đồng, ý thức của người dân đối với việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, nguồn nhân lực địa phương dồi dào là những nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân xã Bản Mù trong công tác QLBVR. Tuy nhiên, nhu cầu về trao đổi hàng hóa và khả năng đáp ứng tiền mặt; điều kiện kinh tế khó khăn; nền sản xuất tự cấp tự túc giới hạn trong hộ gia đình, làng bản; trình độ dân trí thấp và ý thức chấp hành pháp luật kém; hoạt động khuyến nông- khuyến lâm chưa phát triển và ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên xã hội đã gây khó khăn rất nhiều cho người dân trong công tác QLBVR.

3. Vai trò của cộng đồng trong công tác QLBVR là không thể phủ nhận ở nước ta nói chung và xã Bản Mù nói riêng. Tại xã Bản Mù, các tổ chức cộng đồng truyền thống (Cộng đồng tôn giáo, cộng đồng làng bản, cộng đồng dòng họ, cộng đồng gia đình) và cả những tổ chức cộng đồng mới (Tổ chức Đảng, Ban Lâm nghiệp xã, Ban địa chính xã, Kiểm lâm địa bàn, Ban quản lý rừng phòng hộ…) đều là những nhân tố quan trọng quyết định đến sự tham gia của người dân, tính hiệu quả trong công tác QLBVR.

4. Với thế mạnh là địa bàn được bố trí lực lượng quản lý, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời các vụ vi phạm, cộng đồng người dân tộc Mông có truyền thống theo dòng họ cao, tính cộng đồng rất mạnh mẽ. Cùng với sự quan tâm, ủng hộ đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, xã Bản Mù là một xã luôn có tiềm năng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ gia tăng dân số cao…cũng đã gây khó khăn rất nhiều đến công tác QLBVR tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu.

5. Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể ở địa phương, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm lôi cuốn cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng ở các xã trong khu vực, trong đó có những giải pháp về kinh tế như đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình và những giải pháp xã hội như đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Một số giải pháp về khoa học công nghệ như tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ rừng, phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc...

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan, chưa đánh giá được cụ thể được độ chính xác của các số liệu này.

- Những số liệu thu thập bằng phương pháp PRA, kết hợp phỏng vấn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học đúng đắn hơn.

- Không thể nắm bắt được hết tâm tư, nguyện vọng của người dân trong công tác QLBVR tại xã Bản Mù do bất đồng ngôn ngữ.

- Đề tài không có điều kiện so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp với địa bàn xã Bản Mù.

3. Kiến nghị

Việc đưa ra các giải pháp cụ thể để cộng động người dân địa phương chủ động và tích cực tham gia vào công tác QLBVR của xã là vấn đề khó khăn và phức tạp, phải thực hiện đồng bộ của nhiều ngành khác nhau và trong thời gian dài. Do điều kiện có hạn về thời gian và trình độ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào một số vấn đề chính và đề xuất những giải pháp chi tiết và cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2006), Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn

bản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Ban chỉ huy PCCCR, UBND Xã Bản mù (2015), Báo cáo tổng kết công tác

phòng cháy chữa cháy rừng vụ hanh khô năm 2014-2015. UBND Xã

Bản Mù, Yên Bái.

3. Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Hansson (2002). Phát triển lâm nghiệp

cộng đồng ở miền núi phía Bắc, Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội.

4. Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997),

Những xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam, Tập 2 – Các nghiên cứu mẫu và bài học từ châu á. Trung tâm Đông Tây, Trung tâm

nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang (1-2), Hà Nội.

5. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2005). Hội thảo quản lý rừng

bền vững có sự tham gia của người dân. Tài liệu hội thảo, Hà Nội

6. Sòi Văn Kiên (2015), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ

rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Luận văn

thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp.

7. Trần Ngọc Lân (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên

nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Hồng Quân, Ernst Kuester (2005), Báo cáo về

lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam, Diễn đàn lâm nghiệp cộng đồng,

Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng khu vực Thái Lan, từ ngày

24/8/05 đến 25/8/05, Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Ngãi (2009), Một số ý kiến về chính sách hưởng lợi từ rừng.

Báo cáo cho diễn đàn về cơ chế chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp.

10. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Phương pháp đánh giá nông thôn, Trường Đại

học Lâm nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng

đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Báo

cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên (2004), Báo cáo về

nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng, Tổ công tác

quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng, Tháng 8/2004, Hà Nội.

13. Nguyễn Hồng Văn (2014), Giải pháp quản lý tác động của người dân địa

phương vào tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái.Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường

Đại học Lâm nghiệp.

14. Nguyễn Văn Trang (2014), Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong

công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp,

Trường Đại học Lâm nghiệp.

15. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình,

cá nhân được giao được thuê khoán rừng và đất lâm nghiệp, Quyết

định số 178/2001/QĐ - TTg ban hành ngày 12/11/2001, Hà Nội.

16. Thủ tướng chính phủ (2006), Quy chế quản lý rừng, Quyết định số

186/2006/QĐ - TTg ban hành ngày 14/08/2006, Hà Nội.

17. Trường Đại học Lâm nghiệp (1994). Kết quả nghiên cứu khoa học 1990 –

1991. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Số 29/2004/QH11 ban

Phụ lục 01

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Ngày…..tháng… năm…

1. Thông tin chung về gia đình 2. Điều kiện sinh hoạt

Các đồ dùng Số lượng Số năm sử

dụng Giá trị khi mua

Ghi chú Điện/máy phát điện Ti vi Đài Cưa Xe máy Xe đạp Súng Các vật dụng khác 3. Thu nhập Nguồn thu nhập chính Khối lượng Thành tiền (đ) Hạng mục chi tiêu chính Số tiền (đ) Ghi chú 4. Chăn nuôi Trâu Bò Lợn Gà Dê Số lượng Dịch bệnh Tỷ lệ bán Tỷ lệ dùng kiến nghị

5. Sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm Diện tích Sản lượng Tỷ lệ bán Tỷ lệ dùng Thuận lợi Khó khăn 6.Khai thác lâm sản Khai thác lâm Sản Tên lâm sản Tên địa phương Bộ phận lấy Mùa lấy Khối lượng lấy/năm Sử dụng (%) Sử dụng làm gì Bán (%) Giá bán Tình trạng so với trước Các quản lý

7. Nguyện vọng tham gia quản lý rừng

Hoạt động Tổ chức tham gia (chính quyền, cộng đồng, hộ) Khó khăn khi tham gia Đề xuất hỗ trợ Tham gia cùng cộng đồng Tham gia tổ bảo vệ rừng Nhận khoán bảo vệ rừng Nhận trồng, chăm sóc rừng Nhận khoanh nuôi

8. Quyền sử dụng đất và tài nguyên rừng

Gia đình có quyền chọn đất canh tác không, chọn như thế nào?

Gia đinh có quyền chặt cây hoặc lấy lâm sản trong rừng không? những loại nào được lấy?tại sao? Gia đình có thể tự nhận đất làm nương rẫy hoặc đánh dấu lâm sản để khai thác không?

Gia đình có quyền được săn bắt thú hay không?nếu được săn bắt ở đâu?

Gia đình có được sử dụng đất hoặc lâm sản trong rừng của thôn không? Nếu vi phạm vào rừng cấm có bị phạt không? hình thức phạt?

Gia đình có đánh cá suối không? nếu có thì ở đâu?hình thức đánh bắt?

9.Các vấn đề của gia đình

Kể một số vấn đề khó khăn và thuận lợi của gia đình trong đời sống, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến bảo vệ rừng.

Vấn đề Thuận lợi Khó khăn Biện pháp khắc phục đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)