Phân loại theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và khai thác sử dụng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 49)

Mục đích sử dụng LSNG của ngƣời dân địa phƣơng rất đa dạng, bao gồm: làm lƣơng thực, thực phẩm, gia vị, dệt vải, nhuộm sợi, nhuộm răng, chăn nuôi, thuộc da, bện sừng, làm dây buộc, làm lƣới, làm công cụ lao động, dựng nhà, làm đồ dùng trong gia đình, chữa bệnh cho con ngƣời và vật nuôi, bồi bổ sức khỏe, làm đồ chơi, diệt côn trùng, ký sinh trùng, làm mồi đánh bắt cá, săn thú vật,...

Sự phân bố của 545 loài LSNG có trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh theo 6 nhóm công dụng nhƣ trong bảng 3.4. Trong thực tế thì có nhiều loài có nhiều công dụng. Vì thế tổng số lƣợt loài xuất hiện trong các nhóm công dụng ở bảng 3.4 lên tới 782 lƣợt.

Bảng 3.4: Phân bố của các loài LSNG ở KBT Phu Canh theo công dụng

TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%)

1 Nhóm cây cho sợi 45 8,26

2 Nhóm cây cho thực phẩm 107 19,63

3 Nhóm cây cho thuốc 495 90,82

4 Nhóm cây cho dầu và nhựa, dầu béo 43 7,89

6 Nhóm cây cảnh và công dụng khác 93 17,06

Tổng 782 lƣợt/545

loài 143,49

Trong thực tế, khi tìm hiểu về việc khai thác và sử dụng 545 loài cây LSNG vào các mục đích sử dụng khác nhau, đã thống kê đƣợc 782 lƣợt loài đƣợc khai thác để sử dụng cho 6 nhóm mục đích khác nhau. Trong đó, nhóm cây đƣợc các ông lang, bà mế ở các địa phƣơng sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho ngƣời và vật nuôi tại địa phƣơng là nhiều loài nhất, tới 495 loài, chiếm 90,82% số lƣợt loài LSNG đƣợc khai thác, tiếp đến là nhóm cây ăn đƣợc (107 lƣợt loài), nhóm cây cảnh và cây khác (93 lƣợt loài), nhóm cây cho sợi (45 lƣợt loài), nhóm cây nhựa, dầu (43 lƣợt loài) và nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm (28 lƣợt loài).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và khai thác sử dụng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)