Theo mô hình đã kiểm nghiệm của nhóm tác giả, mặc dù RDI của các ngân hàng có xu hướng tăng dần theo thời gian cho thấy sự minh bạch ngày càng rõ ràng trong BCTC, nhưng dù là các ngân hàng có điểm cao nhất trong bộ chỉ số minh bạch như Vietcombank, BIDV, ACB, MBB, STB hay HDB vẫn còn cần cải thiện nhiều yếu tố mà chưa đạt được điểm tuyệt đối trong bộ chỉ số minh bạch nhóm xây dựng như: thay đổi chuẩn mực kế toán sang IFRS, hay điều chỉnh thông tin trên các báo cáo tài chính theo lạm phát để tăng độ tin cậy của thông tin công bố.
Những ngân hàng có chỉ số minh bạch <1 còn thiếu sót hơn rất nhiều: Chưa công bố một trong các chỉ tiêu như chứng khoán theo mục đích nắm giữ, cơ cấu tín dụng, tiền gửi hay nợ tiềm tàng, giá trị tài sản thế chấp cầm cố, tổng giá trị bất động sản nhận thế chấp; thời điểm công bố quá chậm hay công tác kiểm toán chưa được hoàn thành từ những công ty đáng tin cậy và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán; ...
Để chính bản thân các ngân hàng này nhận thức được điểm yếu của mình, nhóm tác giả khuyến nghị các ngân hàng nên xây dựng và áp dụng 1 bộ chỉ số MB&CBTT với các NHTM của riêng ngân hàng mình.
4.1.1. Phương thức áp dụng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin đối với đối với
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Thứ nhất, bộ chỉ số MB&CBTT được cấu thành dựa trên các nguồn dữ liệu đáng tin cậy đảm bảo tính chính xác, minh bạch và toàn diện. Các nguồn dữ liệu
liệu còn được lấy từ các trang web chính của ngân hàng cũng là một trong những nguồn dữ liệu đáng tin cậy.
Thứ hai, các ngân hàng nên thành lập một bộ phận độc lập để sử dụng bộ chỉ số MB&CBTT một cách hiệu quả và chính xác. Việc đánh giá điểm minh bạch