Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cho một số trạng thái rừng tự nhiên tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 77)

Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao c n đƣợc quy định bởi đặc tính sinh l , sinh thái của các loài, các loài cây ƣa sáng thƣờng chiếm tầng trên, các loài cây ƣa bóng và chịu bóng sinh trƣởng ở tầng dƣới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ƣa sáng nên các cá thể đều có xu hƣớng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra đƣợc giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trƣởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lƣợng, tính da dạng sinh học của rừng phục hồi.

Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng số liệu nhƣ sau:

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Trung bình Xấu T ệ % Phẩm chất TXB TXP TXN

Bảng 4.12 Mật độ cây t i sinh theo cấp chiều cao Trạn g thái N (cây/ ha) Cấp chiều cao (m)/ T lệ (%) I (0-1) T lệ (%) II (1-2) T lệ (%) III (2 - 3) T lệ (%) IV (3 - 4) T lệ (%) V (4 - 5) T lệ (%) TXB 1065 556 52.21 214 20.09 126 11.83 57 5.35 112 10.52 TXP 795 312 39.25 198 24.91 215 27.04 58 7.30 12 1.51 TXN 444 119 26.80 212 47.75 24 5.41 63 14.19 26 5.86

H nh 4.5 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao cho 3 trạng thái rừng

Kết quả bảng 4.12 và hình 4.5 cho thấy mật độ cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 1- 2 m. Đây là giai đoạn cây tái sinh có sự phát triển mạnh, có số lƣợng lớn chiếm 39.26 đến 52.21 , khi chiều cao lớn hơn 1m giai đoạn này bắt đầu có sự cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn làm giảm t lệ và số lƣợng cây tái sinh chiếm 20.09 - 24.91 , đến giai đoạn trên 2m sự cạnh tranh xảy ra mạnh mẽ, nhóm cây tái sinh ở giai đoạn này đã giảm số lƣợng rõ rệt chiếm 5.41 - 11.80%). Đây cũng là xu hƣớng phát triển chung cho lớp cây tái sinh dƣới tán rừng.

0 100 200 300 400 500 600 I (0-1) II (1-2) III (2-3) IV (3-4) V (4-5) N (cây/ha) Cấp chiều cao TXB TXP TXN

4.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng cho thấy:

Trong khu vực có 3 kiểu trạng thái rừng: TXP, TXB, TXN. Trữ lƣợng nhìn chung cũng rất thấp, rừng TXP có trữ lƣợng bình quân 79.71m3/ha, rừng TXB là 148.87 m3/ha, rừng TXN chỉ có 52.97 m3

/ha,

Các quy luật phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn đều mô hình hóa đƣợc b ng các hàm toán học Khoảng cách, Weibull . Quy luật tƣơng quan Hvn - D1.3, cũng đƣợc mô phỏng qua các phƣơng trình tƣơng quan bậc 2. Điều đó cho thấy, cấu trúc rừng đã có tính ổn định và chúng ta cần giữ gìn, phát huy tính ổn định của rừng.

Các chỉ số đa dạng sinh học (chỉ số phong phú của loài, chỉ số Shannon – Weiner, chỉ số Simpson, chỉ số đa dạng lý thuyết thông tin, chỉ số hợp l , đã phản ánh tính đa dạng loài của khu vực nghiên cứu tƣơng đối cao.

Xuất phát từ hiện trạng tài nguyên rừng trên núi đất tại khu vực nghiên cứu, chúng ta cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1). Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2011- 2020; tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ nhất là v ng đầu nguồn các công trình cấp nƣớc sinh hoạt tại các khu đô thị, các công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng và các nhà đầu tƣ trồng rừng sản xuất để tháo gỡ vƣớng mắc trong giao đất thực hiện các dự án; tập trung hỗ trợ thực hiện kế hoạch trồng rừng sản xuất để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Tăng cƣờng quản lý khai thác, vận chuyển lâm sản, phòng chống cháy rừng.

(2). Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có.

(3). Thực hiện các giải pháp khôi phục rừng trên diện tích không còn rừng trên cơ sở: Xây dựng các biện pháp khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc nuôi dƣỡng làm giàu rừng, nâng cao chất lƣợng của rừng, đảm bảo cho rừng phát huy tốt nhất tính năng và tác dụng phòng hộ cũng nhƣ đáp ứng về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là trạng thái rừng TXN

(4). Tiếp tục nhiệm vụ đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hoàn thành kế hoạch giao đất giao rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Giải quyết vƣớng mắc trong quản l nhà nƣớc về đất đai; đặc biệt là chính sách về giá đất trong đền bù giải phóng mặt b ng, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy định của Luật đất đai mới. Tiếp tục kiện toàn và tăng cƣờng hiệu lực cho bộ máy quản lý của các đơn vị đang trực tiếp quản lý các diện tích rừng.

(5). Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động: Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua các Dự án cho vay vốn từ Qũy quốc gia về việc làm; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động có chính sách thích hợp để nâng cao đời sống của ngƣời dân trong khu vực

(6). Làm tốt việc xây dựng và thực hiện quy ƣớc của ngƣời dân trong các xóm ở trong khu vực về bảo vệ và phát triển rừng.

(7). Thực hiện tốt việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho giảm nghèo, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nghèo, cho v ng khó khăn, nh m tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, nâng mức thu nhập của hộ nghèo. Tăng cƣờng công tác vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ cơ sở và các hộ nghèo, nỗ lực quyết tâm thoát nghèo

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên, đề tài đƣa ra 2 giải pháp chủ yếu: Giải pháp về kỹ thuật và giải pháp về chính sách.

4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật

Công tác quản lý rừng luôn luôn phải hƣớng tới mục tiêu: Cấu trúc rừng ổn định, duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học cũng nhƣ giá trị sử dụng của rừng. Từ tổ thành loài cây (theo chỉ số N% và IV%) cho thấy: Trong khu vực các loài cây có giá trị kinh tế thấp là chủ yếu, các loài có giá trị chiếm t lệ thấp. Do đó, để giữ vững và nâng cao tính ổn định của cấu trúc rừng, tính đa dạng sinh học cần tiến hành:

- Chặt tỉa thƣa những cá thể bị sâu bệnh hại, các cá thể của các loài làm kìm hãm sự phát triển của một số loài có giá trị khác, nhƣng phải đảm bảo yêu cầu:

+ Không làm phá vỡ kết cấu tầng tán rừng

+ Không đƣợc làm mất loài hiện có trong các trạng thái, kể cả loài cây có giá trị thấp.

- Bảo vệ, duy trì, phát triển những loài có giá trị, đặc hữu - Trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị.

* Biện pháp kỹ thuật thực hiện ở các kiểu trạng thái rừng trong khu vực nghiên

được đưa ra như sau:

- Với kiểu trạng thái rừng TXP và TXB các loại rừng này cần đƣợc quản lý bảo vệ, ít tác động. Đặc biệt quan tâm phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, cây dƣợc liệu (trầm hƣơng, thiên niên kiện, sa nhân, đỗ trọng, hà thủ ô, tam thất… cây ăn quả, cây lấy nhựa, để tăng thu nhập và phát huy tác dụng phòng hộ toàn diện của rừng, phát huy thế mạnh của rừng.

- Kiểu trạng thái rừng TXN: Phân bố chủ yếu ở vùng thấp, là rừng nghèo kiệt, bị khai thác kiệt quệ và chƣa có thời gian phục hồi, cấu trúc rừng bị xáo trộn, tán rừng bị phá vỡ, cây gỗ còn lại có chất lƣợng kém, trữ lƣợng thấp. Rừng có nhiều dây leo bụi rậm, ảnh hƣởng lớn đến khả năng tái sinh phục hồi rừng. Do đó cần:

+ Quản lý bảo vệ không để tiếp tục bị khai thác, phá hoại.

+ Thực hiện các biện pháp lâm sinh: Nuôi dƣỡng, cải tạo, phục hồi rừng, phát dây leo bụi rậm, chặt bỏ những cây sâu bệnh, xúc tiến tái sinh tự nhiên, cải tạo tổ thành, trồng dặm các loài cây có giá trị kinh tế nhƣ Nghiến, Lim, Lát, Pơmu…

+ Có thể tận thu các sản phẩm trong quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng, cải tạo rừng, đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ.

- Với khu vực không còn rừng thì tiến hành áp dụng biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, tạo điều kiện cho gieo giống tái sinh tự nhiên.

Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho các phƣơng thức: Trồng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung đƣợc thực hiện theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre,

nứa (QPN 14 – 92) ban hành theo quyết định số 200/QĐ/KT ngày 31 tháng 03 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT).

* Đề xuất một số loài cây trồng xây dựng và phục hồi rừng

Ƣu tiên lựa chọn các loài cây có giá trị cả về mặt kinh tế, sinh thái, môi trƣờng để trồng rừng. Tại khu vực nghiên cứu có thể chọn một số loài sau:

- Lát hoa (Chukrasya Tabularis)

- Nghiến (Burretiodendron Tonkinensis)

- Tông dù (Toona Sinensis)

- Pơ mu (Fokiena hodginsii)

- Trám trắng (Canarium Album) - Lim xanh (Erythrophleum fordii) - Mắc ca (Macadamia)

4.6.2. Giải pháp về chính sách

* Chính sách di dân, định cư

Xây dựng kế hoạch di dân và định cƣ cho các hộ gia đình sống trong khu vực ra ngoài v ng đệm, đồng thời phải có chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý nh m giúp những hộ gia đình trong diện phải di dời ổn định đời sống.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm thông qua các Dự án cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động mất việc làm; nâng cao chất lƣợng việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời lao động.

- Tăng cƣờng lồng ghép các chƣơng trình, dự án và chính sách đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo; huy động các nguồn lực cho công tác XĐGN, ƣu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tƣ cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo từ chính quyền cấp tỉnh đến cơ sở, gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu chính quyền với kết quả tổ chức thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Tăng cƣờng tuyên truyền vận động để nâng cao quyết tâm thoát nghèo của ngƣời dân; đánh giá kết quả công tác giảm nghèo thực chất, công khai và công b ng.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ các gia đình chính sách, ngƣời dân v ng khó khăn, v ng bị thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách

* Chính sách quản lý đất đai và tài nguyên rừng

Tiếp tục nhiệm vụ đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hoàn thành kế hoạch giao đất giao rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Giải quyết vƣớng mắc trong quản l nhà nƣớc về đất đai; đặc biệt là chính sách về giá đất trong đền bù giải phóng mặt b ng, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy định của Luật đất đai mới.

Thực hiện có hiệu quả các quy định về luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản dƣới luật về quản l đất đai tài nguyên rừng.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, cá nhân bảo vệ rừng, đảm bảo tất cả các mảnh đất, khoảnh rừng đều có chủ cụ thể với các quyền và trách nhiệm rõ ràng.

Đẩy mạnh công tác quản l nhà nƣớc, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là sau cấp phép; tập trung xử l các vƣớng mắc trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng nhỏ lẻ đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Tăng cƣờng công tác phòng ngừa và kiểm soát xử lý ô nhiễm môi trƣờng, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải; tập trung huy động các nguồn lực đầu tƣ xử lý các bãi rác thải gây ô nhiễm môi trƣờng tại các đô thị; thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Thực hiện hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

- Chống rửa trôi xói m n, thoái hoá đất sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đặc biệt là tài nguyên đất dốc, nâng t lệ thực hiện canh tác bền vững

trên đất dốc từ 21 năm 2015, lên 45 năm 2020 và đạt 100 năm 2025 chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và băng cây xanh .

- Ph ng chống thiên tai và sự cố môi trƣờng. Các thiên tai và sự cố môi trƣờng thƣờng xảy ra và nguy hại ở Điện Biên đó là lũ quét, sạt lở đất, đá lăn, gió lốc, mƣa đá, sƣơng muối, hạn hán, cháy rừng... Vì vậy, công tác điều tra dự đoán cảnh báo các tai biến có thể xảy ra cần phải đƣợc tăng cƣờng ở mọi điểm, mọi nơi để có những biện pháp ph ng chống hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại, hoặc không để xảy ra.

* Chính sách đầu tư xây dựng

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút đầu tƣ trên địa bàn, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh; tăng cƣờng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nh m hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2016, ngoài thu hút đầu tƣ trong các ngành, lĩnh vực truyền thống nhƣ thủy điện, nông lâm nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ...mở rộng thu hút, tìm kiếm các nhà đầu tƣ vào các lĩnh vực khác nhƣ môi trƣờng, biến đổi khí hậu, điện gió. Đặc biệt chú trọng thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào tỉnh Điện Biên.

Đẩy mạnh thực hiện các dự án 135, dự án làm đƣờng, … đang đƣợc triển khai tại khu vực, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, giảm dần sức ép đối với rừng.

* Chính sách thích hợp trong khai thác, sử dụng, hưởng lợi từ rừng

Các chính sách này giúp cho hạn chế việc khai thác gỗ, củi, đồng thời tạo điều kiện để chủ rừng khai thác nguồn lâm sản ngoài gỗ, giúp ngƣời dân nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cho một số trạng thái rừng tự nhiên tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)