Đặc điểm cấu trúc rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) tại huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 42 - 52)

Từ những thông tin điều tra ban đầu về khu phân bố Sâm lai châu hiện có ở các địa phương thuộc tỉnh Lai Châu, từ đó xác định và lựa chọn các địa điểm để điều tra trên hiện trường. Các địa điểm điều tra gồm 04 xã: Thu Lũm, Ka Lăng, Tá Bạ, Pa Vệ Sử,...

Kết quả điều tra Sâm lai châu tại Mường Tè trên 4 xã: Thu Lũm, Ka Lăng, Tá Bạ và Pa Vệ Sử cho thấy Sâm lai châu phân bố chủ yếu trong các trạng thái rừng kín lá rộng thường xanh trên núi cao như sau:

* Tại xã Thu Lũm:

Điều tra theo tuyến ở bản U Ma, bản Thu Lũm, bản Coon Khà xã Thu Lũm ở độ cao 1500-1750m, từ chân tới đỉnh, qua nhiều trạng thái rừng, đặc điểm của trạng thái rừng kín lá rộng thường xanh trên núi cao như sau:

Đặc điểm một số ô tiêu chuẩn điều tra độ dốc trung bình 25-300

, vị trí điều tra theo sườn núi, đỉnh giông, độ tàn che từ 0,6-0,8. Mật độ cây trong lâm phần lớn 1500-1600 cây/ha, rừng có trữ lượng trung bình nhỏ hơn 100 m3/ha. Rừng ở đây có cấu trúc 4 tầng nhưng không rõ rệt gồm các tầng sau: Tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B), và tầng thảm tươi (C).

Tầng ưu thế sinh thái (A2): Số lượng cây tham gia vào tầng tán này ít, chủ yếu là một số cây có tán rộng, chiều cao 24-30m. Các họ cây chủ yếu như: Họ Re (Lauracceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Chè (Theaceae) với các loài chủ yếu như: Nhím nước, Dẻ gai, Dẻ quả vát,

Dẻ cọng mảnh, Dẻ ẩn quả, Dẻ đấu nứt, Rè trắng quả to, Trai tai, Sứ đồng, Cồng sữa, Vối thuốc…

Tầng dưới tán (A3): Ở tầng tán này số lượng cây nhiều hơn, cây có chiều cao chủ yếu từ 8-13m, các họ cây ở tầng tán này tương đối giống với tầng ưu thế sinh thái (A2) với các họ thêm vào như họ Sim (Myrtaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae), họ Hồi (Illiciaceae),…và một số loài cây như: Trâm, Đu đủ rừng, Kháo nhậm, Liên đàn bắc bộ, Sung rừng, Nhọc, Thau lĩnh, hồi hoa nhỏ…

Tầng cây bụi (B): Tầng này với các loài cây chủ yếu như: Mâm sôi, Chùy hoa, Lu cu, Linh lào,… một số cây gỗ tái sinh tốt như Vối thuốc, Mỡ, Rè trắng quả to,…

Tầng thảm tươi (C): Các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu như: Thu hải đường hemsleyana, Thu hải đường lông (Begoniaceae), Cao hung đen tía (Urticaceae), Son môi, Lắc bắc bộ, Song bế (Gesneriaceae), ngoài ra còn có Thiên nam tinh (Araceae), Ngủ gia bì hương (Araliaceae), Sơn linh thất tâm (Melastomataceae), Nứa (Poaceae), Kích nhũ hoa vàng (Polygalaceae), Ráng lưỡi hùm (Pterudaceae),…

Bảng 4.1: Tổ thành, mật độ tầng cây cao trong lâm phần có loài Sâm lai châu tại xã Thu Lũm

Tên loài Ký hiệu N (cây) G (m2

) N(%) G(%) IV(%) Dẻ gai Dg 5 0,22 20,8 26,6 23,7 Giổi lá láng Gll 2 0,11 8,3 12,5 10,4 Vối thuốc Vt 2 0,06 8,3 6,7 7,5 Dẻ đấu nứt Ddn 1 0,07 4,2 8,4 6,3 Trai tai Tt 1 0,07 4,2 8,0 6,1 Rè trắng quả to Rtqt 1 0,06 4,2 7,7 5,9 Kháo nhậm Kn 1 0,05 4,2 6,1 5,1 7 loài IV > 5% 13 0,64 54,2 76,0 65,1 11 loài IV< 5% Lk 11 0,20 45,8 24,0 34,9 Tổng 24 0,84 100 100 100

Công thức tổ thành tầng cây cao: 23,7 Dg + 10,4 Gll + 7,5 Vt + 6,3 Ddn + 6,1 Tt + 5,9 Rtqt + 5,1 Kn + 34,9 Lk.

Nhìn vào cấu trúc tổ thành trên cho thấy trong lâm phần tầng cây cao có 18 loài, mật độ 600 cây/ha, trong đó có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV > 5%, chiếm 65,1 %, đây là các loài ưu thế trong lâm phần, các loài khác với 11 loài chỉ chiếm 34,9%. Các loài quan trọng tham gia công thức tổ thành như: Dẻ gai chiếm đến 23,7%, Giổi lá láng 10,4%; Vối thuốc 7,5%,….

* Tại xã Ka Lăng

Điều tra ở theo tuyển tại xã Ka Lăng: Bản Lò Ma, bản Mé Gióng ở độ cao 1300-1680m đặc điểm trong các trạng thái rừng điều tra như sau:

Trạng thái rừng trung bình, độ dốc trung bình 35°, vị trí điều tra sườn trên gần đỉnh, độ tàn che 0,7 - 0,8.

Mật độ cây trong lâm phần lớn khoảng 1500 cây/ha, rừng có trữ lượng trung bình lớn hơn 140 m³/ha. Rừng ở đây có cấu trúc 4 tầng nhưng không rõ rệt gồm các tầng sau: Tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng thảm tươi (C).

Tầng ưu thế sinh thái (A2): Số lượng cây tham gia vào tầng tán này ít, chủ yếu là một số cây có tán rộng, chiều cao 20-25m. Các họ cây chủ yếu như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fegaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Chè (Theaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Xoài (Anacardiaceae),…với các loài chủ yếu như: Trám lá nhỏ, Thị rừng, Trường, Cáng lò, Dẻ Ấn Độ, Dẻ lá to, Dẻ quả vát, Dẻ lá mác, Dẻ cọng mảnh, Dẻ đấu nứt, Rè trắng quả to, Chắp tay bắc bộ, Mỡ , Cồng sữa, Vối thuốc, Xoan nhừ, Ngâu rừng, Gội nếp,…

Tầng dưới tán (A3): ở tầng tán này số lượng cây nhiều hơn, cây có chiều cao chủ yếu từ 8-13m, các họ cây ở tầng tán này tương đối giống với

tầng ưu chế sinh thái (A2) với các họ thêm vào như họ Sim (Myrtaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae), họ Bồ đề (styraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae),… và một số loài cây như: Trâm mốc, Đu đủ rừng, Kháo nhậm, Liên đàn bắc bộ, Sung rừng, Nhọc, Thau lĩnh, Thủ petelot, Côm tầng, Bồ đề, Lá dương xanh, Chân chim,…

Tầng thảm tươi (C): Các loại cây bụi thảm tươi chủ yếu như: Sa nhân, Thảo quả (Zingiberaceae); Thu hải đường hemsleyana, Thu hải đường lông (Begoniaceae); Quyển bá (Selaginellaceae), ngoài ra còn có Thiên nam tinh (Araceae); Sơn linh thất tâm (Melastomataceae); Kích nhũ Hoa vàng (Polygalaceae); Ráng lưỡi hùm (Pterudaceae).

Bảng 4.2: Tổ thành, mật độ tầng cây cao trong lâm phần có loài Sâm lai châu tại xã Ka Lăng

Tên loài kiệu N (cây) G (m2) N (%) G(%) IV(%) Dẻ gai Dg 5 0,30 21,74 29,03 25,4 Dẻ đấu nứt Ddn 3 0,20 13,04 19,59 16,3 Chân chim Cc 3 0,18 13,04 17,88 15,5 Vối thuốc Vt 3 0,14 13,04 13,92 13,5 Cáng lò Cl 3 0,12 13,04 11,20 12,1 Trơn tra Tt 2 0,02 8,70 2,41 5,6 6 loài IV>5% 19 0,97 82,6 94,0 88,3 4 loài IV<5% Lk 4 0,06 17,4 6,0 11,7 Tổng 23 1,03 100,00 100,00 100,00

Công thức tổ thành tầng cây cao: 25,4 Dg + 16,3 Ddn + 15,5 Cc + 13,5 Vt + 12,1 Cl + 5,6 Tt + 11,7 LK

Như vậy, trong lâm phần tầng cây cao có 10 loài, mật độ 557 cây/ha, trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV > 5%, chiếm 88,3%, đây là các loài ưu thế trong lâm phần. Trong các loài này loài quan trọng như: Dẻ gai chiếm đến 25,4%, Dẻ đấu nứt 16,3%, Chân chim 15,5%, Vối thuốc 13,5%, Cáng lò 12,1% và cuối cùng là Trơn trà 5,6%.

*Tại xã Tá Bạ

Điều tra ở bản Tá Bạ, xã Tá Bạ ở độ cao 1400-1700m, trạng thái rừng giàu, độ dốc trung bình 25°, vị trí điều tra sườn núi, độ tàn che 0,5-0,8.

Mật độ cây trong lâm phần lớn 1200- 1600 cây/ha,rừng có trữ lượng lớn hơn. Rừng ở đây có cấu trúc 4 tầng nhưng rõ rệt gồm các tầng sau: Tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng thảm tươi (C).

Tầng ưu thế sinh thái (A2): Số lượng cây tham gia vào tầng tán này ít, chủ yếu là một số cay có tán rộng, chiều cao 24-30m. Các họ cây chủ yếu như: họ Re (Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Dẻ (Fegaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sến (Sapotaceae),họ Chè (Theaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Đơn nem (myrsinaceae) với các loài chủ yếu như: Nhím nước, Dẻ gai, Dẻ quả vát, Dẻ Cọng mảnh, De đấu nứt, Rè trắng quả to, Sụ lá xoài, Re lá cong, Mỡ conifer, Cồng sữa, Vôi thuốc, Cồng rù rì, Bứa lá nhỏ, Mặt Cắt,…

Tầng dưới tán (A3): ở tầng tán này số lượng cây nhiều hơn, cây có chiều cao chủ yếu từ 8-13m, các họ cây ở tầng tán này tương đối giống với tầng ưu chế sinh thái (A2) với các họ thêm vào như họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae), họ Dung (Syplocaceae),… và một số lài cây như: Đu đủ rừng, Chân chim, Kháo nhậm, Sung rừng, Nhọc, Dung,…

Tầng cây bụi (B): tầng này với các loại cây chủ yếu như: Mâm sôi, Chùy hoa, Lấu,… xen lẫn một số cây gỗ tái sinh như Mỡ, Rè trắng quả to, Sung rừng, Sung bán tâm, Cồng rù rì…

Tầng thảm tươi (C): Các loại cây bụi thảm tươi chủ yếu như: Sa nhân, Giềng rừng (Zingiberaceae); Hoa tiên (Aristolochiaceae); Sói rừng (Chloranthaceae); Thanh thiên quỳ (Orchidaceae); Thu hải đường hemsleyana, Thu hải đường lông (Begoniaceae); Cao hung đen tía (Urticaceae); Lắc bắc bộ, Song bế (Gesneriaceae); Quyển bá (Selaginellaceae), ngoài ra còn có Sơn linh thất tâm (Melastomataceae); Ráng lưỡi hùm (Pterudaceae)…

Bảng 4.3: Tổ thành, mật độ tầng cây cao trong lâm phần có loài Sâm lai châu tại xã Tá Bạ

Tên loài Ký hiệu N (cây) G (m2

) N% G% IV% Tô hạp Th 3 0,09 15,79 20,96 18,4 Dẻ lá mác Dlm 2 0,05 10,53 11,46 11,0 Gội nếp Gn 1 0,05 5,26 11,26 8,3 Chắp C 1 0,05 5,26 10,69 8,0 Dẻ gai Dg 1 0,04 5,26 8,59 6,9 Hồng rừng Hr 2 0,01 10,53 3,16 6,8 Trâm T 1 0,03 5,26 6,49 5,9 Lá dương xanh Ldx 1 0,02 5,26 5,66 5,5 Vối thuốc Vt 1 0,02 5,26 5,66 5,5 9 loài IV>5% 13 0,37 68,42 83,93 76,2 6 loài IV<5% 6 0,07 31,58 16,07 23,8 Tổng 19 0,44 100 100 100

Công thức tổ thành tầng cây cao: 18,4 Th + 11 Dlm + 8,3 Gn + 8 C + 6,9 Dg + 6,8 Hr + 5,9 T + 5,5 Ldx + 5,5Vt + 23,8 Lk

Như vậy, trong lâm phần tầng cây cao có 15 loài, mật độ 475 cây/ha, trong đó có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV > 5%, chiếm

76,2%, trong lâm phần. Trong các loài này loài quan trọng như: Tô hạp 18,4%; Dẻ lá mác 11%, Gội nếp 8,3%, Chắp tay 8%,…

*Tại xã Pa Vệ Sử

Điều tra ở bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sử ở độ cao 1800-2000m, trạng thái chủ yếu là rừng nghèo, độ dốc 20-30°, độ che tàn của rừng thấp khoảng 0,5-0,6. Tuy nhiên, Sâm lai châu chủ yếu mọc ở nơi có tầng thảm tươi dày độ tàn che khoảng 0,7- 0,9.

Mật độ cây trong lâm phần lớn 1100-1300 cây/ha,rừng có trữ lượng rất thấp. Rừng ở đây có cấu trúc 3 tầng nhưng rõ rệt gồm các tầng sau: Tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng cây bụi (B) và tầng thảm tươi (C).

Tầng ưu thế sinh thái (A2): Số lượng cây tham gia vào tầng tán này ít, chử yếu là một số cây có tán rộng, chiều cao 15-20m. Các họ cây chủ yếu như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fegaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Trương hội (Tapiscisceae), họ Côi (staphyllaceae), họ Sau sau (Hâmmelidaceae), họ Chè (Theaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae) với các loài chủ yếu như: Dẻ gai, Cà ổi lá da, Dẻ cau, Rè trắng quả to, Lien đàn bắc bộ,Lòng trứng, Re lá cong, Sụ lá dài, Chân chim lá to, Mỡ conifer, Sứ đồng, Vối thuốc, Súm lông, Hồi hoa nhỏ, Trương hôi, Côi núi, Sau sau, Dái ngựa,…

Tầng cây bụi (B): tầng cây này loại cây chủ yếu như: Mâm sôi, Chùy hoa, Lấu, Dung, Đỗ quyên,… một số cây gỗ tái sinh như Rè trắng quả to, Dẻ gai, Côi núi, Chân chim, Vôi thuốc,…

Tầng thảm tươi (C): Các loại cây bụi thảm tươi chủ yếu như: Thu hải đường hemsleyana, Thu hải đường lông (Begoniaceae); Cao hung đen tía (Urticaceae); Son môi; Lắc bắc bộ, Song bế (Gesneriaceae); Quyển bá (Selaginellaceae), ngoài ra c n có Sơn linh thất tâm (Melastomataceae); Ráng lưỡi hùm (Pterudaceae); Sa nhân, Giềng rừng, Thảo quả (Zingiberaceae);

Hoa tiên (Aristolochiaceae); Sói Rừng (Chloranthaceae); Thanh thiên quỳ (Orchidaceae); Râu hùm (Taccaceae), Nho rừng (Vitaceae),…

Bảng 4.4: Tổ thành, mật độ tầng cây cao trong lâm phần có loài Sâm lai châu tại xã Pa Vệ Sử

Tên loài hiệu N (cây) G (m2) N (%) G (%) IV(%) Trường hôi Trh 1 0,075 3,70 18,06 10,9 Re lá cong Rlc 4 0,028 14,81 6,86 10,8 Vối thuốc Vt 2 0,046 7,41 11,20 9,3 Dẻ cọng mảnh Dcm 1 0,056 3,70 13,54 8,6 Lim xẹt Lx 1 0,054 3,70 12,91 8,3 Hồi hoa nhỏ Hhn 3 0,015 11,11 3,55 7,3 Dẻ gai Dg 3 0,014 11,11 3,44 7,3 Súm lông Sl 1 0,043 3,70 10,45 7,1 Chân chim lá to Cclt 2 0,019 7,41 4,64 6,0 9 loài IV >5% 18 66,7 84,6 75,7 9 loài IV <5% 9 33,3 15,4 24,3 Tổng 27 100,0 100,0 100,0

Công thức tổ thành tầng cây cao: 10,9 Trh + 10,8 Rlc + 9,3 Vt + 8,6 Dcm + 8,3 Lx + 7,3 Hhn + 7,3 Dg + 7,1 Sl + 6 Cclt + 24,3 LK

Như vậy, trong lâm phần tầng cây cao có 8 loài, mật độ 675 cây/ha, trong đó có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV > 5%, chiếm 75,7%, trong lâm phần. Trong các loài này loài quan trọng như: Trường hôi 10,9%; Re lá cong 10,8%, Vối thuốc 9,3%, Dẻ cọng mảnh 8,6%,…

Hình 4.5: Đặc điểm cấu trúc rừng khu vực có Sâm lai châu phân bố

* Cây bụi thảm tuơi

Kết quả điều tra lớp cây bụi thảm tươi ở khu vực cho thấy:

Về thành phần loài là tương đối giống nhau chủ yếu là Dương xỉ, Mâm xôi, Chùy hoa, Linh lào, Lấu, Dung, Đỗ quyên,...về thực bì gồm Thu hải đường lông, Lắc bắc bộ, Kích nhũ hoa vàng, Ráng lưỡi hùm, Song bế,...Chiều cao trung bình giảm dần từ chân lên đỉnh (0,8- 0,55m), chiều cao tương ứng giữa các OTC là tương đối đều nhau. Về chất lượng cây bụi thảm tươi ở các vị trí của 4 xã là giống nhau, ở chân đồi chất lượng cây tốt, ở sườn đồi chất lượng cây trung bình, ở đỉnh đồi chất lượng cây trung bình và xấu. Độ che phủ cũng có sự thay đổi tương tự giảm dần từ chân đồi lên đến đỉnh đồi (giảm từ 80%- 53%), độ che phủ ở các vị trí cũng ngang bằng nhau.

Bảng 4.5: Biểu điều tra cây bụi thảm tuơi Địa điểm Thành phần chủ yếu HTB Chất lƣợng Độ che phủ Ghi chú Tốt TB Xấu Thu Lũm

Mâm xôi, Dương xỉ, Chùy hoa, Đỗ quyên, Thu hải đường lông, Kích nhũ hoa vàng, Ráng lưỡi hùm...

0,8m x 80%

Ka Lăng

Dương xỉ, Mâm xôi, Linh lào, Lấu, Dung, Lắc bắc bộ, Kích nhũ hoa vàng, Ráng lưỡi hùm, Song bế...

0,71m x 78%

Tá bạ

Dương xỉ, Đỗ quyên, Linh lào, Lấu, Mâm xôi, Dung, Chùy hoa, Thu hải đường lông, Lắc bắc bộ...

0,63m

x 65%

Pa Vệ Sử

Dương xỉ, Thu hải đường lông, Chùy hoa, Đỗ quyên,

Ráng lưỡi hùm, Kích nhũ hoa vàng,...

0,55m

x 53%

Kết quả điều tra cho thấy đặc điểm thảm thực vật ở khu vực có nhiều điểm giống các tài liệu đã công bố như: Sâm lai châu có đặc điểm ưa ẩm và ưa bóng, mọc rải rác trên đất có nhiều mùn, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, trên đất có nhiều mùn, hoặc rừng có xen lẫn với sặt gai, ở độ cao 1400- 2300m. Độ cao thường gặp từ 1600-1900m. Thực vật đi cùng thường là các loài cây thân gỗ, cây bụi, cây thảo thuộc các họ: Ngọc Lan (Magnoniaceae), Dẻ (Fagacea), Re (Lauraceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Đỗ quyên

(Ericaceae), Hồi (Illiciaceae), Gừng (Zingiberacaea),... nhiều chỗ có Sặt gai (Sinarudinaria griffiana) chiếm ưu thế và một số loài Dương xỉ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) tại huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)