Công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12 (Trang 44 - 55)

1.5.1. Vai trò và đặc trưng của công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là quá trình đưa lực lượng lao động có nghiệp vụ truyền hình liên kết lại với nhau bởi những quy chế của tổ chức lao động chặt chẽ để xây dựng kế hoạch, kịch bản chương trình, ban điều hành đội ngũ sản xuất chương trình, nhằm tạo ra một sản phẩm quảng bá du lịch được công luận đặc biệt quan tâm, có khả năng đáp ứng yêu cầu: thông tin đồng thời với sự kiện, trọn vẹn, chính xác.

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình phải được thực hiện ở nhiều phương diện: tổ chức sản xuất về mặt sản xuất bao gồm tổ chức sản xuất về nội dung đến hình tức là thông tin đến nhân sự, phương tiện kỹ thuật, kinh phí có thể sản xuất chương trình mang thông điệp và truyền tải nội dung đến cho khán giả.

Việc tổ chức chương trình truyền hình, nội dung phải được tổ chức đặc thù từ khâu kịch bản đến khâu biên tập. Kết cấu chương trình phải được sắp xếp theo trình tự nhất định mà kịch bản đã đề ra, nhằm tạo ra một loại sản phẩm báo chí được công nhận và quan tâm.

Lực lượng phụ trách thực hiện sản xuất chương trình truyền hình là đội ngũ đạo diễn, phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên, dẫn chương trình có chuyên môn nghiệp vụ báo chí. Đây là những nhà báo có lòng nhiệt tình, yêu nghề, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm làm việc.

Cách thức quản lý, sắp xếp công việc cho cá nhân, nhân sự các phòng ban tham gia chương trình truyền hình phải hết sức chú trọng, phù hợp với năng lực của từng cá nhân và lĩnh vực chuyên môn của từng vị trí đảm nhận. Người làm công tác

sản xuất chương trình truyền hình phải có đầu óc quyết đoán, đánh giá, tổng hợp, biết khai thác những gì là bản chất của vấn đề, đưa ra nhận định xác đáng, nhanh chóng, kịp thời.

Các yếu tố cấu thành sản xuất chương trình truyền hình bao gồm: - Tổ chức nhân sự, nhân lực và kinh phí.

- Tổ chức hệ thống trang thiết bị, kĩ thuật. - Tổ chức sản xuất nội dung.

Tương tự như quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ra một chương trình truyền hình đòi hỏi phải có yếu tố đầu vào, đầu ra, nhân sự và các trang thiết bị, khoa học công nghệ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm.

1.5.2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình được bắt đầu thực hiện khi kịch bản được duyệt. Việc thực hiện được tiến hành trong điều kiện đặc thù của Truyền hình, nó phụ thuộc vào khả năng, trang bị kỹ thuật từ khi bắt đầu đến khi phát song tới máy thu của người xem. Sơ đồ các bước sản xuất một chương trình truyền hình như sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ sản xuất chương trình truyền hình

Để có một chương trình hấp dẫn, ấn tượng và thu hút người xem thì cần những quy trình sau:

Bước 1: Biên tập, đạo diễn. Biên tập Duyệt kịch

bản

Điều độ

sản xuất Sản xuất tiền kỳ

Sản xuất hậu kỳ

Kiểm tra

Biên tập, đạo diễn là những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản đã có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình.

Bước 2: Duyệt kịch bản.

Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là: Kịch bản quay và Kịch bản dựng.

- Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.

- Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.

Kịch bản được biên kịch soạn thảo, sẽ được kiểm duyệt chỉnh sửa lại, để đảm bảo chất lượng của chương trình truyền hình định sản xuất. Đây là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.

Bước 3: Điều độ sản xuất.

Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bố trí nhân lực, phương tiện sản xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng. Được thực hiện ngay sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất.

Bước 4: Sản xuất tiền kỳ.

Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình sẽ được tiến hành quay và ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo.

Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường truyền vệ tinh, hay cáp quang...

Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.

Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu được truyền tới phòng tổng khống chế để phát sóng.

Bước 5: Sản xuất hậu kỳ.

Sau khâu sản xuất tiền kỳ, các biên tập viên sẽ tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình. Sau khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn thành phần tiếng ở phòng tiếng gồm các phần ở kênh CH1 như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh, ... kênh CH2 như tiếng cử động, nhạc.

Cũng giống như khâu sản xuất tiền kỳ, khâu sản xuất hậu kỳ, sau khi hoàn thành, sản phẩm kèm theo là phiếu sản xuất hậu kỳ - là phiếu khảo sát chất lượng kĩ thuật của băng

Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung.

Đây là công đoạn gần cuối của quy trình sản xuất truyền hình, để đảm bảo chất lượng, chương trình sẽ được đưa vào để kiểm tra thông qua nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cấp phiếu nghiệm thu phát sóng của chương trình

Và bước cuối cùng: Phát sóng.

Sau khi hoàn tất tất cả các quy trình sản xuất, thủ tục bắt buộc. Chương trình sẽ được lên lịch phát sóng thông qua các kênh truyền vệ tinh hay cáp quang.

Những công việc cần làm trước khi bấm máy một chương trình truyền hình Mỗi một chương trình truyền hình đều cần sự nỗ lực hết mình trong quá trình làm việc. Cả e-kip phải cẩn trọng trong từng khâu, trau chuốt từng nội dung trong kịch bản… có rất nhiều công việc cần làm trước khi bắt đầu quay một chương trình truyền hình. Có thể điểm qua một vài công việc quan trọng nhất như:

Một là: khảo sát hiện trường

Các chương trình sản xuất tại phim trường thường không cần chuẩn bị quá nhiều về khâu khảo sát hiện trường hoặc đầu tư đạo cụ, thiết bị quay dựng. Hầu hết các thiết bị cần thiết để ghi hình đã được trang bị sẵn sàng. Công việc quan trọng cần làm chỉ là trang trí, bố cục phim trường hoặc sân khấu sao cho phù hợp với nội dung kịch bản. Công đoạn này không mất quá nhiều thời gian cũng như không cần quá nhiều nhân lực.

Tuy nhiên, các chương trình truyền hình thực tế với phương thức sản xuất có hậu kỳ lại phải “vất vả” để có thể bắt đầu bấm máy. Sau khi đã xác định nội dung đề tài, đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình sẽ tiến hành đi thực tế để khảo sát hiện trường. Đây là một bước vô cùng quan trọng để công việc lên hình được thuận lợi. Khảo sát thực tế là yêu cầu có nguyên tắc giúp ê kíp có thể xác định tốt góc tiếp cận cũng như khả năng thực hiện chương trình truyền hình.

Quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu hiện trường, liên hệ cơ sở có thể giúp đoàn sản xuất chương trình kiểm tra được những yêu cầu cũng như kế hoạch đặt ra cho chủ đề đã lên. Khi khảo sát, ê kíp cần có óc tư duy, liên tưởng về góc máy cũng như hình ảnh khi lên hình… cũng như những phát sinh như vấn đề âm thanh, ánh sáng và cách nhân vật xuất hiện.

Hai là, xây dựng kịch bản - kết cấu

Kịch bản chương trình là kim chỉ nam để hoạt động của ê kíp và người chỉ đạo sản xuất tiến hành một cách thống nhất và theo một quy trình logic. Thông thường, kịch bản chương trình truyền hình chỉ mang tính dự kiến chứ không ổn định. Đây chính là sự sắp xếp các hình ảnh theo một trật tự hợp lý các chuỗi hành động và tâm trạng.

Đối với những chương trình truyền hình thuộc nhóm thông tấn, xây dựng kết cấu cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công. Kết cấu là sự ghép nối các yếu tố trong tác phẩm truyền hình theo một trật tự nhất định. Quy trình này cần có sự thống nhất giữa tính đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả truyền đạt.

Ba là, ghi hình

Ghi hình là khâu quay lại các cảnh sẽ xuất hiện trong kịch bản. Ở khâu này đòi hỏi các đạo diễn quay phim có thể chọn được góc quay chuẩn, bắt trọn những khoảnh khắc của đối tượng. Không chỉ có máy chính mà còn cần sự phối hợp của nhiều máy phụ và cả flycam… Đặt góc máy ở nhiều vị trí giúp cảnh quay sinh động. Khi tiến hành quay hình, cần chú ý cỡ cảnh ghi lại. Chọn cỡ cảnh phù hợp giúp khâu dựng tiến hành tốt hơn. Động tác máy cần chuẩn, dứt khoát và chuyển

động nhẹ, chú ý không để rung máy. Nếu động tác quay không chuẩn có thể làm hỏng các thương phim. Không chỉ vậy, cần chỉnh bố cục khung hình hợp lý, canh chỉnh phù hợp để hình ảnh lên phim.

1.5.3. Các yếu tố cấu thành tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Để sản xuất được một chương trình truyền hình, việc tổ chức sản xuất bao gồm các yếu tố sau:

- Tổ chức nhân sự

- Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị - Tổ chức sản xuất nội dung

Tương tự như mọi quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ra một chương trình truyền hình đòi hỏi phải có yếu tố đầu vào, đầu ra, nhân sự và các trang thiết bị, khoa học công nghệ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm.

1.5.3.1. Tổ chức nhân sự

Về mặt khái niệm, nhân sự được hiểu là người làm công việc nào đó ở cơ quan hoặc một nơi có tổ chức. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định. Dù ở bất cứ xã hội nào thì vấn đề mấu chốt của quá trình sản xuất cũng là tổ chức nhân sự. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết hoặc sử dụng kém nguồn tài nguyên nhân sự.

Tổ chức nhân sự bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Phân tích công việc

- Tuyển dụng nhân sự

- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự

- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất tinh thần đối với nhân sự.

Bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động đều phải có kế hoạch tổ chức nhân sự, mức độ phức tạp tùy thuộc vào loại hình công việc.

Để tổ chức nhân sự khoa học, hiệu quả người sản xuất cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức và sử dụng nhân sự một cách có kế hoạch và hợp lý nhằm đảm bảo tiết kiệm nhân sự, đồng thời sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn nhân lực khác, không ngừng tăng năng suất lao động.

- Xây dựng trong đơn vị mối quan hệ công tác giữa người và người, giữa người với tư liệu sản xuất hợp lý để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.

- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo cho sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.

- Có chính sách khuyến khích phát huy mọi khả năng sáng tạo của lực lượng lao động.

Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộ phận như bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế,..), bộ phận sản xuất (nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…).

Một chương trình truyền hình không phải là sản phẩm của cá nhân nào mà là sản phẩm của tập thể. Đây là điểm khác biệt của truyền hình so với các tác phẩm báo in, báo mạng. Người làm báo in, báo mạng có thể tự thân độc lập đi viết bài, chụp ảnh, biên tập rồi nộp cho người duyệt bài và đăng bài. Nhưng để sáng tạo một chương trình truyền hình thì phải có nhiều khâu, mỗi khâu cần sự tham gia của một bộ phận nhân sự như biên tập, quay phim, kỹ thuật... Đặc biệt, đối với các chương trình truyền hình trực tiếp, vai trò của các bộ phận nhân sự là ngang nhau, nếu thiếu bộ phận nào thì không thể đảm bảo phát sóng chương trình. Với tính chất như vậy, việc tổ chức nhân sự trong quá trình sản xuất chương trình là hết sức quan trọng. Mỗi nhân sự trong quy trình sản xuất có chuyên môn riêng, nhưng đều phải hướng tới chương trình chung. Nhân sự trong một kênh truyền hình bao giờ cũng phức tạp, cồng kềnh hơn so với các tòa soạn báo thuộc những loại hình báo chí khác. Chi phí cho nhân sự cũng tốn kém hơn.

Khâu tổ chức nhân sự hết sức quan trọng trong việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói chung. Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của các cơ quan báo chí” [40, tr.216] và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năng thật sự là chuyện đáng bàn. Đã làm nghề thì phải được đào tạo” [40, tr.218].

Từng cơ quan sản xuất chương trình truyền hình có tổ chức nhân sự khác nhau có thể phân theo ban, chẳng hạn như Ban Chuyên đề, Ban Thời sự, Ban Giải trí... hoặc phân theo tính chất nội dung thông tin như phòng Kinh tế, phòng Văn hóa, phòng Thể thao...Việc bố trí nhân sự vào các phòng ban phải tùy thuộc vào năng lực, nguyện vọng của từng người. Thực tế, có những người làm thời sự rất tốt nhưng không phù hợp làm chương trình chuyên đề và ngược lại. Người làm quản lý phải làm thế nào để khai thác tối đa năng lực của từng nhân sự.

Chất lượng nhân sự làm truyền hình rất quan trọng, việc tổ chức lực lượng nhân sự đó như thế nào cho hợp lý còn quan trọng hơn. Không giống các ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng tạo và vai trò của cái tôi cá nhân. Tờ báo nào cũng có phong cách riêng, nhưng mỗi bài báo lại cũng có sự khác nhau, có màu sắc riêng. Việc quản lý tổ chức nhân sự trong một cơ quan báo chí nói chung và truyền hình nói riêng vừa phải đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng, hành động nhưng cũng phải đảm bảo khuyến khích ý kiến cá nhân của người làm báo, phát huy tinh thần sáng tạo.

Ngoài nhân sự sản xuất chính chương trình truyền hình, các kênh hiện nay còn có thêm đội ngũ cộng tác viên, “để cho cơ quan báo chí thu hút được trí tuệ toàn xã hội vào việc nâng cao chất lượng tờ báo” [40, tr.220]. Cộng tác viên có thể là người giúp nhân sự chính ở một khâu nào đó trong sản xuất chương trình truyền hình hoặc là những người tuy không làm nghề báo nhưng có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà chương trình truyền hình đề cập đến. Ở nhiều lĩnh vực, tuy phóng viên, biên tập viên là những người giỏi nghiệp vụ nhưng sự hiểu biết sâu về nội dung còn

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12 (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w