Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 44 - 46)

Hoạt động điều tra nghiên cứu ĐDSH ở tỉnh Quảng Trị được tiến hành từ lâu, và một trong các cơng trình quan trọng đầu tiên đó là ”Các nghiên cứu chim ở tỉnh Quảng Trị và các khu vực lân cận vùng Trung Bộ Việt Nam” được xuất bản bởi Jean Dealacour và Pierre Jabouille vào năm 1925 [19, 20]. Các địa điểm điều tra tại Quảng Trị vào thời gian đó có thể kể đến từ Vĩnh Linh đến thị xã Đông Hà vào đến Hải Lăng ở phía nam, đi về phía tây có các khu vực nằm dọc theo đường 9 như Cam Lộ, Hướng Hoá, Làng Khoai, Khe Sanh, Làng Vây đến Lao Bảo (bản đồ số 3, Phần Phụ lục). Trong kết quả điều tra các nhà điểu học người Pháp nói trên đã mơ tả nhiều vật mẫu thuộc 311 loài và phân loài chim thu được tại các địa điểm nghiên cứu. Đáng chú ý là lồi chim Cơng (Pavo

muticus) có 01 mẫu con cái thu tại Cam Lộ vào tháng 4 năm 1924; Gà lôi lam

mào trắng (Lophura edwardsi), thu 07 mẫu con đực và 3 mẫu con cái tại Cam Lộ vào ngày 29 tháng 11 năm 1923 và ngày 16 tháng 4 năm 1924. Già đẫy java

(Leptoptilos javanicus) thu tại Quảng Trị vào tháng 5 năm 1924; Niệc đầu trắng (Berenicornis comatus) thuộc họ Hồng Hoàng thu mẫu vào tháng 10 năm 1923;

Trĩ sao (Rheinartia ocellata) có nhiều mẫu đã thu tại Cam Lộ vào tháng 1,4 năm 1924. Gà lơi hơng tía (Lophura diardi) chỉ có 01 con đực thu mẫu ở Lao Bảo vào ngày 25 tháng 2 năm 1924. Tại Quảng Trị cịn có đến gần 20 lồi chim ăn thịt (như diều, cắt, ưng, đại bàng,...) đã được 2 tác giả này thu mẫu và mơ tả trong tài liệu nói trên.

Tuy vậy, rất tiếc là ngày nay chúng ta chỉ mới tìm thấy lại ở Quảng Trị rất ít trong số các lồi chim kể trên như Gà lôi lam mào trắng, Gà lơi hơng tía và Trĩ sao. Trong danh lục các kết quả điều tra chim gần đây tại Quảng Trị chỉ mới có vài lồi chim ăn thịt được ghi nhận, riêng lồi Cơng và Niệc đầu trắng qua các báo báo điều tra đã cho thấy có thể chúng đã bị tuyệt chủng trong các vùng rừng của Quảng Trị.

Trong thời gian chiến tranh kéo dài cho đến năm 1975, không thể có các điều tra nghiên cứu gìở Quảng Trị. Tại đây, các cuộc điều tra về ĐDSH chỉ mới được bắt đầu vào nửa cuối thập kỷ 90 và cũng chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Đồng thời với hiện trạng rừng và ĐDSH của Quảng Trị bị tổn thương quá nặng nề trong chiến tranh thì các khu rừng đặc dụng tại đây cũng chưa sớm được xây dựng như tại nhiều nơi khác ở nước ta.

Trong vài năm gần đây, các cuộc điều tra nghiên cứu ĐDSH và xây dựng khu BTTN tại Quảng Trị đáng chú ý là các dự án được thực hiện bởi Tổ chức BirdLide quốc tế tại Việt Nam và Viện điều tra quy hoạch rừng Hà Nội trong thời gian từ năm 1995-96 với sự tài trợ của Cộng đồng Châu Âu (EU), tiếp đến là các hoạt động của Tổ chức này tại Khu BTTN Đakrông, Bắc Hướng Hoá do Tổ chức MacArthur Foudation tài trợ. Cũng với sự tài trợ của Tổ chức này, CRES của ĐHQG cũng thực hiện tại những vùng này của Quảng Trị các hoạt động điều tra ĐDSH và giáo dục bảo tồn cho cộng đồng. Ngoài ra, tại Quảng Trị, trong thời gian qua CCKL tỉnh cũng đã phối hợp tiến hành xây dựng một số đề tài chương trình nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các hoạt động điều tra nghiên cứu và phối hợp các hoạt động nghiên cứu khác, cụ thể như phối hợp điều tra chim, lưỡng cư – bò sát và thực vật với Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật Hà Nội trong sự hợp tác với một số Tổ chức quốc tế khác vào thời gian 2003-2007.

Để quản lý các dự án và hoạt động nghiên cứu của mình, từ năm 2006, BirdLife Việt Nam và WWF đã có văn phịng tại CCKL tỉnh Quảng Trị. Cùng với các hoạt động điều tra ĐDSH, từ năm 2004, tại đây Tổ chức BirdLife Việt Nam đã tiến hành các hoạt động xây dựng và triển khai 04 ”Nhóm cộng đồng hỗ trợ công tác bảo tồn ĐDSH” tại xã Hướng Lập (Hướng Hố) và Ba Lịng, Đakrông (Đakrông).

Quảng Trị nằm trong Vùng sinh thái Trung Sơn và trong Kế hoạch bảo tồn ĐDSH Dãy Trường Sơn, WWF đã nghiên cứu đánh giá ĐDSH vùng Trung Trường Sơn [43] và xây dựng Chương trình ĐDSH Trung Trường Sơn [41]. Vùng TTS có 7 tỉnh, Quảng Trị nằm trong vùng ưu tiên bảo tồn số 1 (tiếp theo là các vùng ưu tiên bảo tồn số 2 và 3, ( bản đồ số9, Phần Phụ lục)).

Tất cả các kết quả điều tra nghiên cứu tại Quảng Trị trong thời gian qua đã cho thấy sự phong phú về tài nguyên ĐDSH và yêu cầu cấp thiết của công tác bảo tồn trong đó có việc xây dựng hệ thống RĐD hay Khu BTTN của tỉnh như được trình bày chi tiết tại các phần tiếp theo sau.

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 44 - 46)