KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 86 - 88)

- Khu BT TT Bắc Hướng Hoá Hướng Hoá Vân Kiều Nông nghiệp Khu BTTN đường Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

1. Tiềm năng đa dạng sinh học cao và là một trong hơn 200 vùng ưu tiên bảo tồn ĐDSH trên tồn cầu, có ý nghĩa bảo tồn quốc tế của Quảng Trị thể hiện ở sự có mặt của rất nhiều loài thực vật, động vật hoang dã đặc hữu quý hiếm và đang bị đe doạ. Bước đầu trong hệ thống RĐD đề xuất đã điều tra phát hiện và thống kê được 40 loài thực vật và chim, thú thuộc nhóm đối tượng này ở Khu BTTN Đakrơng, 60 lồi ở Khu BTTN đề xuất Bắc Hướng Hố và 35 lồiở Khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại huyện Đakrơng, đặc biệt là sự có mặt của các lồi Sao la, Mang lớn và Gà lơi lam mào trắng, bị tót...

2. Tổng số loài thực vật, động vật đã phát hiện ở Khu BTTN Đakrông so với cả vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam đạt tỷ lệ 34.27% (tỷ lệ cao nhất là chim đạt 40,72%), và của Khu BTTN đề xuất Bắc Hướng Hố là 24,31% (có tỷ lệ cao nhất là chim, đạt 36,08%), cịn tại Khu BTTN đường Hồ Chí Minhhuyền thoại huyện Đakrông đạt 14,39% (đạt tỷ lệ cao nhất ở đây là thú, 17,49%).

3. Hệ thống các khu RĐD đề xuất thành lập cho tỉnh Quảng Trị gồm 03 khu (Đakrơng, Bắc Hướng Hố, Đường Hồ Chí Minh huyền thoại), trong đó chỉ có Khu BTTN Đakrơng đã chính thức được thành lập năm 2001. Tồn hệ thống có diện tích 68.520 ha , chiếm khoảng 14,54,% diện tích tự nhiên của tồn tỉnh. Hệ thống khu BTTN ở Quảng Trị sẽ đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ phát triển và nâng cao độ che phủ rừng cũng như bảo vệ đầu nguồn của tỉnh, đáp ứng các hoạt động về dịch vụ du lịch và các yêu cầu khác của cộng đồng địa phương.

4. Các giải pháp đề xuất về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Quảng Trị đều dựa trên cơ sợ pháp lý của nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế trước mắt cũng như lâu dài trong tỉnh và tiếp cận được với cả hệ thống RĐD hay Khu BTTN trong cả nước. Tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

- Nhóm giải pháp về phát triển KT - XH nhằm nâng cao đời sống người dân sống trong và xung quanh khu rừng đặc dụng.

- Nhóm giải pháp tổ chức quản lý, nhân lực và quy hoạch các khu RĐD. - Nhóm giải pháp về thể chế chính sách và đầu tư cho các khu RĐD. Đồng thời mơ hìnhđề xuất về tổ chức BQL khu rừng đặc dụng Quảng Trị đã cho thấy tính hợp lý, gọn nhẹ, tinh giảm bộ máy hành chính, tập trung chủ yếu cho các hoạt động bảo tồn tại các vùng rừng cũng như công tác điều tra giám sát về đa dạng sinh học và các hoạt động liên quan trong mỗi khu RĐD

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Các kiến nghị chung

- Khẩn trương triển khai các hoạt động được đề xuất trong Chiến lược quản lý hệ thống Khu BTTN Việt Nam đến năm 2010. Hình thành cơ quan đầu mối chỉ đạo toàn bộ Hệ thống Khu BTTN trong cả nước.

- Hồn thiện các chính sách và văn bản pháp quy cũng như văn bản luật liên quan như Luật về Đa dạng sinh học,...

4.2.2. Các kiến nghị đối với cấp tỉnh và các địa phương liên quan.

- Thực hiện giải pháp trước mắt về việc tiến hành các thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án và thành lập các khu mới đề xuất thuộc hệ thống RĐD tỉnh Quảng Trị. Ưu tiên về tổ chức nhân sự của Ban quản lý và lực lượng bảo vệ rừng, bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo tồn ĐDSH, phòng hộ đầu nguồn, phát triển du lịch sinh thái v.v. Trên cơ sở đó tiến tới thực hiện từng bước các hoạt động thuộc nhóm giải pháp lâu dài như đã trình bàyở trên.

- Sớm xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị chuyển hạng Khu BTTN Đakrông thành Vườn Quốc gia để đệ trình cơ quan các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xem xét và áp dụng mơ hình tổ chức Ban quản lý khu RĐD đề xuất, từng bước triển khai có hiệu quả các giải pháp nêu trên trong phạm vi của tỉnh.

- Quan tâm việc xây dựng các dự án vùng đệm và lồng ghép việc thực hiện dự án vùng đệm với các chính sách, chương trình kế hoạch nhà nước thuộc phạm vi tỉnh và cơ sở.

Một phần của tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo bộ NN và PT nông thôn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)