Nhóm cây cảnh (cây cảnh, hoa cảnh, cây xanh bóng mát) và cây có công dụng khác (cây cho lá gói, thức ăn chăn nuôi, giá thể trồng nấm, cây cải tạo đất,... ) gồm 93 loài, chiếm 17,06% tổng số loài LSNG ở KBT Phu Canh. Sự phân bố về số lƣợng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm còn lại này đƣợc trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10: Sự phân bố về số lƣợng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây cảnh và cây có công dụng khác ở KBT Phu Canh.
Ngành Họ Chi Loài Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Psilotophyta 1 2,13 1 1,28 1 1,07 Lycopodiophyta 1 2,13 1 1,28 3 3,22 Polypodiophyta 4 8,51 4 5,13 4 4,30 Pinophyta 3 6,38 4 5,13 6 6,45 Magnol- iophyta Magnoliopsida 28 59,57 46 58,97 52 55,91 Liliopsida 10 21,28 22 28,21 27 29,03 Tổng 38 80,85 68 87,18 79 84,95 Tổng cộng 47 100 78 100 93 100
Các loài thuộc nhóm cây này phân bố trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, nhƣng tập trung hầu hết trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm 84,95% tổng số loài của cả nhóm. Trong ngành Ngọc lan, lớp Ngọc lan có số loài chiếm phần lớn, 52 loài, chiếm 55,91%. Trong nhóm này, số loài cây đƣợc khai thác để làm cảnh, làm bóng mát, cho hoa đẹp chiếm phần nhiều, các loài đƣợc khai thác để làm lá gói, làm giá thể trồng nấm, cải tạo đất hay chăn nuôi,… chiếm số lƣợng không nhiều và nằm rải rác ở nhiều chi, nhiều họ.
Các sinh cảnh thƣờng bị khai thác các sản phẩm thuộc nhóm này là rừng (45% lƣợt loài) và đồi núi (21% lƣợt loài).
Các cây thân gỗ đƣợc khai thác nhiều hơn, chiếm tới 40% tổng số loài, chúng cung cấp các loại cây bóng mát, cây cảnh, cây làm giá thể trồng
nấm,… Nhóm tiếp theo là cây thân thảo, chiếm 30% tổng số loài của nhóm. Đa số các loài thuộc nhóm này (185 loài) đều đƣợc khai thác cả cây để làm cảnh, trồng làm bóng mát, trồng làm hoa cảnh,…