Tổng quan về các mô hình đã được sử dụng trong các công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng phân viện bắc ninh (Trang 29 - 32)

1 .I.Triết lý giáo dục

1.3.1. Tổng quan về các mô hình đã được sử dụng trong các công trình

phát sinh trong quá trình học tập tại trường học bao gồm: thầy cô, bạn bè, sự tham gia các hoạt động ngoại khóa, từ công việc làm thêm....

Theo Trần Thị Thu Trang (2010) có hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập là những nhân tố nội vi (trong cá nhân sinh viên) và nhóm nhân tố ngoại vi (bên ngoài tác động sinh viên). Trong đó nhân tố ngoại vi bao gồm môi trường xã hội và điều kiện của môi trường học tập như: ảnh hưởng của giáo viên, bạn bè, môi trường học tập, hoạt động phong trào ...

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tabesh.H và Hukai.D (2012) nhân tố việc làm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên. Trên thực tế cho thấy, ngoài nhiệm vụ hàng đầu là học tập, bồi dưỡng rèn luyện tri thức. Thì những sinh viên tham gia phong trào hoạt động xã hội, đoàn thể sẽ có được nhiều kỹ năng mới, trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức và có được sự tự tin năng động hơn. Từ đó, biết cách sắp xếp cân bằng thời gian công việc một cách khoa học đảm bảo vừa học tập tốt đủ thời gian để tham gia các hoạt động xã hội xã hội. Như vậy, sinh viên có mối quan hệ xã hội tốt tích cực giúp sinh viên có thành tích học tập cao hơn.

1.3. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

1.3.1. Tổng quan về các mô hình đã được sử dụng trong các công trình nghiêncứu cứu

trước

Mô hình này được xác định bởi Checchi & ctg (2010) nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và kết quả học tập của con cái. Cơ sở của mô hình này là cha mẹ phải dành một khoản thu nhập của mình đầu tư vào việc học tập của con cái. Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên, tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi nhưng thu nhập tương lai của con cái sẽ tăng lên.

P = P (A,E,S,Yf)

Theo Checchi & ctg, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập (P) bao gồm: (A) đặc điểm của sinh viên đại diện là trí thông minh, (E) mức độ cố gắng tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên, (S) số tiền đầu tư cho giáo dục của người con và (Yf) Thu nhập của gia đình. Ứng dụng vào trường hợp sinh viên học đại học, cho dù sinh viên hoàn toàn độc lập và có trách nghiệm về kết quả học tập của họ nhưng nguồn lực gia đình vẫn có ảnh hưởng mạnh lên kết quả học tập của sinh viên. Tiếp thu từ kết quả của mô hình, bài nghiên cứu sẽ vận dụng để đo lường các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên.

1.3.1.2. Mô hình của Dickie

Mô hình nghiên cứu của Dickie (1999) chỉ ra rằng các yếu tố tác động đến kết quả học tập (KQHT) như sau:

A* = A*(F,S,K, α)

Trong đó, (F) là đặc trưng gia đình, (S) nguồn lực của nhà trường, (K) đặc điểm của người học, (α) là các yếu tố tác động đến kết quả học tập của người học. Điều này có ý nghĩa kết quả học tập của người học là kết quả của mối quan hệ hỗ tương của 3 nhóm yếu tố đại diện là: sinh viên, nhà trường và gia đình.

1.3.1.3. Mô hình 3P trong giảng dạy và học tập

Theo Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2009), mô hình 3P của Bigss (1999) là mô hình phổ biến nhất trong giảng dạy và học tập, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường giảng dạy, đặc điểm sinh viên, hoạt động học tập và kết quả học tập của sinh viên, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.

Mô hình này bao gồm tiên liệu đầu vào (P1: Presage), quá trình học tập (P2: Process) và sản phẩm của quá trình học tập, những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên (P3: Product).

Tiên liệu đầu vào (P1) bao gồm các yếu tố về đặc điểm sinh viên (kiến thức đã có, khả năng và động cơ học tập,...) và môi trường giảng dạy. Môi trường giảng dạy thể hiện những gì sẽ dạy (mục tiêu), dạy chúng như thế nào (phương pháp giảng dạy, cách thức đánh giá), môi trường học tập và các yếu tố về trường đại học,... Quá trình học tập (P2) thể hiện cách tiếp cận của sinh viên (learning - focused activities).

Hai cách tiếp cận chính trong học tập là phương pháp học sâu (deep approach) - tập trung vào việc đào sâu và diễn giải để hiểu ý nghĩa cơ bản của vấn đề và ứng dụng chúng trong thực tế, và học nông (surface approach) - học để biết và đạt yêu cầu qua các kỳ thi với đầu tư thấp nhất, không cần phải hiểu biết ý nghĩa và ứng dụng của vấn đề, thường là học thuộc lòng (Biggs 1987). Cuối cùng là sản phẩm (P3) của quá trình học hỏi như kiến thức thu nhận được của sinh viên, kết quả là các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các yếu tố này tác động qualại với nhau được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 1.1: Mô hình 3P về giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên (Nguyễn

Đình Thọ, 2009)

Mô hình trên đây đã được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể của mình. Lấy ví dụ, Duff (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm của sinh viên (P1: Tiên liệu), cách thức học tập (P2: Quá trình) và kết quả học tập (P3: Sản phẩm) của họ. Young & ctg (2003) nghiên cứu mối quan hệ cách thức học tập (P2: Quá trình), phương pháp và công nghệ giảng dạy (P1: Tiên liệu) và kết quả học tập (P3: Sản phẩm của) sinh viên. Ginns & ctg (2007) nghiên cứu về chất lượng giảng dạy (P1: Tiên liệu)...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng phân viện bắc ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w