Nguyên nhân suy thoái rừng, giảm ĐDSH và giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 61 - 63)

3.7.1. Nguyên nhân:

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích rừng, độ che phủ rừng và suy giảm tính ĐDSH như sau.

Đời sống kinh tế và văn hoá của nhân dân địa phương, nhất là vùng miền núi qúa thấp. Người dân chỉ biết sống dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách khai thác, sử dụng mà khơng có khả năng đầu tư để bảo vệ, phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên đó.

Tri thức trong khai thác sử dụng sản phẩm rừng bền vững tại cộng đồng chưa tốt. Chưa có chính sách và chế tài để kiểm soát và quản lý sử dụng sản phẩm rừng và các nguồn tài nguyên sinh vật một cách bền vững.

Cùng với sự phát triển dân số, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đã làm cho môi trường sống của sinh vật bị thu hẹp hoặc bị ảnh hưởng.

Hệ thống văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, các chế tài liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chưa theo kịp sự biến động thực tế của cuộc sống. Sự hiểu biết và thực thi pháp luật của người dân cịn yếu; Chưa kiểm sốt được nạn săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã và các sản phẩm rừng.

Hậu quả của chiến tranh làm ảnh hưởng lâu dài đến nguồn tài nguyên sinh vật và môi trường của Quảng Trị.

Công tác kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, lập và thực hiện kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học còn yếu so với các tỉnh khác trong khu vực. 3.7.2. Một số biện pháp tăng cường công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH

Tuyên truyền, vận động nhân dân để biến công tác bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân. Cần gắn các mục tiêu trên với lợi ích thiết thực trước mắt và lâu dài của người dân địa phương.

Các cơ quan chức năng cần coi công tác bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ tính da dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay để đảm bảo chiến lược phát triển bền vững ở các vùng nông thôn và miền núi của tỉnh nhà. Lồng ghép các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân với bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH như đã được chỉ rõ trong “ Chương trình nghị sự 21”, luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) và luật bảo vệ môi trường (2005) [28, 29].

Triển khai khẩn trương công tác kiểm kê, đánh giá toàn bộ nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là miền núi. Xây dựng chiến lược đúng đắn để quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên.

Kết hợp giữa bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH với phát triển tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái-nhân văn.

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 61 - 63)