Hệ thống quản lý cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và khai thác sử dụng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình​ (Trang 104)

a. Thôn bản quản lý

Một phần nhỏ rừng và đất rừng suy kiệt đƣợc giao cho các xã quản lý. Phần diện tích do xã quản lý đƣợc sử dụng nhƣ là quỹ đất dự trữ để phân chia cho các hộ khi có nhu cầu và để sử sụng vào mục đích chung của xã.

b. Thực tế quản lý

- Mỗi xóm của 4 xã trong khu vực đều có một khu rừng chung của cả cộng đồng, mọi ngƣời dân đều có ý thức bảo vệ và đƣợc quyền khai thác khi cần thiết với số lƣợng nhất định theo quy định của thôn bản.

- Ngoài ra, còn có những khu rừng còn tồn tại bởi yếu tố tâm linh. Cả 4 xã nghiên cứu đều có những khu rừng dạng nhƣ vậy, nhƣ núi Pù Canh và 4 xã đều có rừng nghĩa địa. Ở những khu rừng này không ai dám chặt cây hay đốt rừng.

Nhƣ vậy, cần thiết phải xây dựng đƣợc hệ thống tự quản cơ sở có hiệu lực thì mới có thể quản lý tốt tài nguyên rừng đƣợc. Những sáng kiến và hành động của ngƣời dân địa phƣơng có thể sẽ đem lại sự thành công trong bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

4.7.3. Quản lý tư nhân

a. Thực tế quản lý

Sự quản lý của nhóm tƣ nhân đối với nguồn LSNG phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trƣờng. Hiện nay, ngƣời dân đang chú ý đến 11 loài đang đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, trong đó có một số đối tƣợng trồng trọt (mét, mây nếp, quế, trầm hƣơng, sa nhân, nành anh), và một số đối tƣợng dự tuyển triển vọng (song, luồng, trám, hà thủ ô, máu chó, xạ đen,…). Khi nhu cầu thị trƣờng thay đổi thì sự quan tâm đối với các đối tƣợng đó chắc chắn sẽ thay đổi theo.

b. Cách thức tiếp cận quản lý

Loại cây nào mà thị trƣờng có nhu cầu và có đƣợc một khoản thu nhất định thì ngƣời dân sẽ quan tâm, có thể là trồng hoặc khai thác:

- Trồng cây cho LSNG: việc trồng cây phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời dân và thị trƣờng tiêu thụ. Qua điều tra và phỏng vấn ngƣời dân tại 4 xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng, chúng tôi đã đƣa ra một số loài có triển vọng để ngƣời dân đƣa vào gây trồng nhƣ mét, mây nếp, quế, gió trầm, sa nhân, xạ đen. Đối với một số loài cây phần lớn ngƣời dân thiếu thông tin về khả năng trồng vì vậy cần có các cán bộ về hƣớng dẫn cụ thể cho ngƣời dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ.

- Khai thác cây cho LSNG: việc khai thác trong rừng đƣợc giao đã chú ý đến trừ lại nguồn giống cho sự tái sinh, song PRA cộng đồng tại cả 4 xã cho thấy chƣa có sự hƣớng dẫn nào của cán bộ chuyên môn về các quy trình thu hái – chăm sóc đối với các sản phẩm LSNG, ngay cả đối với những cây hiện đang có nhu cầu thị trƣờng.

c. Bài học từ quản lý tƣ nhân

- Khi rừng đƣợc giao cho hộ, tài nguyên rừng đƣợc bảo tồn, phát triển và đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng địa phƣơng, điều đó cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của Quốc gia.

- Nhu cầu thị trƣờng đang là định hƣớng tiếp cận chính quyết định đến xu hƣớng và cách thức quản lý nguồn LSNG. Xu hƣớng chính là ngƣời dân cố gắng tìm cách trồng đƣợc loại mà thị trƣờng muốn mua. Những loại không hoặc khó trồng đƣợc thì họ tìm cách khai thác hợp lý hơn, không làm mất nguồn giống tái sinh.

4.7.4 Chính sách quản lý tài nguyên

Hiện nay, các chính sách (giao đất khoán rừng, đóng cửa rừng, chƣơng trình 327,…) đã đem lại những thay đổi tích cực về mặt bảo vệ và phục hồi tài

nguyên rừng, nhƣng cũng nảy sinh nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng chƣa ổn định trong cuộc sống của ngƣời dân tộc vùng núi. Họ chƣa tìm đƣợc hƣớng khắc phục khi nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng là gỗ đã không còn.

Hiện nay, ngƣời dân vẫn đang chú ý nhiều đến việc khai thác rừng tự nhiên (rừng chƣa có chủ quản lý) mà chƣa cân nhắc nhiều đến việc khoanh nuôi phục hồi rừng đƣợc giao. Với mức đất canh tác quá thấp trong khi vẫn còn rất nhiều đất rừng lại thuộc các lâm trƣờng quản lý. Vì vậy, việc giao rừng phối hợp cùng các cơ quan chức năng quản lý là một chính sách khả thi đối với ngƣời dân tộc miền núi.

4.7.5 Các chính sách hỗ trợ

Khuyến lâm và quản lý nguồn LSNG:

- Nhà nƣớc và các tổ chức phát triển đã đầu tƣ rất nhiều nguồn lực để thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến lâm nhằm hỗ trợ bảo vệ và phát triển vốn rừng kết hợp với tăng thu nhập cho ngƣời dân. Hệ thống khuyến lâm cũng đã đƣợc cơ cấu từ cấp trung ƣơng đến cấp xóm. Song hầu hết các cán bộ khuyến lâm đƣợc đào tạo cơ bản đƣợc bố trí từ cấp huyện trở lên. Họ đồng thời đảm trách nhiều việc nên ít có điều kiện hƣớng dẫn cụ thể đến nông hộ, mà thông qua hệ thống khuyến lâm viên cấp xã và xóm.

- Các khuyến lâm viên cấp xã và xóm tại điểm nghiên cứu đều chƣa đƣợc đào tạo chính quy, mới qua các lớp tập huấn ngắn ngày, và đây là điểm yếu của hệ thống này. Chính vì vậy cần mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức cho các cán bộ khuyến lâm.

* Qua phân tích tình hình quản lý tài nguyên LSNG ở trên và theo ngƣời dân 4 xã quanh Khu bảo tồn thì có khá nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý và phát triển nguồn LSNG trên địa bàn cần đƣợc quan tâm giải quyết. Sau đây là một số tồn tại chính:

- Nguồn LSNG hiện nay vẫn bị khai thác một cách quá mức, tùy tiện, trách nhiệm quản lý không rõ ràng.

- Ngƣời khai thác thiếu kiến thức kỹ thuật và chƣa có ý thức bảo vệ nguồn lâm sản này.

- Việc phát triển loại lâm sản này chƣa đƣợc quan tâm chú trọng do thiếu vốn, kỹ thuật.

- Địa hình bất lợi gây khó khăn cho việc quản lý nguồn lâm sản này.

4.8. Giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên LSNG tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh thiên nhiên Phu Canh

* Nguyên tắc sinh thái:

Với nguyên tắc sử dụng nguồn LSNG phù hợp với hệ sinh thái rừng: hệ sinh thái rừng có thể đƣợc phân chia thành hai tầng: tầng cây gỗ và tầng cây dƣới tán. Tầng cây gỗ quyết định đến hệ sinh thái, mang ý nghĩa phòng hộ do nhà nƣớc quản lý. Tầng cây dƣới tán- cây cho LSNG do ngƣời dân quản lý với sự tƣ vấn của nhà chuyên môn. Các bài học từ thực tiễn sử dụng và quản lý ở điểm nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng và quản lý của chủ rừng nếu không có sự hỗ trợ chuyên môn về quản lý LSNG sẽ dẫn đến không hiệu quả.

* Chia sẻ lợi ích giữa nhà nƣớc và ngƣời dân:

- Định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời dân đối với tài nguyên rừng: ngƣời dân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng (cây gỗ và đa dạng sinh học) và đƣợc hƣởng lợi từ nguồn LSNG.

- Định hƣớng quản lý tài nguyên rừng: bao gồm cả 3 dạng quản lý: quản lý nhà nƣớc, quản lý tƣ nhân, quản lý cộng đồng, trong đó đối với LSNG đặc biệt coi trọng quản lý cộng đồng với những hƣơng ƣớc cụ thể.

- Sử dụng LSNG bền vững: khai thác hợp lý và xúc tiến tái sinh, trồng cây cho LSNG.

Theo những nguyên tắc trên chúng tôi đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên LSNG tại khu vực Khu bảo tồn nhƣ sau:

4.8.1. Giải pháp về tổ chức

- Tăng cƣờng vai trò quản lý của cấp chính quyền địa phƣơng, phát huy năng lực lãnh đạo của bộ phận cán bộ tổ chức, quản lý của KBT và của xã theo đúng yêu cầu chuyên môn. Đặc biệt cần có sự phối hợp giữa cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh với cán bộ xã trong việc bảo vệ, phát triển rừng. - Lựa chọn ngƣời có năng lực quản lý chỉ đạo, quán xuyến các việc có liên quan, tránh tình trạng nhiều đối tƣợng cùng tham gia quản lý “cha chung không ai khóc”, … sẽ gây bất đồng trong ban điều hành, ngƣời dân sẽ mất niềm tin,.. Ngƣời đƣợc chọn nên là ngƣời địa phƣơng đã qua đào tạo chuyên môn ngắn hạn.

- Khuyến khích ngƣời dân tích cực tham gia trồng các loài cây bản địa, các loài thực vật cho LSNG.

- Tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân về ý thức bảo vệ rừng và tầm quan trọng của rừng đối với nền kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái.

- Để quy hoạch LSNG có tính khả thi và đạt hiệu quả cao thì ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh và lãnh đạo các xã phải quy hoạch rõ diện tích ứng với những kiểu kinh doanh LSNG khác nhau. Đất đai trong khu vực có thể chia thành các loại sau:

+ Đất cho LSNG đa tác dụng: quế, gió trầm, trám trắng, giổi,…

+ Đất cho các loại thực vật lấy nguyên liệu: song, mây, luồng, bƣơng, tre..

+ Đất phục hồi + Đất tự nhiên

4.8.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Tăng cƣờng khuyến nông, khuyến lâm: đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác và kỹ thuật chăn nuôi thấp. Vì vậy, cần tăng cƣờng hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc quanh vùng đệm khu bảo tồn có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cần chú ý các hoạt động bồi dƣỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trƣờng giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.

- Đội ngũ cán bộ kĩ thuật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh cần phải hƣớng dẫn tận tình cho bà con nông dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ LSNG. Vì khi có thu nhập ổn định thì rừng sẽ ít bị tác động.

- Cần thiết phải làm tốt công tác dịch vụ kĩ thuật từ khâu chọn giống cho tới khâu khai thác.

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ: đào tạo ngắn hạn cho ngƣời dân những kiến thức cần thiết, đặc biệt là kiến thức chuyển hóa nƣơng rẫy thành hệ thống nông lâm kết hợp cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và LSNG.

+ Chọn nƣơng rẫy để chuyển hóa thành hệ thống nông lâm kết hợp. + Phối trí cây trồng hợp lí cho hệ thống nông lâm kết hợp.

- Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để cải tạo hệ thống đất đai: vƣờn tạp, nƣơng rẫy, đất bị bỏ hóa lâu ngày,…

- Áp dụng biện pháp khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo tính đa dạng sinh học và môi trƣờng sinh thái bền vững.

4.8.3. Giải pháp về vốn

Đây là giải pháp cần thiết và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển thực vật cho LSNG thì chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc. Vốn rất quan trọng do đó cần phải huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc:

- Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng cho địa phƣơng nhƣ: gây trồng và chế biến dƣợc liệu, song mây, nuôi ong,…

- Đầu tƣ để phục hồi rừng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập cho ngƣời dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

- Đầu tƣ phát triển thị trƣờng lâm sản: vừa góp phần làm tăng thu nhập, vừa lôi cuốn đƣợc ngƣời dân vào bảo vệ, phát triển rừng.

4.8.4. Giải pháp về xã hội

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị của LSNG, khích lệ ngƣời dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp: hiện nay một số nơi chƣa có quy hoạch sử dụng đất, vì vậy diện tích rừng cũng nhƣ diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thƣờng bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất sử dụng có hiệu quả.

- Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ, sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của nhà nƣớc.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lƣợng kiểm lâm, khu bảo tồn với lực lƣợng dân quân, công an viên của các xóm, xã, lực lƣợng quản lý bảo vệ

rừng các xã,… để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng.

- Xây dựng hƣơng ƣớc cộng đồng nhằm kiểm soát việc kinh doanh LSNG. Ngoài ra cần ký kết các hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng với nhà nƣớc về phát triển thực vật cho LSNG và bảo vệ rừng. Thực thi những giải pháp hành chính cứng rắn, xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc với những hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.

- Quản lý tài nguyên trên cơ sở quản lý cộng đồng là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều tham gia. Lồng ghép các hoạt động kinh doanh LSNG với những mục tiêu khác.

4.8.5. Giải pháp thị trường

- Thị trƣờng kinh doanh buôn bán thực vật cho LSNG ở khu vực diễn ra còn nhỏ lẻ, mới chỉ tập trung ở một số mặt hàng chủ yếu nhƣ: song, mây, tre, luồng… Còn thị trƣờng một số loài cây thuốc và các loài cây khác, mặc dù có giá trị kinh tế cao nhƣng chƣa đƣợc ngƣời dân để ý gây trồng rộng rãi do thị trƣờng đầu ra chƣa thật sự phổ biến. Vì vậy cần mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm LSNG.

- Cần có thông tin thị trƣờng đến từng ngƣời dân, tránh tình trạng ngƣời khai thác bị tƣ thƣơng ép giá.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng 4 xã vùng đệm quanh KBT và các vùng lân cận để tìm đầu ra cho các sản phẩm có giá trị.

- Cần xây dựng các cơ sở sơ chế hay chế biến và có kế koạch bao tiêu ổn định cho sản phẩm.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đi đến một số kết luận sau:

- Tổng số 1024 loài thuộc 581 chi, 162 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch cho LSNG ở khu vực KBT Phu Canh đƣợc thống kê và phân loại theo 6 nhóm LSNG. Trong đó có 545 loài LSNG, chiếm trên 53,22% tổng số loài thực vật của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh. Trong đó, kế thừa 479 loài từ các nghiên cứu trƣớc và bổ sung 66 loài LSNG.

- Các nhóm LSNG ở khu vực KBT Phu Canh gồm: nhóm cây sợi có 45 loài (8,26%); nhóm cây ăn đƣợc có 107 loài (19,63%); nhóm cây thuốc có 495 loài (90,82%); nhóm cho tinh dầu, nhựa có 43 loài (7,89%), nhóm cho tanin, thuốc nhuộm có 28 loài (5,14%); nhóm cây cảnh và cây khác có 93 loài (17,06%).

- Dựa trên đánh giá của các cán bộ quản lý lâm nghiệp tại địa phƣơng, đã lựa chọn ra 55 loài chịu áp lực cao của việc khai thác và buôn bán LSNG; 58 loài đang cạn kiệt nhanh chóng trong tự nhiên do khai thác quá mức; 38 loài có khả năng gây trồng tại vùng đệm của KBT Phu Canh, trong đó 15 loài khả thi nhất.

- Trong tổng số 545 loài LSNG ở khu vực KBT Phu Canh có 22 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong số 100 loài đƣợc thu hái từ rừng để bán (ở thị trƣờng địa phƣơng, ngoại tỉnh và xuất khẩu trái ngạch sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và khai thác sử dụng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình​ (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)