Những giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 57 - 58)

Các giải pháp về kinh tế được xem là các giải pháp quan trọng nhất vì nhu cầu sử dụng, sinh hoạt, thu nhập của người dân có ảnh hưởng lớn đến hành vi và ý thức của con người.

Phát triển và khai thác bền vững làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, sử dụng, khai thác tài nguyên một cách bền vững, đảm bảo cho tương lai, phục hồi lại chất lượng rừng, hệ sinh thái tại khu vực xã Bản Mù. Sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể:

- Tổ chức giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, tạo thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng, từ khai thác bền vững các sản phẩm từ rừng, nhận đất trồng rừng. Nâng cao trách nhiệm trong cộng đồng về công tác QLBVR.

- Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động BVR ở các thôn (bản), tạo động lực để người dân tích cực tham gia và mang lại hiệu quả cao.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, lập địa của xã, làm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tránh tình trạng cung vượt cầu làm giảm giá trị sản phẩm. Một số loài cây được sử dụng để thay đổi cơ cấu cây trồng như: Táo mèo, Thảo quả..

- Tổ chức hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để canh tác, trồng và chăm sóc cây sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp thay thế cho các loài cây nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

- Hỗ trợ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi phục vụ công tác sản xuất của người dân. Tăng cường giao lưu phát triển kinh tế với các khu vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã bản mù, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái​ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)