Việc đánh giá và lựa chọn các loài có giá trị kinh tế và có khả năng gây trồng dựa vào ý kiến của trên 20 cán bộ quản lý lâm nghiệp tại 4 xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Ban quản lý Khu BTTN Phu Canh, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Trạm khuyến nông - Khuyến lâm theo 4 tiêu chí, đó là: Tính phù hợp; có giá trị kinh tế - xã hội; có ý nghĩa môi trƣờng; có thị trƣờng. Kết quả có 35 loài đƣợc lựa chọn vào danh sách các loài có khả năng gây trồng tại địa phƣơng (khu vực vùng đệm của KBT Phu Canh). Trong 35 loài đƣợc lựa chọn để gây trồng, có 15 loài có số điểm ≥ 18 (điểm tối đa là 20), đó là: Giảo cổ lam (Gymnostemma pentaphylla (Thunb. ex Murr.) Makino); Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot); Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.); Tô mộc (Caesalpinia sappan L.); Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume); Khôi tía (Ardisia silvestris Pit.); Ba kích (Morinda officinalis F. C. How); Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack); Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott); Hoàng tinh vòng (Disporopsis longifolia Craib); Sẹ (Alpinia globosa (Lour.) Horan.); Khoai
Mài (Dioscorea persimilis Prain & Burk.); Hƣơng lâu (Vetiveria zizanioides (L.) Nash ex Smal); Mây tắt (Calamus tetradactylus Hance); Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn); Xạ đen (Celastrus hindsii Benth.et Hook); song mật (Calamus platyacanthus Warb.et Becc).
4.5.4 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, chế biến và sử dụng LSNG
Qua điều tra thực địa và phỏng vấn ngƣời dân 4 xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum, Đồng Ruông thuộc khu bảo tồn Phu Canh chúng ta có thể nhận xét một số vấn đề về thực trạng khai thác, chế biến và sử dụng LSNG nhƣ sau:
* Nhóm cây làm dƣợc liệu:
+ Thuốc bắc và thuốc nam đƣợc nhân ta ƣa dùng không chỉ vì dễ kiếm, rẻ tiền mà còn vì hiệu quả chữa bệnh đƣợc kéo dài, ít gây phản ứng phụ, dị ứng. Nhiều loài thuốc đặc trị các bệnh khác nhau đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (gia truyền) để góp phần chữa bệnh cứu ngƣời.
+ Đối với các loài cây làm dƣợc liệu khi các bộ phận thu hái khác nhau, hoặc cách thức pha chế, chế biến khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau vì vậy cần hết sức chú ý, có những vị thuốc dùng riêng cũng phát huy tác dụng nhƣng có những loại phải dùng phối hợp nhiều loài với nhau để chữa bệnh.
+ Mùa vụ thu hái, cách sơ chế, bảo quản khác nhau tùy theo bộ phận thu hái của từng loài: thân, cành, củ thƣờng khai thác khi đã già hoặc bánh tẻ; hoa thu hái khi còn dạng nụ hoặc khi bắt đầu trổ; quả, hạt làm thuốc thu hái khi còn non, bánh tẻ hoặc già tùy thuộc mục đích sử dụng và tùy từng loài cây.
+ Để bảo tồn nguồn nguyên liệu cây dƣợc liệu đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại và tƣơng lai cần chú ý giữa việc khai thác trong tự nhiên đảm bảo tái sinh với việc nghiên cứu gây trồng các loài cây con làm thuốc.
+ Các loại LSNG này đƣợc thu hái và chế biến cho tiêu thụ gia đình và bán trên thị trƣờng để làm thuốc nam hoặc nấu nƣớc uống nhƣ thuốc nam. Nhìn chung, hình thức chế biến của đa số các loại sản phẩm này cũng rất đơn giản nhƣ phơi/ sấy hoặc sao khô ở các hộ gia đình.
* Nhóm cây cho lƣơng thực, thực phẩm:
+ Nhìn chung các loại LSNG dùng làm lƣơng thực hiện nay đƣợc ngƣời dân thu hái lẻ tẻ cho mục đích sử dụng gia đình là chính. Hình thức chế biến cho sử gia đình cũng rất đơn giản nhƣ nấu canh để ăn trong các bữa cơm gia đình hoặc luộc hay rang để ăn vào các bữa phụ.
+ Các loài cây làm thực phẩm, rau ăn gồm nhiều loài dùng làm rau ăn dƣới dạng cành lá, thân đều khai thác khi bộ phận đó còn non nhƣ rau ngót rừng, rau tày bay, rau dớn, rau đốm… Nếu dùng để chăn nuôi có thể lấy già hơn. Thời điểm khai thác có thể ở các tháng khác nhau trong năm tùy thuộc từng loài cụ thể.
+ Các loại quả có thể khai thác lúc còn non hoặc khi già, lúc xanh hoặc chín tuỳ theo từng loài.
+ Quan trọng nhất trong nhóm này phải kể đến các loại măng tre, măng giang, nứa, nành anh, bƣơng mốc, luồng… của rừng đƣợc ngƣời dân thu hái không chỉ cho mục đích sử dụng gia đình mà phần lớn chủ yếu để bán trên thị trƣờng ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc.
+ Hình thức chế biến và bảo quản các loại LSNG thuộc nhóm này cũng rất đơn giản: đối với các loại rau có thể sử dụng để ăn sống hoặc nấu canh; các loại măng tre, nứa, bƣơng, luồng, nành anh thƣờng đƣợc sơ chế theo kinh
nghiệm cổ truyền của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ luộc, muối chua hoặc luộc rồi phơi khô và dự trữ trên dàn bếp,…
* Nhóm cây dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ:
+ Song mây là các loại LSNG thƣờng dùng để đan lát, làm bàn ghế, lẵng hoa và các đồ dùng gia đình khác. Kinh nghiệm của nhân dân thƣờng dùng chọn những cây mây dài 4- 5m trở lên mới chặt, sau đó bóc bẹ từ phía gốc, vừa bóc vừa kéo để lấy sợi mây ra cuộn thành vòng tròn đem bán; với các loài song chọn những cây trong bụi những đốt phía gốc bẹ đã rụng hết, vỏ thân màu xanh để chặt, vì cây to, bám chắc nên phải nhiều ngƣời phối hợp vừa kéo, vừa bóc bẹ, chặt phát tay bám, cành cây để lấy sợi song, đoạn gần non không lấy vì khi khô dễ bị tóp, nhăn nheo ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm. + Để bảo quản tái sinh của song mây cần khai thác vào mùa quả đã chín là tốt nhất. Song mây khai thác về có thể đem bán tƣơi hoặc cho hun khói, gác trên dàn bếp để dung dần.
+ Tre nứa thƣờng dùng để đan lát chọn các cây bánh tẻ (12- 18 tháng tuổi) dễ chẻ, dẻo, dễ đan và có màu trắng mịn. Nếu dùng để đóng bàn ghế, làm chiếu, dệt mành cần chọn cây già để tránh co ngót, không bị mối mọt, chịu lực tốt.
+ Một số loài cây khác nhƣ Guột thƣờng chọn những cây già, cao, bỏ lá sau đó cắt sát gốc bó thành từng bó đem về tƣớc. Phơi sợi đến khi hơi khô đan là tốt nhất, nếu đan ngay sản phẩm dễ bị co rút, nếu để quá khô thì khó đan vì sợi giòn.
+ Hầu hết các loại sản phẩm này ngƣời dân chỉ sơ chế với công nghệ thô sơ để bán chứ chƣa cho ra sản phẩm cuối cùng là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để bán cho khách du lịch.
* Nhóm cây làm nguyên liệu cho công nghiệp: - Cây cho nhựa:
+ Khi khai thác nhựa sáp cần chú ý tới tuổi cây. Xác định tuổi khai thác nhựa tuỳ thuộc vào từng loại cây, loại đất trồng, mật độ trồng cũng nhƣ tình hình chăm sóc.
+ Thời vụ khai thác nhựa thƣờng vào mùa sinh trƣởng của cây đối với những loài sinh trƣởng nhịp điệu (sinh trƣởng theo mùa) nhƣ Sơn, Sau Sau,… hoặc có thể khai thác kéo dài gần nhƣ quanh năm (với những loài sinh trƣởng liên tục) nhƣ Thông, Trám,…
+ Kỹ thuật khai thác của ngƣời dân thƣờng áp dụng nhƣ đẽo vỏ đục thành hốc và đốt để kính thích nhựa chảy xuống hoặc dùng dụng cụ chuyên dùng tạo rãnh xƣơng cá hoặc rãnh xoắn theo thân cây có máng dẫn và bát hứng nhựa.
+ Nhóm LSNG này đƣợc khai thác cho mục đích thị trƣờng là chính. Nhƣng ở địa phƣơng ngƣời dân ít khai thác nhóm này vì họ không nắm rõ về các cây cho nhựa ở trong rừng và do không có ngƣời mua.
- Các loại cây cho tinh dầu:
+ Với các loại cây này thƣờng thu hái cành, lá bánh tẻ để sử dụng trực tiếp hoặc chƣng cất thủ công nhƣ nấu rƣợu. Ngƣời dân thƣờng sử dụng dƣới hình thức phổ biến là đun sôi dùng gội đầu, tắm, hoặc uống,…
- Các loại cây cho tanin:
+ Các loài cây có vỏ chứa nhiều tanin nhƣ Xà cừ, dẻ,… hay cành lá nhƣ sim, ổi, chè,… thƣờng thu hái, khai thác tƣơi đem về dung ngay dƣới dạng nƣớc sắc. Riêng chè, ổi, sim có thể phơi sấy khô dùng dần.
+ Các loại củ chứa tanin nhƣ củ Nâu, củ Chuối,… thƣờng để đƣợc lâu hơn sau khi thu hái, bảo quản nơi râm mát để dung dần dƣới dạng giã ra ngâm lấy nƣớc hoặc đun sôi nhuộm lƣới, nhuộm da, nhuộm màu quần áo,…
+ Màu nhuộm thực phẩm là sản phẩm tự nhiên do con ngƣời phát hiện và sử dụng bao đời nay. Các loài có lá, củ cho màu nhuộm nhƣ lá dâm bụt, lá sen, củ nâu,… dùng khi còn tƣơi. Các loài có hạt, quả cho màu nhuộm có thể dùng tƣơi hoặc phơi khô.
+ Cách làm nƣớc màu dùng nhuộm thực phẩm, nhuộm quần áo thƣờng đƣợc ngƣời dân áp dụng nhất là phƣơng pháp giã nhỏ ngâm nƣớc, hay đun sôi,…
* Các loài cho LSNG khác: nhƣ nhóm cây làm cảnh, bóng mát ít đƣợc ngƣời dân chú ý đến vì họ phải lo cho cuộc sống hàng ngày nên ít có thời gian cho việc làm đẹp cho gia đình và hƣởng thụ thú vui về tinh thần. Có chăng cũng chỉ một số ít hộ có thu hái các sản phẩm này nhƣ các loại Phong lan rừng về bán khi có yêu cầu của ngƣời mua.
Nhìn chung, các loại LSNG ở địa phƣơng đang đƣợc thu hái theo kinh nghiệm truyền thống của ngƣời dân. Hình thức chế biến các loại LSNG cũng chủ yếu ở dạng sơ chế với công nghệ thô sơ và quy mô nhỏ nên giá trị sản phẩm và khả năng sử dụng còn thấp.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng thực vật cho LSNG ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là nhóm cây cho dƣợc liệu, sau đó là nhóm cây cho lƣơng thực, thực phẩm nên các nhóm cây này đƣợc khai thác rất nhiều, còn các nhóm khác thì chƣa phát huy hết hiệu quả và khả năng vốn có của nó. Do đó, việc tìm kế sách để thay đổi tình hình cho các loài cho LSNG ở đây là rất cần thiết.
Theo kết quả thống kê cho thấy, nhu cầu của thị trƣờng hiện nay là rất lớn đối với một số loại sản phẩm nhƣ Mây nếp, Song mật, Đẳng sâm, Chè dây, Hoàng tinh hoa trắng, Lan kim tuyến, Sa nhân, Bƣơng mốc, Giảo cổ lam,... Giá cả thị trƣờng của các loại này tƣơng đối cao, có thể thống kê một số loại LSNG nhƣ:
+ Mây nếp: Mây phân bố chủ yếu ở rừng lá rộng , mƣa ẩm nhiệt đới, núi thấp, núi trung bình. phân bố ở độ cao 100-800m, chủ yếu tập trung ở độ cao 100-500m. Đặc điểm giống mây nếp là thƣa đốt, tròn đều, vỏ có mầu trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu đƣợc mọi điều kiện thời tiết, cây có khả năng kháng chịu sâu bệnh cao. Gía trị sử dụng: Cây mọc thành bụi kín, có nhiều gai, nên mây nếp thƣờng đuợc trồng làm hàng rào quanh nhà, quanh vƣờn, quanh chuồng trại để bảo vệ gia súc. Là một trong những loài mây đƣợc dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát, tạo mặt bàn ghế cao cấp có giá trị ở thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Mây nếp đƣợc sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở nƣớc ta. Do có sợi với độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt ngoài có màu trắng ngà, bóng rất đẹp, lại dễ uốn; lại có thể kết hợp tốt với kim loại và vật liệu khác nhƣ gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ cao cấp. Mây nếp có khả năng phát triển trên qui mô lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu mây sợi nhỏ cho sản xuất trong nƣớc mà còn có triển vọng lớn để xuất khẩu. Sau khi trồng 3-4 năm, nơi đất tốt có thể bắt đầu khai thác. Bụi mây nếp 20-30 năm tuổi vẫn cho thu hoạch bình thƣờng, không phải trồng lại, nếu đƣợc chăm sóc tốt. Có thể thu hoạch 1-2 năm/lần. Hiện nay giá bán giao động từ 4.000-7.000 đồng/kg sợi mây.
+ Song mật: Cây mọc thành cụm thƣa, đơn tính khác gốc. Thân leo, dài 30 - 40 m (có thể dài đến 100 m), đƣờng kính đến 8 - 10 cm (cả bẹ lá). Bẹ lá rất dài, bao kín thân khí sinh, trên bẹ có nhiều gai dẹt màu vàng dài 8 - 10 cm, gốc rộng 1,8 - 2 mm, gai mọc lật ngƣợc về phía gốc; lá có khuỷu; thìa lìa ở lá non hình ống, có lông hung, gốc có gai, khi già bị rách, có lông cứng; lá xẻ lông chim rất sâu, dài 1,5 - 2,5 cm; thuỳ lá hình bầu dục, không cuống, dài 40 cm, rộng 6 - 8 cm, mặt trên của thuỳ lá có nhiều gai mảnh, mép có gai nhỏ, đỉnh có túm lông, quả khi non màu xanh, khi giả màu vàng nhạt; cùi trắng mọng, vị chua. Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 9 - 11. Tái sinh bằng hạt, tái
sinh tốt ở ven rừng, ven suối. Cây ƣa sáng, mọc ven khe ẩm, ven thung lũng núi đất, chân và sƣờn núi đá, ƣa ẩm, mọc trong rừng thƣờng xanh nguyên sinh và thứ sinh, ở độ cao 400 - 900 m. Loài Song rất có giá trị dùng làm các đồ mỹ nghệ, bàn ghế và các đồ gia dụng khác. Là loài Song có giá trị xuất khẩu cao, giá bán tại khu vựa từ 7000-9000 đ/cây. Loài này đang bị khai thác mạnh trong 10 năm qua, hiện vẫn đang suy giảm về số lƣợng. Loài Song mật đang đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc V). Đề nghị bảo tồn nguyên vị và nghiên cứu các biện pháp gieo trồng thích hợp để khai thác lấy nguyên liệu, tránh chặt phá trong môi trƣờng tự nhiên.
+ Đẳng sâm: Thƣờng đƣợc dùng làm thuốc bổ, là loài thuốc quý và có giá trị kinh tế cao. Tại các vùng giáp biên giới giá bán Đẳng sâm mọc tự nhiên vào khoảng 60.000-80.000 đ/kg khô, có khi lên tới 90.000-100.000 đ/kg, cao hơn Đẳng sâm nhập từ Trung Quốc [35]. Do khác thác nhiều năm, nguồn Đằng sâm ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã giảm sút nghiêm trọng. Hiện ngƣời dân còn khai thác loài Ngân đằng (một loài cùng chi với Đằng sâm) thay thế. Đến nay cả hai loài này đều rất khó tìm thấy trong tự nhiên. Ở khu vực nghiên cứu, theo ghi nhận từ trƣớc kia của ngƣời dân (qua phiếu), Đẳng sâm ở Hòa Bình trƣớc kia khá nhiều, không rõ nguyên nhân nhƣng hiện tại nguồn dƣợc liệu này hiếm thu thập đƣợc từ rừng.
+ Chè dây: Là loài đã đƣợc sản xuất ra sản phẩm Ampelop uống thay chè, còn có tác dụng trị đau dạ dày. Loại dƣợc liệu này có giá bán tại chỗ là 10.000-15.000 đ/kg khô, có nhiều khi lên tới 25.000-30.000 kg/kg. Do khai thác nhiều lần, khai thác không đúng cách nên nguồn chè dây ở đây có khả năng đi đến cạn kiệt. Nhiều khuyến cáo cho bà con để duy trì khai thác chè dây lâu dài trong tự nhiên khi thu hái chỉ cắt lấy phần cành mang lá, để cho cây tiếp tục tái sinh. Tại Khu vực Khu BTTN Phu Canh, Chè dây gặp nhiều
nhƣng cũng chỉ rải rác ở các tuyến điều tra, trữ lƣợng chắc chắn không nhiều, ngƣời dân cũng chỉ khai thác để sử dụng tại cộng đồng, không buốn bán, thƣơng mại.
+ Sa nhân: Phân bố rộng, thuộc cây thân cỏ cao tới 1-2 m. Rễ dài chạy ngang. Lá nhẵn, nhọn ở đầu. Hoa mọc ẩn, ở gốc của thân cây, ít hoa, hoa màu nâu vàng. Vỏ cứng hình quả trứng bao bọc bởi những gai rất nhỏ, mềm, khi chín màu ngả tím, hạt hình cầu, cứng. Sinh cảnh: Mọc dƣới tán rừng, ở những nơi ẩm ƣớt. Hạt sa nhân chứa tinh dầu, cây ra quả vào mùa xuân, thu hoạch hạt vào tháng 8 – tháng 9. Sa nhân là một dƣợc liệu truyền thống dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, đƣợc dùng trong nƣớc và xuất khẩu sang Nhật, Singapore, Hồng Kong. Sa nhân có thể trồng đƣợc ở ngoài rừng, trên đất tốt, ẩm. Tuy nhiên ở Việt Nam sản xuất Sa nhân chƣa thành công trên diện rộng, trong khi ở phía Bắc của Lào đã trồng rộng rãi.
+ Bƣơng mốc: Thân cây cao 15 – 18 m, đƣờng kính thân 10 – 12 cm, lóng dài 40 cm, vách thân dầy 1,5 – 2,3 cm. Thân thẳng tròn đều, nhẵn, nhỏ