Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 35 - 44)

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Địa hình

Với nền địa hình phân hố theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam đã hình thành những vùng kinh tế xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

- Vùng địa hình đồi núi: Phân bố chủ yếu ở phía Tây và chiếm gần 78% lãnh thổ tồn tỉnh. Sự phân hố địa hìnhở vùng đồi núi tạo thành 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng địa hình gị đồi, núi thấp (tiểu vùng Trung du): Chiếm diện tích lớn và trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi núi cao và dải đồng bằng ven biển là các dải đồi thoải (của vùng ba gian và phù sa cổ) có độ cao từ 20 – 700 m, độ dốc biến động từ 3 – 800.

+ Tiểu vùng địa hình vùng núi Trường Sơn: Phân bố tập trung theo dãy Trường Sơn thuộc huyên Hướng Hoá và Tây – Tây Nam huyện Đakrơng. Địa hình chung của tiểu vùng là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối, các khe và thung lũng nhỏ hẹp.

- Vùng đồng bằng ven biển, gồm:

+ Địa hình cồn cát và trảng cát: Các cồn cát của vùng thường tạo thành dải nằm song song với bờ biển, độ cao tuyệt đối từ 4 – 20 m.

+ Địa hình đồng bằng phù sa: Dạng này phân bố ở ven sông, nằm kẹp giữa vùng gịđồi phía Tây và vùng cồn cát ven biển.

3.1.1.2. Khí hậu

Tỉnh Quảng Trị chủ yếu thuộc miền khí hậu gió mùa vùng Đơng Trường Sơn, mùa đơng tương đối lạnh do địa hình của dãy núi Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hồn lưu khí quyển. Điều kiện địa hình đa dạng đã phân hố khí hậu theo khơng gian và chế độ gió mùa đã phân hố khí hậu theo thời gian tạo cho Quảng Trị có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau. Quảng Trị cũng là vùng giao thoa giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Đây là khu vực chịu tác động của các vùng khơng khí xuất phát từ các trung tâm áp khí khác nhau từ cả 4 hướng nên khí hậu ở Quảng Trị rất phức tạp và có nhiều loại thiên tai như: bão, lốc, lũ, lụt, hạn hán, giơng tố, gió khơ nóng, rét đậm. Nhìn chung, do khí hậu Quảng Trị khá đặc biệt từ đó góp phần làm cho khu hệ động thực vật rất phong phú.

Cụ thể số liệu tổng hợp khí hậu tại Khe Sanh trung bình/năm từ tháng 1 đến tháng 12 trong thời kỳ 2000 –2005 (Bảng 3)

Bảng 3. Số liệu khí tượng Trạm Khe sanh thời kỳ 2000 –2005 Tháng 1-12/năm Nhiệt độ TB (0C) Lượng mưa TB (mm) Độ ẩm TB (%) Số giờ nắng TB ( giờ) TB 24,5 239,41 83 167

Nguồn:Trạm khí tượng Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị

Khí hậu Quảng Trị nhìn chung có hai mùa rõ rệt: mùa khơ có nền nhiệt độ cao, tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 240C; số tháng có nhiệt độ trung bình bé hơn 200C dưới 3 tháng. Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 24-250 C. Mùa Đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đơng Bắc, nhiệt độ trong các tháng này giảm xuống dưới 200C, thấp nhất vào tháng 1 với 180C(Đo tại trạm Khe Sanh). Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió mùa

Tây Nam nên thời tiết rất nóng và khơ kéo dài 3 - 4 đến tháng (tháng 5 đến tháng 8), nhiệt độ trung bình trong các tháng này lớn hơn 250C, tháng nóng nhất

là tháng 6 -7 nhiệt độ trung bình lên đến 290C, nhiệt độ cao tuyệt đối có thể đạt 39 –400C, độ ẩm trong các tháng nay giảm mạnh có tháng chỉ đạt 40- 50 %.

Tóm lại: Quảng Trị có nền nhiệt độ khá cao và có biến động lớn về mùa Đơng, điều đó minh chứng cho sự phong phú về thành phần loài sinh vật tại Quảng Trị.

3.1.1.3. Thuỷ văn

Quảng Trịcó 3 hệ thống sơng chính: sơng Thạch Hãn (tổng chiều dài 150

km, diện tích lưu vực 2.660 km2), sơng Ơ Lâu (tổng chiều dài 65 km, diện tích lưu vực 230 km2) và sơng Bến Hải (tổng chiều dài 59 km, diện tích lưu vực 809 km2), mật độ sơng suối trung bình 2km/km2. Ngồi ra cịn có một số sơng suối có lưu vực nhỏ nằm ở sườn Tây Trường Sơn thuộc lưu vực của hệ thống sơng Mê Kơng. Các sơng có nhiều phụ lưu và chi lưu, phân bố chủ yếu phần thượng nguồn rồi hợp lưu chảy uốn khúc trong nội địa và theo hướng Đơng đổ ra Biển Đơng. Tổng diện tích lưu vực của các hệ thống sơng khoảng 4.610 km2.

Quảng Trị có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới một phần cho sản xuất. Tuy nhiên với vùng ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn; ở vùng đồi núi nước ngầm phân bố sâu, do đó để khai thác sử dụng cần có đầu tư đáng kể. 3.1.1.4. Thổ nhưỡng

Theo hệ thống phân loại định lượng của PAO-UNESCO trên bản đồ tỉ lệ 1/50.000, tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất, 32 đơn vị đất và 54 đơn vị phụ. Do đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng nên cần hết sức lư trong q trình bố trí hệ thống sản xuất lâm – nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Trị. Các nhóm đất chính như sau:

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển bao gồm: Bãi cát ven sông, ven biển: 150 ha, Cồn cát trắng: 21.731 ha, Cồn cát vàng: 3.582 ha, Đất cát biển: 9.267 ha.

Đất phèn: Đất phèn ít và trung bình - mặn ít: Diện tích 418 ha; Nhóm đất phù sa: Diện tích 40.492 ha;

Đất lấy và đất than bùn: Diện tích 1.404 ha; Đất đen trên bazan: Diện tích 79 ha;

Đất đỏ vàng: Diện tích 357.191 ha;

Đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 10.871 ha;

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 1.902 ha; Đất xói mịn trơ sỏi đá: Diện tích 4018 ha.

3.1.1.5. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 do UBND Tỉnh Quảng Trị công bố (Báo cáo số 72/BC-UB ngày 23/8/2005), hiện trạng sử dụng đất (Bảng 4a)

phân theo mục đích sử dụng như sau:

Bảng 4a. Hiện trạng sử dụng đất Quảng Trị năm 2005

TT Các loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Tổng diện tích tự nhiên 474.415 100. 2 Đất nông nghiệp 74.441 15.69 3 Đất lâm nghiệp Đất có rừng Đất khơng có rừng 210.852 119.274 44,4 25.14

4 Đất phi nơng nghiệp 40.825 8.6

5 Đất chưa sử dụng 29.023 6.11

Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, Sở Tài nguyên và MT Quảng Trị Đất nơng nghiệp: Tồn tỉnh có 74.441 ha đất sử dụng vào nơng nghiệp, chiếm 15,69% diện tích đất tự nhiên, bình quân khoảng 1.200m2/người, xấp xỉ bằng bình quân chung của cả nước, cao hơn mức bình quân của Bắc Trung Bộ (360m2/người).

Bảng 4b. Hiện trạng đất lâm nghiệp Quảng Trị năm 2007 TT Các loại đất rừng Đất có rừng (ha) Khơng có rừng (ha) Tổng (ha) 1 Đất rừng sản xuất 91.052 74.490 165.542 2 Đất rừng đặc dụng 57.899 10.621 68.790 3 Đất rừng phòng hộ 61.901 33.893 95.794 Tổng cộng 210.852 119.274 330.126

Nguồn: Kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Quảng Trị

Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh là 210.852 ha chiếm 44.4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích rừng đặc dụng (có rừng) là 57.899 ha chiếm 12.2 % tổng diện tích tồn tỉnh.

Đất phi nơng nghiệp: Diện tích 40. 825 ha chiếm 8,61 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất chưa sử dụng: Theo thống kê đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá tồn tỉnh có hơn 29. 023 ha, chiếm 6.11% tổng diện tích đất tự nhiên.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.1.2.1. Nông –lâm nghiệp

a. Sản xuất nơng- lâm nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng các loài cây của tỉnh Quảng Trị là 94.909 ha. Trong đó, đất trồng cây lương thựclà 49.261 ha, chiếm 51,9% tổng diện tích gieo trồng, bao gồm các lồi cây chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, rau, đậu. Đất trồng cây công nghiệp hàng năm: 6.181 ha, chiếm 6,5% tổng diện tích gieo trồng bao gồm các loài cây chủ yếu là mía, lạc, vừng, thuốc lá, dâu tằm. Đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm: 16.765 ha, bao gồm các lồi cây chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè chiếm 17,7% tổng diện tích gieo trồng. Diện tích cây ăn quả: 4.431 ha, chiếm 4,7%, bao gồm các loài cây chủ yếu là cam, bưởi, dứa, chuối, xồi, mít. (cịn lại là diện tích trồng các lồi cây khác). Bình qn diện

tích đất nơng nghiệp trên đầu người đạt 1.500 m2. Năng suất bình qn một số lồi cây trồng chủ yếu tỉnh Quảng Trị như sau: Năng suất lúa: 45,9 tạ/ha; Năng suất ngô: 20,0 tạ/ha/năm; Năng suất khoai lang: 64,9 tạ/ha/năm; Năng suất sắn: 130,4 tạ/ha/năm.Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2004 là 219.483 tấn. Sản lượng cây lương thực quy thóc bình qnđầu người đạt 353 kg/người/năm

b.Chăn ni

Quảng Trị là tỉnh có tiềm năng đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, song chăn nuôi chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu ngành nông nghiệp (chiếm khoảng 30%). Những năm vừa qua, ngành chăn nuôi đã được chú ý đầu tư từng bước phát triển và dần đi vàoổn định. Tồn tỉnh hiện có 37.899 con trâu, 61.786 con bò , 242.353 con lợn, 93 con ngựa, 8.598 con dê và 2.100.000 con gia cầm.

c.Thuỷ sản

Tồn tỉnh hiện có trên 3.400 phương tiện đánh bắt hải sản với sản lượng cá khoản 1.776 tấn, tôm khoảng 1.225 tấn. Giá Trị sản xuất của ngành thuỷ sản năm 2004 (giá hiện hành) là 333 tỷ đồng, trong đó đánh bắt: 198 tỷ đồng, nuôi trồng: 115 tỷ đồng và dịch vụ nghề cá: 20 tỷ đồng.

3.1.2.2. Công nghiệp và thương mại- dịch vụ a. Công nghiệp

Tồn tỉnh hiện có 5.981 cơ sở sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu (5.659 cơ sở, chiếm 95%)là các cơ sở công nghiệp chế biến(sản xuất thực phẩm và đồ ăn uống , may mặc...). Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá hiện

hành) là 843 tỷ đồng. b. Xây dựng

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu xây dựng tăng cao đã thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2004 (theo giá hiện hành) là 840,4 tỷ đồng.

c. Thương mại và dịch vụ

Trên địa bàn hiện có 14.562 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sản, nhà hàng, thu hút hơn 20.000 lao động. Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) của ngành thương mại và dịch vụ là 457,32 tỷ đồng.

3.1.2.3. Dân số

Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2004; Cục Thống kê QT 2005 [2], dân số tồn tỉnh năm 2005: 625.067 người; Trong đó dân cư ở vùng nông thôn: 469.569 người (75,12%), dân cư sống ở vùng thành thị 155.498 người (24,88%). Cơ cấu dân số nông thôn/thành thị thay đổi nhanh theo hướng giảm dân số sống tại vùng nông thôn. Năm 1990: Dân số nông thôn chiếm 84,47%, thành thị: 15,53%. Năm 1995: Dân số nông thôn chiếm 79,28%, thành thị: 20,72%. Năm 2000: Dân số nông thôn chiếm 76,49%, thành thị: 23,51%.

Cơ cấu dân số: Nữ: 315.780 người (50,52%), Nam: 309.287 người (49,48%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,37%.

Dân cư Quảng Trị bao gồm 3 nhóm cộng đồng các dân tộc chủ yếu: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Dân tộc Kinh chiếm khoảng trên 90%, Vân Kiều 7%, Pa Kô 2%, các dân tộc khác dưới 1%. Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hương Hố, Đakrơng) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.

Tổng số lao động hiện có trong tồn tỉnh là 314.771 người, trong đó lao động nữ 158.480 (50,35%). Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 80%, trong khu vực Nhà nước trên lĩnh vực nông – lâm nghiệp là 1.500 người.

Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố không đều, vùng đồng bằng chiếm khoảng 60%, vùng trung du miền núi là 31% và vùng ven biển có 9%.

3.1.2.4. Y tế - giáo dục a. Hệ thống cơ sở y tế

Tồn tỉnh hiện có 02 bệnh viện đa khoa, 9 trung tâm y tế ở các huyện, thị xã, 17 phòng khám đa khoa khu vực và 138 trạm y tế xã phường với 1.528 gường bệnh và 1.722 cán bộ y tế (trong đó có 330 bác sỹ và trên đại học), hằng năm khám chữa bệnh cho khoảng trên 1 triệu lượt người.

b. Hệ thơng giáo dục

Tồn tỉnh hiện có 949 lớp mẫu giáo, 170 trường tiểu học, 95 trường phổ thông cơ sở và 27 trường phổ thông trung học. Quảng Trị hiện có 2 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường cao đẳng và 1 trường đào tạo cơng nhân kỹ thuật, ngồi ra cịn có trung tâm dạy nghề ở các huyện ,thị. Năm học 2004 - 2005 tồn tỉnh có 4.712 lớp học với hơn 158 nghìn học sinh và 7.715 giáo viên phổ thông .

3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thơng

Tồn tỉnh hiện có khoảng 3.300 km đường ơ tơ, trong đó có 368 km quốc lộ và 414 km tỉnh lộ, mật độ đường giao thông tại Quảng Trị là 0,7 km/km2 lãnh thổ, trong đó vùng ven biển là 3,2km/km2, vùng đồng bằng là 1,7 km/km2 và vùng miền núi là 0,4 km/km2. Tuy đã tích cực đầu tư phát triển nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế: Mật độ đường vùng trung du - miền núi còn quá thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. Riêng đường nơng thơn hơn 85% là đường đất, trong đó vùng trung du - miền núi còn tới 95% và vùng ven biển gần 96%. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể tới khả năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và vùng trung du - miền núi, ven biển nói riêng. Ngồi đường bộ, Quảng Trị cịn có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua, có cảng Cửa Việt cơng suất thông hàng 200.000 tấn/năm

(giai đoạn I) góp phần nâng cao khả năng lưu thơng kinh tế -hàng hố, đặc biệt trong lưu thơng xuất nhập khẩu thuỷ - bộ từ Cửa Việt theo quốc lộ 9 với khu thương mại Lao Bảo, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

b. Hệ thống điện

điện, nhất là hệ thống lưới điện quốc gia đã góp phần thúc đẩy mạnh quá trình kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng có tính chất quyết định đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế - sản xuất giữa các vùng, đặc biệt đối với các vùng cịn nhiều khó khăn như miền núi, ven biển.

c. Hệ thống thơng tin liên lạc

Đến hết năm 2004 tồn Tỉnh đã có 46.717 máyđiện thoại, bình qn 7,4 máy/100 dân và 11 bưu điện huyện, thị xã, 33 bưu cục khu vực, 93 bưu điện - văn hóa xã. Đã có 122/139 (chiếm 88%) UBND cấp phường, xã được trang bị máy điện thoại.

3.1.2.6. Đánh giá chung

a. Những thành tựu

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2004 của tỉnh Quảng Trị là: 2.777 tỷ đồng(theo giá hiện hành), trong đó:

Giá trị sản phẩm Nông- Lâm nghiệp và Thuỷ sản: 1.081,6 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm của khối Công nghiệp và Xây dựng : 604,2 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm của khối Dịch vụ: 1.091,2 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao của Quảng Trị đã đưa giá Trị GDP trên điạ bàn năm 2004 tăng gấp 2 lần so với năm 1995(theo giá so sánh) và thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đạt 4,44 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 1995 (theo giá hiện hành), tuy nhiên so với mức thu nhập bình qn tồn quốc, chỉ đạt ở mức trung bình.

Thời kỳ 1995 - 2004 kinh tế Quảng Trị có nhịp đổ tăng trưởng bình quân trên 8% năm (so với thời kỳ 1990 1995: 2,2%), trong đó tốc độ tăng trưởng

bình qn của ngành nông – lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 7%/năm; của ngành

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 35 - 44)