2.3.1. Đặc điểm
Các kênh truyền hình của SCTV nói chung và SCTV12 nói riêng đã và đang quảng bá du lịch một cách có trọng tâm, trọng điểm và đã đi sâu vào nội hàm khái niệm của khái niệm du lịch, thông tin tới khán giả những nội dung cụ thể, rõ ràng. Có những chương trình đã tồn tại và duy trì nhiều năm liền cho thấy sự yêu mến, tin tưởng của khán giả; lại có những chương trình mới ra đời cho thấy nhà đài luôn cố gắng lắng nghe ý kiến khán giả và đưa ra những chương trình với những nội dung mới hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của người xem truyền hình.
Tổng kết 2 chương trình quảng bá du lịch của SCTV12 trong diện khải sát là “Tour the Việt Nam” và “1001 nơi tôi đến” trong thời gian từ tháng 04 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020 cho thấy tổng thời lượng phát sóng như sau:
Bảng 2.2. Bảng thống kê thời lượng phát sóng chương trình quảng bá du lịch trên kệnh SCTV12 trong thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 04/2020
Tên chương trình Số lượng chương trình Thời lượng mỗi chương trình Tổng thời lượng phát sóng Tour de Việt Nam 313 10 phút 3,130 phút 1001 nơi tôi đến 52 10 – 12 phút 520 phút (Nguồn: SCTV12)
Như vậy, tổng thời lượng phát sóng quảng bá du lịch Việt Nam của 2 chương trình nói trên trong thời gian khảo sát từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020 là 3650 phút. Đó là chưa kể một số chương trình không chuyên biệt nội dung về du lịch lịch nhưng ít nhiều cũng có đề cập phản ánh, góp phần vào công tác quảng bá du lịch Việt Nam.
Qua nghiên cứu khảo sát về thời lương quảng quá du lịch trên kệnh SCTV12 cho thấy theo ý kiến của người xem thì thời lượng phát sóng các chương trình của SCTV12 là tương đối phù hợp với nhu cầu của khán giả.
Biểu đồ 2.1: Nghiên cứu ý kiến của khán giả về thời lượng để phát sóng các chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) 2.3.2. Nội dung
Phân tích nội dung các chương trình về du lịch trên truyền hình quảng bá du lịch hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy, rất nhiều yếu tố của du lịch đã được quảng bá một cách khéo léo, thân thiện và thuyết phục thông qua những thước phim, những hình ảnh chân thực và sống động. Qua khảo sát của tác giả việc nhìn nhận quảng bá du lịch trên SCTV12 rất tốt có 26% khán giả chọn tin tức phong phú và chính xác; có 33% khán giả chọn nội dung thiết thực, 14% khán giả cho rằng cập nhập thông tin nhanh (Số liệu khảo sát phụ lục 1)
2.3.2.1. Phong cảnh thiên nhiên
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch, mà yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là phong cảnh thiên nhiên. Có lẽ không phải quốc gia nào cũng được tạo hóa ban tặng cho nhiều cảnh đẹp như Việt Nam. Việt Nam đã được UNESCO công nhận nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới như: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau, biển Kiên Giang.
Hiện nay, Việt Nam có 30 vườn quốc gia như Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha - Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray...
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Những địa chỉ du lịch với phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng ấy đã được phản ánh rất nhiều trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại. Trong thời gian khảo sát 1 năm (từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020), có 52 số phát sóng của chương trình “1001 nơi tôi đến” thì 100% các chương trình đều có quảng bá phong cảnh thiên nhiên đẹp và hấp dẫn của mỗi điểm đến. Trong số 313 chương trình Tour de Việt Nam thì có 141 chương trình có đề cập vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, còn lại 172 chương trình phản ánh sâu các giá trị khác của điểm đến như phong tục tập quán, ẩm thực, trải nghiệm dịch vụ, trò chơi thú vị tại điểm đến…
Trong chương trình Tour the Viet Nam mang tên “Trập trùng cao nguyên đá đồng văn” được phát sóng vào ngày 18/03/2020, những người làm chương trình muốn nêu bật đặc trưng riêng có của vùng đất này đang thu hút đông khách du lịch tìm đến, đó là những cao nguyên đá. Chương trình có một đoạn lời bình như sau: “Hà Giang là nơi tập trung nhiều loại hình di sản. Nổi bật là cao nguyên đá Đồng Văn. Là vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng nhiều dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất. Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm cuốn hút bởi vẻ đẹp mộc mạc, bình yên đặc trưng của miền sơn cước, được ví như bông hoa giữa cao nguyên đá”.
Chương trình “1001 nơi tôi đến” mang tên “Trốn nắng miệt vườn Bến Tre” được phát sóng ngày 06/03/2020 có đoạn giới thiệu những hình ảnh về vùng đất Bến Tre có đoạn giới thiệu: “Bến Tre là vùng đất nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long, có nhiều kênh rạch chằng chịt và là một trong những tỉnh miền Tây còn lưu giữ nét nguyên sơ của môi trường sinh thái miệt vườn. Ngày nay, Bến Tre là một trong
những địa điểm du lịch sinh thái khá phát triển, thu hút khách du lịch tìm về bầu không khí hương đồng gió nội trong lành của miền quê”.
Qua các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên SCTV12, khán giả đã có cái nhìn toàn cảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Đó là vẻ đẹp của rừng, biển, núi non hiểm trở, kỳ vỹ, các đảo đá được tạo hóa ban tặng…vô cùng quyến rũ.
2.3.2.2. Di tích lịch sử
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm cùng các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Nghe qua khái niệm có vẻ thấy khô khan và không hấp dẫn, thế nhưng thực tế, du khách luôn quan tâm tìm hiểu đến các di tích của các địa phương mà họ đặt chân đến. Và các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại cũng không thể thiếu một trong những nội dung lớn, đó là các di tích lịch sử - văn hóa.
Theo khảo sát của tác giả, các chương trình du lịch trên truyền hình đối ngoại được thực hiện ghi hình tại các địa phương của miền Bắc thì có tỉ lệ đề cập đến di tích lịch sử - văn hóa nhiều hơn so với các chương trình sản xuất tại miền Nam. Nguyên nhân một phần bởi ở miền Bắc, lượng di tích này nhiều hơn miền Nam rất nhiều. Theo con số thống kê năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích thì mật độ và số lượng di tích nhiều nhất là ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Trong tổng số 52 chương trình cuả “1001 nơi tôi đến” được phát sóng trong thời gian khảo sát thì có 19 chương trình có đề cập đến di tích lịch sử - văn hóa như là một trong những điểm tham quan mà du khách nên lưu tâm khi đi du lịch (chiếm 55,7%). Có thể kể đến hàng loạt những di tích như: Dinh thự nhà họ Vương (chương trình “Hà Giang nguyên sơ và hùng vĩ”), đền chúa thác bờ (chương trình “Sắc màu du lịch Hòa Bình”), đền Thái Vi (chương trình “Ninh Bình một vùng di sản”), đền Hùng (chương trình “Về miền đất Tổ”), chùa Phổ Minh (chương trình “Một thoáng thành Nam”), chùa Vĩnh Nghiêm (chương trình “Điểm đến du lịch Bắc
Giang”), đền Gióng (chương trình “Một vòng Sóc Sơn”), chùa Tây Thiên (chương trình “Vãn cảnh miền địa linh Tây Thiên”)…
Tour de Việt Nam cũng có những chương trình giới thiệu điểm đến là các di tích lịch sử - văn hóa. Những chương trình Tour de Việt Nam giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa rất dễ được nhận diện ngay trong tên chương trình. Ví dụ các chương trình như: “Tháp chàm Ninh Thuận”, “Chùa Bái Đính - ngôi chùa của những kỷ lục”, “Bí ẩn thành nhà Hồ”, “Thăm chiến khu ATK Định Hóa - Thái Nguyên”, “Nhà thờ đá Phát Diệm”…
Có thể nói, bên cạnh những gì thiên nhiên ban tặng thì các di tích do con người kiến tạo trong suốt quá trình lịch sử của đất nước cũng là yếu tố hấp dẫn du khách vì nó mang nét đặc trưng cho mỗi vùng đất họ đặt chân đến. Nội dung về các di tích lịch sử - văn hóa trong các chương trình du lịch trên truyền hình đối ngoại đã giúp khán giả biết đến những điều thú vị ở địa phương khác nhau trên đất Việt.
2.3.2.3. Phong tục tập quán, những nét văn hóa, lễ hội địa phương
Đề cập đến nét riêng của mỗi vùng đất, mỗi địa phương thì những phong tục tập quán, những nét văn hóa, lễ hội của địa phương đó tạo nên sức hấp dẫn rất lớn. Không phải ngẫu nhiên các lễ hội luôn thu hút đông đảo du khách khắp nơi về tham dự, không phải ngẫu nhiên các địa phương có nhiều nét văn hóa độc đáo luôn được đón các đoàn khách ghé thăm thường xuyên. Đó là bởi ở những nơi đó, có những nét văn hóa, lễ hội, phong tục hay, thu hút du khách.
Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong chiến lược này, du lịch văn hóa được xác định xuyên suốt trong quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển. Các kênh truyền hình đối ngoại VTV4 và VTC10 - NETVIET cũng đã nắm chắc chủ trương đó và sớm nhận ra giá trị của phong tục tập quán, những nét văn hóa, lễ hội địa phương đối với sự phát triển của ngành du lịch. Vì thế, trong nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trên sóng truyền hình, các kênh đối ngoại luôn lấy đó là một trong những nội dung lớn cần được thể hiện qua các đầu mũ chương trình về du lịch.
Nhìn vào tổng quan các chương trình du lịch trong diện khảo sát, tác giả nhận thấy, dù bằng cách này hay cách khác, dù là tập trung phản ánh sâu hay chỉ điểm qua thông tin thì các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam vẫn khéo léo đưa vào đó những giá trị văn hóa, phong tục, lễ hội.
Tổng kết các chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12 tác giả nhận thấy, có khoảng 1/3 số lượng chương trình có đề cập đến phong tục tập quán, những nét văn hóa địa phương. Qua đó, các chương trình này đã mang tới khán giả những điều thú vị về nền văn hóa với nhiều sắc màu đa dạng, phong phú của Việt Nam như: Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, lễ cấp sắc của người Dao, tục nhuộm răng của người Lự, tục thờ cá voi của người miền biển, gửi tới khán giả cả những giá trị văn hóa tinh thần của mỗi vùng đất như nghe quan họ ở Bắc Ninh, nghe hát bội ở miền Tây… Đó là bản sắc văn hóa và cũng tạo nên màu sắc riêng cho du lịch Việt, hoàn toàn khác với các quốc gia khác. Những thông tin về du lịch như thế sẽ tạo sự tò mò, quan tâm của khán giả nước ngoài và cũng sẽ gợi mong muốn tìm về những giá trị văn hóa của quê hương trong lòng kiều bào.
2.3.2.4. Cơ sở lưu trú
Ngày nay, khi lượng khách du lịch ngày càng tăng, trong đó có một lực lượng không nhỏ khách từ nước ngoài vào Việt Nam, thì nhu cầu về các cơ sở lưu trú cũng ngày càng tăng cao. Khách du lịch luôn quan tâm đến chỗ nghỉ ngơi của họ như thế nào. Và với lượng khách từ nước ngoài vào Việt Nam (bao gồm người nước ngoài và người Việt ở nước ngoài) thì rõ ràng, nhu cầu về chốn nghỉ khi đi du lịch là rất lớn. Với đối tượng khách đặc thù nói trên, họ có nhu cầu về nhiều dịch vụ đi kèm tại các cơ sở lưu trú chứ không chỉ là nơi nghỉ ngơi. Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú, vì thế, cũng đang phát triển trở thành loại hình kinh doanh tổng hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, các sơ sở lưu trú không chỉ phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ mà còn quan tâm hơn đến các dịch vụ ăn uống, giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe.
Trong chương trình Tour de Việt Nam “Phú Quốc và những đặc sản bất ngờ” phát sóng ngày 13/03/2020 sau khi giới thiệu điểm đến là Phú Quốc trong tiểu mục
“Mách nhỏ” của chương trình đã cung cấp thông tin và giá phòng của một khách sạn. Thông tin cụ thể: “Khách sạn Mường Thanh Luxury Phú Quốc: Địa chỉ: Tổ 3 ấp Đường Bào, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Có 09 tầng với 276 phòng ngủ. Gía phòng: Từ $41 - $53. Khách sạn The Palmy Phú Quốc resot & spa: Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Giá từ $ 24 - $85$”. Thông qua các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại những năm gần đây, có thể thấy, xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều các thông tin về những khu nghỉ dưỡng cao cấp, các resort hạng sang với nhiều hạng mục dịch vụ đi kèm như: Karaoke, sân golf, bể bơi, spa, tắm khoáng, tắm bùn… Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của khách du lịch, vì giờ đây, họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn, để có được các dịch vụ tốt khi đi du lịch.
2.3.2.5. Dịch vụ
Một địa điểm du lịch có dịch vụ tốt, đa dạng, hấp dẫn, giá cả hợp lý…là một yếu tố quan trọng để không chỉ thu hút du khách mà còn khiến du khách quyết định trở lại. Việc cung cấp thông tin về các dịch vụ được thể hiện đầy đủ trong các chương trình khảo sát. Những thông tin dịch vụ trong các chương trình này rất đa dạng, từ những dịch vụ cao cấp như du thuyền 5 sao, thủy phi cơ, spa đẳng cấp cho đến những dịch vụ trải nghiệm thú vị như bắt cá dưới kênh rạch miệt vườn, dù bay, lướt sóng, các khu vui chơi, địa điểm mua sắm, giải trí, thưởng thức nghệ thuật… Đó là những thông tin khán giả cần, để họ biết, mình có thể tham gia những hoạt động thú vị gì khi đi du lịch, ngoài việc tham quan vãn cảnh. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân khác nhau của từng người, thông qua những gì được cung cấp trên sóng truyền hình, họ có thể lên lịch trình hợp lý cho chuyến đi của mình.
2.3.2.6. Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là một nét văn hóa được hình thành trong cuộc sống một cách tự nhiên. Đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hóa, những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. Việt Nam, với sự đa dạng của ẩm thực vùng miền, lòng hiếu khách cùng những danh lam thắng cảnh có
một không hai đã mang lại cho nước ta một sức hút đặc biệt. Nhà Marketing hiện đại F. Koller đã thưởng thức các món ăn của Việt Nam và ông khuyên rằng Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới. Điều này chứng tỏ món ăn của Việt Nam đã được người nước ngoài đánh giá rất cao và cần phát huy nghệ thuật và văn hoá ẩm thực của Việt Nam không chỉ ở trong nước mà cần tuyên truyền, quảng cáo và triển khai xúc tiến ở nước ngoài. Và thực tế, trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Mỗi chương trình đều quảng bá du lịch trên kênh SCTV12 đều có nội dung quản bá ẩm thực.