Giải pháp bảo tồn Sâm lai châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) tại huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 64 - 65)

- Thành lập vùng cấm ở khu vực có cây Sâm lai châu mọc tập trung

Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống Sâm quý, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cần thành lập vùng cấm ở khu vực có Sâm mọc tập trung tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, đồng thời xếp Sâm lai châu vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.

- Thực hiện bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi Sâm lai châu

Kết hợp bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi: Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:

+ Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên.

+ Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.

Tuy công tác bảo tồn ngoại vi c n tương đối mới ở Việt Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định như bước đầu hình thành mạng lưới lâm phần bảo tồn nguồn gen Sâm lai châu, xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen cho loài Sâm lai châu đang dần tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

- Tuyên truyền bảo vệ cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

+ Trên thực thế, sự hiểu biết và nhận thức đúng về phát triển bền vững Sâm lai châu ở cộng đồng địa phương c n nhiều hạn chế. Điều này đ i hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức của người dân về bảo vệ cây Sâm lai châu. Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa bỏ tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy. Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò tác dụng của Sâm lai châu, cách nhận biết, kỹ thuật trồng Sâm lai châu.

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn để người dân nắm rõ những cách thức và biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ rừng, thực tốt các giải pháp lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng nhờ khoanh nuôi bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) tại huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)