Xuất quy hoạch xây dựng hệ thống RĐD ở tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 63 - 64)

3.8.1. Cơ sở pháp lý của việc đề xuất

Việt Nam đang nỗ lực cải cách các chính sách trong bảo tồn và quản lý rừng đặc dụng, một số bộ luật liên quan đã được xây dựng, trong đó có luật ĐDSH . Nhiều văn bản pháp luật đã ra đời đáp ứng những yêu cầu bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã, trong đó phải kể đến Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, các Nghị định, Quyết định, chiến lược được ban hành đã kịp thời góp phần đẩy mạnh những hoạt động bảo tồn trên phạm vi quốc gia. Việc đề xuất thành lập các khu RĐD ở Quảng Trị được dựa trên một số văn bản chính như sau

Luật bảo vệ phát triển rừng ra đời lần đầu tiên vào năm 1991, được bổ sung sữa chữa và ban hành ngày 3/12/2004 [28]. Đây là văn bản pháp lý cao nhất làm cơ sở cho việc thành lập, quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống rừng đặc dụng.

Quyết định 186/TTg – 2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Quy chế quản lý RĐD mới do Chính phủ ban hành là một trong những văn bản toàn diện về vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển RĐD trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các vấn đề liên quan đến rừng đặc dụng như khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch, phân hạng, phân khu chức năng, quá trình hình thành và phê duyệt dự án đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý, các hoạt động chính của rừng đặc dụng....đều được quy định trong quyết định này.

Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12 tháng 10 năm 2005về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng [7], và các văn bản liên

quan khác; Dựa theo những văn bản nói trên chúng tơi đề xuất thành lập các khu RĐD ở Quảng Trịvì nó hồn tồn phù hợp với thực tế và các chính sách và chiến lược quản lý bảo tồn của quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

3.8.2. Cở sở thực tiễn về kinh tế- xã hội tại hệ thống RĐD đề xuất

Tại tỉnh Quảng Trị chủ yếu có hai cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống, đó là người dân tộc Pa Cơ và Vân kiều. Các cộng đồng người dân tộc ở đây đã có lịch sử sinh sống lâu đời gắn bó với các vùng rừng núi thuộc huyện Đakrơng và Hướng Hóa. Mỗi dân tộc có tập qn và tín ngưỡng khác nhau, nhưng mức độ phụ thuộc và cách thức tác động đến tài nguyên rừng lại gần giống nhau. Mức sống cịn rất nghèo, trình độ văn hóa thấp, hiểu biết hạn chế, thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng và hiện nay vẫn còn nhiều hộ sống du canh du cư. Mặt khác do cộng đồng người Kinh nhập cư vào các khu vực này để phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây cơng nghiệp…nên đã dẫn đến việc mở rộng diện tích trồng trọt, làm giảm diện tích rừng và suy giảm đa dạng sinh học của các sinh cảnh rừng ở các đai thấp cũng như tạo thêm nhiều áp lực khác đối với rừng.

Bảng 13. Đặc điểm về dân tộc và nghề nghiệp sản xuất tại các khu RĐD đề xuất

Tên vùng đề xuất Địa điểm

Dân tộc Sản xuất

- KBTTN Đakrông Đakrông Vân Kiều Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 63 - 64)