Mục tiêu xây dựng bộ chỉ số

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

Theo nội dung trụ cột thứ 3 của Hiệp ước Basel II, các ngân hàng cần công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường. Việc công khai các thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác giúp tính minh bạch của các NHTM được cải thiện hơn. Một vài bài nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số về MBTT có thể kể đến như nghiên cứu của Baumann và Nier (2003), Huang (2006), Phạm Mạnh Hùng và các cộng sự (2019). Tuy nhiên, bộ chỉ số minh bạch thông tin để đánh giá mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng vẫn là một đề tài khá mới vì chưa có nhiều bài nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu dựa trên nghiên cứu có sẵn để xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ MB&CBTT của các ngân hàng và phát triển thêm về mối tương quan giữa CBTT và rủi ro của các NHTM.

Đối với mức chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam, nhiều số liệu của các ngân hàng không được công bố rộng rãi cũng như độ chính xác của thông tin khiến cho việc đánh giá rủi ro của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Yếu tố này là một động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu xây dựng nên bộ chỉ số để góp phần đơn giản hóa trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM. Một vài bài nghiên cứu về mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng có thể kể đến như nghiên cứu của Wang và các cộng sự (2018), Masaru và Yukihiro (2004). Tuy nhiên, những bài nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về các yếu tố nhỏ lẻ tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Bộ chỉ số minh bạch thông tin là một bộ công cụ hữu ích giúp các NĐT trong việc giám sát hoạt động của các NHTM. Nhóm nghiên cứu đã dựa trên bộ chỉ số được xây dựng bởi Phạm Mạnh Hùng và các cộng sự (2019) để phát triển bộ chỉ số MB&CBTT ở bài nghiên cứu này. Thêm vào đó, nhóm đã thay đổi và bổ sung thêm một vài chỉ số liên quan đến rủi ro của các NHTM để xây dựng một bộ chỉ số phù

hợp với mục tiêu của bài nghiên cứu. Cụ thể, các chỉ số về MBTT đuợc xây dựng và phát triển dựa trên 4 khía cạnh sau:

• Mức độ cung cấp đầy đủ thông tin. • Mức độ cập nhật thông tin.

• Mức độ tin cậy thông tin. • Mức độ tiếp cận thông tin.

Bên cạnh đó, từ bộ chỉ số MB&CBTT, chúng tôi tiến hành đo luờng mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng duới hình thức: Đo luờng mức độ CBTT đến rủi ro. Thông tin mà các ngân hàng công bố ra thị truờng là những thông tin đầy đủ, có độ tin cậy cao, mức độ cập nhật và tiếp cận thông tin tới thị truờng tốt sẽ giúp ích cho các nhà quản lý và đầu tu trong việc đua ra những quyết sách đầu tu đúng đắn. Đây là buớc quan trọng để nhóm đánh giá mức độ ảnh huởng của MBCBTT đến hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w