Các điều kiện hỗ trợ áp dụng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 99 - 101)

khách quan hơn các ngân hàng tự đánh giá. Các thành viên của tổ chức này có thể là thành viên của các tổ chức uy tín như Cơ quan Thanh tra Giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Viện nghiên cứu, các trường đại học.... Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể tự đánh giá, chấm điểm tình hình MB&CBTT của đơn vị mình thông qua nguồn dữ liệu có sẵn và áp dụng bộ chỉ số MBTT.

Thứ ba, đối với các ngân hàng có hệ thống quản trị tốt và có tính cập nhật thường xuyên thì việc xây dựng và sử dụng bộ chỉ số hàng tháng để giảm thiểu rủi ro là điều khả thi. Tuy nhiên, với các ngân hàng chưa đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực này thì công bố thông tin hàng quý cũng là một lựa chọn. Do đó, các ngân hàng có thể cân nhắc đến tình hình của đơn vị mình để sử dụng bộ chỉ số MB&CBTT một cách hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Thứ tư, các quy trình về đánh giá mức độ MB&CBTT nên công bố rộng rãi cho ngân hàng, các tổ chức tài chính và các NĐT nắm rõ. Việc công bố các quy trình đánh giá sẽ giúp các ngân hàng tăng cường được hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có thể nắm rõ các thông tin hữu ích, cần thiết để đưa ra các phương án đầu tư chính xác, hợp lý và giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có.

Thứ năm, đối với các ngân hàng, tầm quan trọng của việc áp dụng bộ chỉ số MB&CBTT vẫn chưa thực sự được quan tâm đến. Vì vậy, để khiến cho các ngân hàng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng bộ chỉ số và lợi ích của MB&CBTT thì cần có các biện pháp khuyến khích hợp lý như trao thưởng, khen thưởng cho những ngân hàng có chỉ số MB&CBTT cao.

4.1.2. Các điều kiện hỗ trợ áp dụng bộ chỉ số minh bạch và công bốthông tin thông tin

Bộ chỉ số cần được xây dựng dựa trên các quy tắc pháp lý để đảm bảo tính chuẩn xác. Việc xếp hạng và đưa ra những kết quả công bố về mức độ MB&CBTT của ngân hàng phải dựa trên những tiêu chí tương ứng với cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới và thực tiễn hoạt động cũng như yêu cầu quản lý tại Việt Nam. Những đối tượng được đánh giá, xếp hạng là tất cả các NHTM đang hoạt động. Để đảm bảo tính minh bạch và khách quan, tất cả những hoạt động chấm điểm, đánh giá, xếp loại mức độ MB&CBTT nên được tiến hành bởi một tổ chức hoặc một hội đồng độc lập, dựa trên các cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện.

4.1.2.2. Công bố thông tin tự nguyện

Việc CBTT tự nguyện của các NHTM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khi các ngân hàng CBTT ra thị trường không đầy đủ, không chính xác sẽ làm cho các nhà đầu tư bị hạn chế trong việc đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng. Mức độ tự nguyện trong CBTT của các NHTM sẽ làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường.

Ngoài việc CBTT định kỳ, thông tin theo yêu cầu và thông tin bất thường, các ngân hàng có thể công bố những chỉ tiêu khác không liên quan đến HĐKD của ngân hàng và các thông tin không bắt buộc phải công bố. Các ngân hàng có thể thực hiện việc công khai những thông tin này qua các phương tiện truyền thông như qua các trang mạng internet do pháp luật quy định hoặc bằng các phương tiện truyền thông khác không trái với quy định của pháp luật. Những thông tin được công bố này phải đảm bảo tính chính xác và trung thực. Ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm với những nội dung được công bố ra thị trường.

4.1.2.3. Công bố bằng nhiều phương tiện công bố thông tin

Các quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư 96/2020/TT-BTC còn hạn chế về các phương tiện CBTT. Theo khoản 1 Điều 7 của Thông tư, các phương tiện

CBTT bao gồm: “Thứ nhất, trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng CBTT. Thứ hai, hệ thống CBTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thứ ba là trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán, phương tiện công bố thông tin khác theo Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Thứ tư, trang thông tin điện thử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thứ năm, các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử...)”.

Có thể thấy, các phương tiện CBTT theo điều luật Thông tư mới chỉ có các phương tiện điện tử. Phương tiện truyền thống cũng là một trong những phương tiện CBTT nhanh chóng và hiệu quả như Bản tin Thị trường Chứng khoán. Các nước đang phát triển đã đưa Bản tin Chứng khoán thành một “kênh thông tin” trong đó sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết như giao dịch chứng khoán, quản lý và dịch vụ trên thị trường, thông tin về nền kinh tế... Tuy vậy, bản tin Chứng khoán do SGDCK thực hiện đã từng gặp nhiều trở ngại trong giai đoạn phát triển trước đây. Rút kinh nghiệm từ trước đây, Bản tin Chứng khoán nên được tiếp nhận và thực hiện bởi đơn vị truyền thông có đầy đủ trách nhiệm và uy tín để đảm bảo tính độc lập, trung thực và khách quan để tránh tình trạng vụ lợi, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng thông tin của thị trường và lợi ích của NĐT.

4.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG

TIN VÀ GIẢM THIỂU CÁC LOẠI RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Dựa trên kết quả của mô hình tác động về việc công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng cho thấy, việc các NHTM đưa các thông tin đến đại chúng càng nhiều thì trách nhiệm chấp nhận những rủi ro từ thông tin mà NHTM đưa đến công chúng sẽ là càng cao. Chính vì vậy, nhóm đã đưa ra một số phương pháp có thể giúp cho các NHTM cải thiện được chất lượng thông tin và đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w