Đặc điểm hình thái lá, thân, rễ, hoa, quả, hạt của Sâm lai châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) tại huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 40 - 42)

Kết quả điều tra, phân tích và giám định cho thấy: Sâm lai châu là cây thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao từ 40 - 80 cm. Thân rễ hợp trục, nằm ngang hay hơi chếch, mập, nạc có nhiều chỗ lõm do vết thân để lại; ít khi phân nhánh; đường kính củ 1,5 - 3 cm, chiều ngang từ 1,5 - 2,2 cm khi tươi, 0,8 - 1,2 cm khi khô; không có các các rễ phụ dự trữ mập. Mỗi cây thường có 1 thân mang lá, ít khi 2 hoặc 3 - trừ trường hợp đầu thân rễ bị tổn thương, sau phân nhánh và mọc lên số chồi thân tương ứng. Thân đơn độc, vỏ màu lục, mọc thẳng đứng, nhẵn, cao đến 0,3 m (khi chưa có hoa), 0,7m (khi có hoa), khi tươi có đường kính từ 0,3 - 0,6 cm, khi khô có chiều rộng từ 2 - 4 mm, mặt cắt ngang hình tr n hay hơi có 3 cạnh, xốp ở giữa khi tươi, rỗng khi khô.

Lá kép chân vịt, gồm 3 - 4 cái có khi lên đến 5 - 6 cái, mọc vòng ở ngọn; có cuống dài 5 - 10 cm. Lá chét 5; có cuống ngắn, hình thuôn hay mác thuôn, nhọn 2 đầu, 5 - 13 x 2 - 4 cm; mép có răng cưa, hoặc ở một số ít cây non có thể gặp dạng xẻ lông chim nông cũng khía răng cưa; thường có lông ở gân mặt trên lá.

Mùa ra hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9 (10). Tái sinh chủ yếu tự nhiên bằng hạt. Thân mang lá lụi hàng năm vào mùa đông, chồi mới mọc lên từ đầu thân rễ vào đầu mùa xuân năm sau.

Hình 4.3: Hình thái quả Sâm lai châu Hình 4.4: Hình thái rễ, củ

Cây Sâm lai châu có phân bố tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, cây có cụm hoa tán đơn, mọc ở ngọn, hiếm khi có thêm 1 tán phụ, nhỏ; Cuống cụm hoa dài đến 25 cm, gấp 1,5 - 2 lần cuống lá, cuống cụm hoa mọc đơn độc ở đỉnh thân, giữa vòng lá cao tán lá. Cụm hoa có dạng hình cầu. Lá hoa tổng bao hình tam giác hẹp, dài khoảng 2 mm, mép nguyên. Cụm hoa có đường kính từ 2,5 - 4 cm, gồm 70 - 100 hoa, có khi hơn tùy vào kích thước và tuổi cây, nhưng tỷ lệ đậu quả thấp, chỉ đạt từ khoảng 40 - 50%. Cuống hoa dài 1,5 cm, mang dày đặc nhú mịn, mọng chất tiết giống như trên cuống cụm hoa. Hoa màu vàng xanh nhạt, có chiều rộng từ 3 - 4 mm. Hoa thường mẫu 5 với 5 lá đài nhỏ; 5 cánh hoa; 5 nhị. Đài có răng nhỏ (nhẵn), hình tam giác, màu lục, dài khoảng 0,2 mm. Cánh hoa xếp van trong nụ, tự do, hình thuôn, tù ở chóp, cụt ngang ở gốc, màu lục nhạt, dài gần 2 mm. Nhị đực màu trắng; chỉ nhị hình sợi, dài khoảng 2,5 mm; bao phấn hình thuôn ngắn, dài khoảng 1 mm. Đĩa tuyến mật trên đỉnh bầu thoạt đầu hơi hình nón, sau dẹt dần, toàn bộ màu mận chín. Bầu dưới có 2 lá noãn, hợp hoàn toàn thành bầu 2 ô với vòi nhụy chẻ

đôi đến tận gốc; chúng thường chỉ chiếm 20% số lượng hoa, thường có đến 80% số lượng hoa chỉ có một ô cùng một vòi nguyên phát triển, ô còn lại sớm bị tiêu giảm (thui); quả mọng, gần hình cầu dẹt (thận) dẹt theo hướng lưng - bụng, đường kính 0,6 - 1,2 cm, khi chín màu đỏ có chấm đen. Có 1 hạt, gần giống hạt đậu tròn, màu xám trắng, vỏ cứng, có rốn hạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) tại huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)