Đặc điểm đa dạng Thực vật ở Tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 46 - 51)

Có thể nói, Quảng Trị là tỉnh mà tính đa dạng thực vật cịn ít được nghiên cứu, vì thế mà những số liệu tính đa dạng thực vật của vùng còn thiếu nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân, hiện nay Quảng Trị mới chỉ có một khu bảo tồn duy nhất có quyết định thành lập đó là khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Dựa vào kết quả đề tài nghiên cứu tính đa dạng thực vật tỉnh Quảng Trị gần đây và những cơng trình đã công bố từ trước, chúng tôi thống kê được khu hệ thực vật này có khoảng 1813 lồi thực vật bậc cao và được phân theo các ngành như sau. Bảng 5. Tính đa dạng thực vật tỉnh Quảng Trị TT Ngành Loài Chi Họ 1 Ngành quyết lá thông 1 1 1 2 Ngành thông đất 8 2 2 3 Ngành cỏ tháp bút 1 1 1 4 Ngành dương xỉ 85 55 25 5 Ngành hạt trần 18 8 6 6 Ngành hạt kín 1700 843 176 7 Tổng cộng 1813 910 211 Nguồn: Tổng hợp và phân tích

Kết quả thống kê cho thấy, trong hơn 211 họ thực vật đã phát hiện tại Quảng Trị thì họ Thầu dầu (Euphorbiaceace), họ Đậu (Fabaceace), họ Dẻ (Fagaceace), là những họ có số lồi nhiều nhất tại Quảng Trị, nhiều họ khác tuy

ít về số lượng chi lồi nhưng lại giàu về số lượng cá thể và là những họ giữ vai trị quan trọng trong thành phần lồi cây của hệ sinh thái thảm thực vật như họ Bứa(Clusiaceace), họ Trám(Burseraceace)....

Trong số các chi và lồi nói trên, các nhà khoa học cũng đã thống kê được khoảng 120 loài cho gỗ chủ yếu ở khu vực, trong đó có nhiều lồi cây gỗ q có giá trị sử dụng cao và được thị trường ưa chuộng như: Pơmu

(F.hodginsii), Thông nàng (P.imbricatus), Táu mật (V.odorata), Sến mật (Madluca pasquieri)...Và khoảng 500 lồi thực vật có thể dùng làm dược liệu,

trong đó có khoảng 200 lồi đang được sử dụng rỗng rãi trong nhân dân. Đặc biệt vùng này có các lồi dược liệu quý như: Linh chi G.luccidum (Ganodermataceace), Trầm hương A.crassna (Thymeleaceace), Quế

Cinnamomum spp....Theo quan điểm của một số tác giả thì sự phong phú về

thành phần loài cũng như giá trị kinh tế của khu hệ thực vật được chứng minh bằng sự tiếp nhận ba luồng di cư lớn đưa các nhân tố ngoại lai thuộc các hệ thực vật vùng lân cận xâm nhập vào như sau:

Luồng nhân tố Hymalaya qua Vân Nam, điển hình là các loài cây gỗ thuộc các chi Fokienia, Calocedrus, Pinus..;

Luồng nhân tố Malaysia - Indonesia, điện hình là họ Dầu

(Dipterocarpaceace), các chi Hopea, Parashorea;

Luồng nhân tố Ấn độ - Miến điện, điện hình là họ Bàng (Combretaceac), Cỏ roi ngựa (Verbenaceace).

3.3.2. Các loài thực vật quý hiếm ở Quảng Trị

Để phân loại tình trạng các lồi thực vật q hiếm tỉnh Quảng Trị chúng tôi sử dụng cấp đánh giá ghi trong Sánh đỏ Việt Nam (1996) như sau:

Cấp E -Đang nguy cấp. Cấp V- Sẽ nguy cấp

Cấp R - Hiếm.Cấp T- Bị đe doạ. CấpK - Thiếu dẫn liệu.

Các loài thực vật quý hiếm phát hiện thuộc khu bảo tồn Đakrông và các khu bảo tồn đề xuất ở Quảng Trị được tổng hợp trong bảng 6.

Bảng 6. Các loài thực vật quý hiếm của hệ thống RĐD đề xuất ở tỉnh Quảng Trị

Tên loài

Các khu RĐD ở tỉnh Quảng Trị (Theo số thứ tự ghi tại Bảng 14)

(1) (2) (3)

1. Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) 2. Trầm hương (Aquilaria crassna) 3. Gụ lau (Sindora tonkinensis) 4. Kim giao (Nageia fleuryi)

5. Vàng đắng (Coscinium fenestratum) 6. Hoàng đằng (Fibraurea recisa) 7. Lát hoa (Chukrasia tabularis)

8. Huyết đằng (Sargerntodoxa cuneata) 9. Ba gạc lớn (Rauvolfia combodiana) 10. Rau sắng (Melientha suavis)

X X X X X X X X X X (*) O X X O X O X O X O (**) X X X O X O X O O O (***)

Nguồn: Tổng hợp và phân tích Chú thích:

X: Có xuất hiện O: Không xuất hiện 1. Khu BTTN Đakrông

2. Khu BTTN đề xuất Bắc Hướng Hoá

3. Khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại

(*) và 23 lồi khác (xem tuyển tập báo cáo Khu BTTN Đakrông và kết quả điều tra bổ sung thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng)

(**) và 31 lồi khác (xem báo cáo Dự án xây dựng Khu BTTN Bắc Hướng Hoá, 12/2006; trang 18 và 19)

(***) và 13 loài khác (xem báo cáo Dự án xây dựng Khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại huyện Đakrơng, 9/2006; trang 10).

Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy ở Khu BTTN Đakrơng có tất cả 33 lồi, trong khi đó ở Khu BTTN đề xuất Bắc Hướng Hố có 36 lồi nhưng trong số đó lại chỉ có 5 lồi trùngở Khu BTTN Đakrơng, cịn tại Khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại huyện Đakrơng có 18 lồi thì trong số đó cũng chỉ có 5 lồi gặp ở Khu BTTN Đakrơng. Sự sai khác đó có thể được giải thích với nhiều lý do khác nhau như sự hạn chế của quá trình điều tra nghiên cứu, đặc điểm sai khác về tính chất hệ thực vật, độ cao địa hình, khí hậu và mức độ bị tác động v.v.Nhưng do chưa có số liệu nghiên cứu đầy đủ nên những nhận xét trên đây chỉ là giả thuyết.

3.3.3. Những vấn đề bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Quảng Trị

Các hoạt độngbảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Trị nói chung chưa được thực hiện mạnh như các tỉnh trong khu vực. Nói như vậy khơng có nghĩa là cơng tác bảo tồn ĐDSH ở Quảng Trị không quan trọng, mà trái lại cần được coi đây là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước hết do độ che phủ của rừng Quảng Trị hiện ở mức thấp hơn (44,4%) so với ở các tỉnh lân cận như Quảng Bình (độ che phủ là 66,2%). Vì vậy, việc hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn những hoạt động làm xâm hại đến rừng và tài nguyên rừng là vô cùng cấp thiết.

Trong những năm gần đây, ngồi khu BTTN Dakrơng đã được thành lập tỉnh Quảng Trị và các cơ quan chức năng của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất hai khu vực để thành lập khu BTTN ở Bắc Hướng Hố và đường Hồ Chí Minh Huyền. Đây là một sự cố gắng đáng ghi nhận, có thể nói, các khu nói trên có giá trị đa dạng sinh học đặc trưng của loại hình rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, có nhiều loài cây gỗ quý, khu hệ động vật cũng rất

phong phú v.v. Hơn nữa là hiện nay, tuy diện tích được quy hoạch với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tại tỉnh Quảng Trị cịn nhỏ, nên để góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa đạng sinh học, ngoài hệ thống rừng đặc dụng hiện có cần phải tiến hành nghiên cứu triển khai và áp dụng vào thử nghiệm phương thức bảo tồn tại trang trại (on –Farm conservation)

3.3.4. Hiện trạng bảo tồn Đa dạng sinh học ở Quảng Trị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều khu vực có tính đa dạng sinh học phong phú, trong đó phải kể đến khu BTTN Đakrơng đã được Chính phủ phê duyệt, ngồi ra cịn phải kể đến các khu mới đề xuất thành lập như khu BTTN Bắc Hướng Hoá, khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Tất cả những khu này đều là những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, đặc trưng của loại hình rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, có nhiều lồi động thực vật quý hiếm, trong đó đáng chú ý sự tồn tại của các loài cây gỗ q như: Thơng nàng

(Dacrycarpus imbricatus), Chị nâu (Diterocarpus retusus), Gụ lau (Sindora tokinesis) , Lim xanh (Erythrophleum fordii), và sự hiện diện của những loài

động vật quý hiếm và đặc hữu như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), các loài

trỉ thuộc giống Lophura, các loài linh trưởng như: Vooc vá chân nâu (Pygathrix nemeaus), Voọc đen má trắng(Nomascus leucogenis),..

Bảo tồn các loài đặc hữu, quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng có thể sử dụng các giải pháp sau:

Bảo tồn nguyên vị ( in- situ) các loài thực vật quý hiếm tại Quảng Trị

Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của một số lồi thực vật thì biện pháp bảo tồn tại chỗ là một biện pháp bảo tồn hữu hiệu nhất, đặc biệt là đối với những loài cây bản địa, phân bố tập trung và có khả năng tái sinh tự nhiên. Bảo tồn tại chỗ được đề xuất cho hầu hết các loài cây rừng ở Quảng Trị, do thường khó tạo thành rừng trồng đơn lồi hoặc khó tái sinh trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Tuy nhiên hình thức bảo tồn này ở Quảng Trị chưa được phát triển ngang tầm với các tỉnh khác trong khu vực. Hình thức bảo tồn tại chỗ trong tỉnh là bảo vệ rừng, thông qua bảo vệ rừng là bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, có giá trị. Hình thức bảo tồn này chủ yếu dựa vào việc vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện và hiệu quả của nó phụ thuộc vào ý thức tự giác của người dân và sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội địa phương, cho nên kết quả đạt được còn thấp.

Bảo tồn ex-situ các lồi sinh vật nói chung và thực vật nói riêng được thực hiện bằng cách tách rời cây hoặc vật liệu nhân giống của chúng ra khỏi vùng phân bố tự nhiên để đưa vào trong các bộ sưu tập cây sống (vườn thực vật hoặc rừng trồng). Công tác bảo tồn ex-situ ở Quảng Trị nói chung là chưa phát triển, chưa có các cơng trình nghiên cứu và đề xuất lớn trong lĩnh vực này. Trong vùng hiện chưa có bộ sưu tập thực vật sống hay vườn thực vật có tầm cỡ khu vực hay quốc gia. Cơng tác sưu tập mẫu vật sống trong khu bảo tồn thiên nhiên chưa được quan tâm để tương xứng với sự giàu có của tính đa dạng sinh vật trong vùng.

Để đẩy mạnh cơng tác bảo tồn ex-situ các loài thực vật quý hiếm, các lồi có giá trị khoa học và sử dụng cao tại Quảng Trị, theo chúng tôi, trước hết cần tổ chức và nâng cao năng lực của ban quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể hiện nay là Khu BTTN Đakrông, tiếp theo là xây dựng bộ sưu tập sống các loài thực vật thuộc các hệ sinh thái rừng trong tỉnh và bước đầu thu thập các loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, các lồi có giá trị sử dụng cao đang bị khai thác và lạm dụng.

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 46 - 51)