- Nghiên cứu nhân giống cây Sâm lai châu bằng phương pháp nuôi cấy mô
+ Sâm lai châu hoang dã còn rất ít, việc trồng mới theo quy luật tự nhiên còn nhiều hạn chế, do điều kiện sinh trưởng và phát triển đ i hỏi rất cao. Vì vậy cần thực hiện nghiên cứu nhân giống cây Sâm lai châu bằng phương pháp nuôi cấy mô, giúp nhân nhanh loài cây này.
- Phát triển trồng Sâm lai châu trên địa bàn huyện Mường tè, tỉnh Lai châu
+ Thực hiện hỗ trợ hạt giống và cây giống Sâm lai châu đến bà con trong khu vực, cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để cây phát triển tự nhiên đạt kết quả tốt nhất.
+ Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến Sâm lai châu để tạo bước đi mang tính đột phá, khắc phục những nhược điểm trồng Sâm lai châu ngoài tự nhiên, cần nghiên cứu trồng Sâm trong nhà kính, dưới mái che.
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ Sâm lai châu
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm được chiết xuất trực tiếp từ Sâm lai châu.
- Quy hoạch vùng Sâm lai châu
+ Tiến hành quy hoạch vùng Sâm lai châu, hình thành vùng nguyên liệu Sâm lai châu, đưa cây Sâm lai châu trở thành loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.
- Xây dựng Dự án Khôi phục và phát triển cây Sâm lai châu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018 - 2025.
+ Xây dựng Dự án Khôi phục và phát triển cây Sâm lai châu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018 - 2025 với mục tiêu phát triển cây Sâm lai châu cùng các cây dược liệu khác thành cây hàng hóa chủ đạo trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi nơi đây.
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sâm lai châu là cây thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao từ 40 - 80 cm. Thân rễ hợp trục, nằm ngang hay hơi chếch, mập, nạc có nhiều chỗ lõm do vết thân để lại; ít khi phân nhánh; Thân đơn độc, vỏ màu lục, mọc thẳng đứng, nhẵn. Lá kép chân vịt, gồm 3 - 4 lá, mọc vòng ở ngọn; có cuống dài 5 - 10 cm. Lá chét 5; có cuống ngắn, hình thuôn hay mác thuôn, nhọn 2 đầu, mép có răng cưa, thường có lông ở gân mặt trên lá.
Cây có cụm hoa tán đơn, mọc ở ngọn; cuống cụm hoa dài đến 25 cm, gấp 1,5 - 2 lần cuống lá. Cụm hoa có dạng hình cầu, có đường kính từ 2,5 - 4 cm, gồm 70 - 100 hoa. Cuống hoa dài 1,5 cm, mang dày đặc nhú mịn, mọng chất tiết giống như trên cuống cụm hoa. Hoa màu vàng xanh nhạt, có chiều rộng từ 3 - 4 mm. Cánh hoa xếp van trong nụ, tự do, hình thuôn, tù ở chóp, màu lục nhạt, dài gần 2 mm. Mùa ra hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9 (10). Tái sinh chủ yếu tự nhiên bằng hạt. Thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi mới mọc lên từ đầu thân rễ vào đầu mùa xuân năm sau.
Quả mọng, gần hình cầu dẹt (thận) dẹt theo hướng lưng - bụng, đường kính 0,6 - 1,2 cm, khi chín màu đỏ có chấm đen. Có 1 hạt, gần giống hạt đậu tròn, màu xám trắng, vỏ cứng, có rốn hạt.
Sâm lai châu có đặc điểm ưa bóng, mọc rải rác trên đất có nhiều mùn, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, trên đất có nhiều mùn, hoặc rừng có xen lẫn cới sặt gai, ở độ cao 1400 - 2300 m. Độ cao thường gặp từ 1600 -1900 m. Thực vật đi cùng thường là các loài cây thân gỗ, cây bụi, cây thảo thuộc các họ: Ngọc Lan (Magnoniaceae), Dẻ (Fagacea), Re (Lauraceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Hồi (Illiciaceae), Gừng (Zingiberaceae), nhiều chỗ có sặt gai (Sinarudinaria griffiana), chiếm ưu thế và một số loài dương xỉ khác.
Đất đai, thổ nhưỡng: Sâm lai châu phát triển trên các nhóm: Đất mùn trên núi cao >1.700m, đất mùn vàng đỏ trên núi cao 700 - 1.700m. Đất rừng
có Sâm lai châu phân bố nhìn chung thuộc loại đất chua (pH = 3,5 - 5,7); đất khá màu mỡ hàm lượng cacbon hữu cơ 2,88 - 7,23 %, hàm lượng nitơ tổng số 0,25 - 0,76%.
Sâm lai châu là một đối tượng mới được phát hiện và công bố năm 2013 nên ít có tài liệu nghiên cứu. Đây là loài cây có nhiều giá trị về dược liệu, nhưng lại đang bị đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Kết quả bước đầu về trồng bảo tồn sẽ làm cơ sở tạo ra vật liệu giống ban đầu cho việc phát triển mở rộng cây Sâm lai châu trên địa bàn các xã vùng cao huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Các biện pháp kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc cây Sâm lai châu sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình trồng và phát triển thâm canh cây Sâm lai châu tại huyện Mường Tè.
Cần tiến hành thực hiện bảo tồn nội vi và ngoại vi Sâm lai châu; nghiên cứu nhân giống cây Sâm lai châu bằng phương pháp nuôi cấy mô để giúp nhân nhanh và phát triển loài cây này trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
2. Tồn tại
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau: - Do điều kiện về thời gian, kinh phí, loài nghiên cứu mới được trồng sau 2 năm nên các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa xác định được kỹ thuật nhân giống, bảo tồn và phát triển loài Sâm lai châu.
- Một số nhân tố tham gia khó xác định (nhiệt độ, lượng mưa), chi phí tốn kém (phân tích tính chất hóa học đất), nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính vi mô và điều kiện áp dụng trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
- Chưa xác định được ảnh hưởng loại rừng và trạng thái rừng đến sinh trưởng và phát triển của Sâm lai châu.
3. Kiến nghị
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để giải quyết một số tồn tại đã nêu trên về công tác bảo tồn và phát triển loài cây dược liệu quý này tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam phần II - Thực vật. NXB. KHTN & CN, Hà Nội. Tr 82 - 91.
2. Nguyễn Thị Vân Anh, Phạm Quang Tuyến, Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Bùi Thanh Hằng, Đỗ Thanh Hà, Trần Cao Nguyên, Phan Minh Quang (2013), Tính đa dạng thực vật tại 2 xã Mù Cả và Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu . Tạp chí Khoa học lâm nghiệp số 4/2013, trang 3031 - 3037.
3. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 1468 trang.
4. Đỗ Thị Hà, Vũ Thị Diệp, Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Minh Khởi, Phạm Quang Tuyến, Trần Thị Kim Hương, Một số kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và dấu vân tay hóa học Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), Viện Dược liệu, 2014.
5. Phạm Hoàng Hộ (2000), Panax: 515 - 516. Cây cỏ Việt Nam II. NXB Trẻ. 6. Phạm Thanh Huyền (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của 4 loài cây thuốc quý Acanthopanax gralicilistylus W. W. Smith, A. trifiliatus
(L.) Merr., Panax bipinnatifidus Seem., P. stipuleanatus H. T. Tsai & K. M. Feng thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) ở Việt Nam nhằm bảo tồn và phát triển. Đại học Khao học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Nguyễn Quang Hưng, Phạm Quang Tuyến (2014), Báo cáo kết quả điều tra phân tích đất, thuộc đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Tam thất hoang Mường Tè (Sâm lai châu ) ở các xã vùng cao huyện Mường Tè”, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2014.
8. Phan Kế Long (2014a), Nghiên cứu phân loại, phân bố và thành phần hoá học của cây Sâm mọc tự nhiên ở Lai Châu. Hồ sơ nghiệm thu báo cáo tổng
kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo tàng thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2014.
9. Phan Kế Long, Vũ Đình Duy, Phan Kế Lộc, Nguyễn Giang Sơn, Nguyễn Thị Phương Trang, Lê Thị Mai Linh, Lê Thanh Sơn, Mối quan hệ di truyền của các mẫu sâm thu ở Lai Châu trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng matk và ITS - rDNA. Tạp chí Công nghệ Sinh học số 12(2), trang 327 - 337, năm 2014.
10. Lã Đình Mỡi, Châu Văn Minh, Trần Văn Sung, Phạm Quốc Long, Pham Văn Kiệm, Trần Huy Thái, Trần Minh Hợi, Ninh Khắc Bản, Lê Mai Hương, (2013), Họ nhân sâm (Araliaceae Juss.) - Nguồn hoạt chất sinh học đa dạng và đầy triển vọng ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lầm thứ 5, tháng 10 năm 2013.
11. Hoàng Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Tuyến, Trịnh Ngọc Bon (2011), Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu . Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2/2011, trang 1769.
12. Nguyễn Tập (2005), Các loài thuộc chi Panax L. ở Việt Nam. Tạp chí dược liệu 10, 71 - 76.
13. Trần Mỹ Tiên và Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Nghiên cứu một số tác dụng dược lý của lá sâm Việt Nam - Tác dụng chống stress và tác dụng chống oxy hóa”, Tạp chí Dược liệu. 10 (1), tr. 27 - 32.
14. Phạm Quang Tuyến (2014), Kết quả nghiên cứu nhân giống, trồng bảo tồn cây Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) trên địa bàn các xã vùng cao huyện Mường Tè., Tạp chí Viện khoa học lâm nghiệp.
15. Phạm Quang Tuyến (2014), Điều tra kiến thức bản địa về hiện trạng khai thác, mua bán, sử dụng và giá trị dược liệu Sâm lai châu tại Mường Tè. Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm sinh.
Tiếng Anh:
16. Chun Liang, Yan Ding, Jeong Ah Kim, Seo Young Yang, Hye-Jin Boo, Hee-Kyoung Kang, Mahn Cuong Nguyen, and Young Ho Kim (2011)
Poluacetylenes from Panax stipuleanatus and their cytotoxic effects on human cancer cells. Bull. Korean Chem. Soc. 2011, vol 32, No. 9. 3513.
17. C.T.Tsai & K.M.Feng (1975), Panax stipuleanatus C.T.Tsai & K.M.Feng, Acta Phyto tax. Sin. 13(2). (1975), Flora of China 13; 489-491, 2007.
18. Hoo G. Tseng C.J. (1965) “Contributions of the Araliaceae of Chi na”,
Acta Phytotaxônmica sinica, pp. 1-175.
19. Zhang Guang - Hui, Ma Chun - Hua, Zhang Jia - Jin et al. (2015), “Transcriptome analysis of Panax vietnamensis var. fuscidiscus discovers putative ocotillol - type ginsenosides biosynthesis genes and genetic marker”, BMC genomics. 16(1), pp.1.
20. Le Thanh Son and Nguyen Tap (2003), "The basic ecological characteristics Panax vietnamensis Ha et Grushv", Journal of material medicine. 11, pp. 145-147.
21. Chun - Hua Ma, Ni - Hao Jiang, Ming - Hua deng, Jun - Wen Chen, Sheng - Chao Yang, Guang - Qiang Long and Guang - Hui Zhang, Cloning characterization of three squalene epoxidase genes in Panax vietnamensis var. fuscidicus, a rare medicianal plant with high content of ocotillol - type ginsenosides, Pak. J. Bot., 48(6), trang 2453 - 2465, năm 2016.
22. Komatsu K., Chihiro T. and Shu Z. (2005), Ginseng drugs – Molecular and chemical characteristics and possibility as antidementia drugs. Nutraceutical Research 3(1): 47-64.
23. Sun Y, Chen Z, Zhou S, Wei M, and Huang T. Flowering biologycal characteristics of Panax stipuleanatus. US National Library of Medicine, National Institute of Health (2009), Otc; 34(20): 2567-70.
24. Shu Z., Fushimi H., Cai S. and Komatsu K. (2004), Species Identification of Ginseng Drugs by Multiplex Amplication Refractory Mutation System (MARMS). Planta Medica 70(2): 189-192.
25. Tanaka O., Kasai R. and Morita T. (1986), “Chemsitry of Ginseng an Related Plant Rececn Advances”. Abstract of Chinense Medicines, 1(1), pp. 130-152.
26. Tanaka O. (1990), “Recent studies on Glycosides from Plant Drugs of Himalaya and South-Wessern China, Chemogeographical Correlation of
Panax species”, Pure & Appl. Chem., vol 62, 7, pp. 1281-1284.
27.Zhang, XY, Li, CW, Wang, LF, Wang, HM, You, GX, and Dong, YS (2002). An estimation of the minimum number of SSR alleles needed to reveal genetic relationships in wheat varieties. I. Information from large-scale planted varieties and cornerstone breeding parents in Chinese wheat improvement and production. Theor Appl Genet. 106, 112-117.
28. Xiang Q.B. and Lowry P.P., 2007. Araliaceae. – In: Wu C.Y., Rawen P.H. & Hong D.Y. (eds), Flora of China, Vol. 13. Science Press, Beijing, Missouri Botanical Garden Press., pp. 435-491.
29. Zhu, S., Fushimi, H., Cai, S.Q. and Komatsu, K. (2003), Phylogenetic relationship in the genus Panax: inferred from chloroplast trnK gene and nuclear 18S rRNA gene sequences. Planta Medica 69, 647-653.
30. Wen J. (2000), Species diversity, Nomenclature, Phylogeny, Biogeography and Classification of the Ginseng genus (Panax L.,
Araliaceae)”, Proceeding of the International Gingseng Workshop “Utilza of Biotechno, genetic and cultural appoaches for North American and Asia Gingseng improvement”, Zamir K. Punja, pp.67-68.
31. Yunjuan Zuo, Zhongjian Chen, Katsuhiko Kondo, Tsuneo Funamoto, Jun Wen, Shiliang Zhou. DNA barcording of Panax species. Planta Medical 2011; 77: 182 - 187.
32. Zhou, J; Huang, W.G; Wu, M.Z.et al. (1975) “Triterpenoids from Panax L. and their ralationship with taxonomy and geographical distribution”, Acta Phy totax. Sin, 13, pp.29-45.
Trang web: 33. http://samviet.vn/ 34.http://ngoclinhginseng.vn/phan-bo-mot-so-loai-chinh-thuoc-chi-panax-l- tren-the-gioi-bao-gom-ca-sam-ngoc-linh.aspx. 35.http://www.biodivn.com/2013/11/sam-lai-chau-panax-vietnamensis- var.html