Tác động của tổ chức sản xuất chương trình tới chất lượng chương trình và

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12 (Trang 78 - 92)

trình và nguồn lực sản xuất

2.4.1. Tác động của tổ chức sản xuất đến mục tiêu nâng cao chất lượng chương trình

Qua nghiên cứu hai chương trình Tour de Việt Nam và 1001 nơi tôi đến có thể thấy rằng công tác tổ chức sản xuất các chương trình này có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lĩnh vực du lịch muốn phát huy được vai trò quảng bá của mình phải bao quát tất cả các mảng nội dung từ phong cảnh thiên nhiêu, các di tích lịch sử - văn hóa, phong tục, tập quán, nét văn hóa địa phương, ẩm thực. Có nâng cao chất lượng chương trình khán giả mới có cái nhìn tổng quan về du lịch của Việt Nam hiện nay với những điểm đến hấp dẫn, những cảnh quan đẹp, con người thân thiện, hiền hòa, mến khách và những dịch vụ du lịch tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Được sự quan tâm của lãnh đọa các cấp công tác sản xuất chương trình du lịch của kênh SCTV12 đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn để thu hút người xem. Chất lượng công tác chương trình đã được nâng lên, phản ánh đầy đủ những nội dung, yêu cầu mà quảng bá du lịch muốn hướng tới. Chất lượng các chương trình đã sâu hơn, nội dung phong phú hơn.

Chất lượng chương trình muốn đổi mới phải nâng cao công tác tổ chức sản xuất. Công tác tổ chức sản xuất phù hợp sẽ tạo nên sự thành công của chương trình; đồng thời mức độ mà chương trình thực sự đạt được so với thiết kế ban đầu của nó.

Chương trình là sản phẩm đó là kết quả của một quá trình và sự nỗ lực của một ekip. Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu, chất lượng sẽ được đánh giá tốt nếu yêu cầu mong muốn lớn hơn hoặc bằng yêu cầu công bố. Đầu tư máy móc, cơ

sở vật chất chỉ là một phần trong những cách thức tạo điều kiện nâng cao chất lượng, ngoài ra chất lượng chương trình còn phụ thuộc vào nhận thức của từng nhân viên trong công việc của mình. Cụ thể: trong việc tiêu chuẩn hóa quy trình phục vụ, luôn luôn tự hoàn thiện bản thân…

Việc kiểm soát chất lượng chương trình cũng góp phần nâng cao hiệu quả chương trình. Chất lượng của một chương trình du lịch phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng để nâng cao chất lượng chương trình du lịch thì việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức nhà quản lý về chất lượng.

Đối với công tác quảng bá du lịch, lượng thông tin đóng vai trò quan trọng. Thông tin có hiệu quả phải đảm bảo các tiêu chí sau đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cụ thể, khi nắm bắt thông tin về nhu cầu khách ( về điểm đến, thời gian, số tiền dự định cho chương trình du lịch ) doanh nghiệp đã tạo cho mình lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ và có thể dành phần thắng khi thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình.

2.4.2. Tác động của tổ chức sản xuất đến mục tiêu giảm quy mô sử dụng nguồn lực sản xuất

Công tác tổ chức sản xuất liên quan trực tiếp đến nhân sự, cơ sở vật chất của chương trình. Đối với chương trình quảng bá du lịch việc sản xuất bắt đầu bằng sự sáng tạo. Một đài truyền hình thường bao gồm các bộ phận: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm báo chí truyền hình.

Các chương trình quảng bá du lịch đều có sự lựa chọn, sắp xếp bố trí hợp lý giúp khán giả có thể tiếp cận chương trình một các đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.

Chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình. Có thể nói nếu không có chương trình thì không còn truyền hình. Nhưng mặt khác, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần,… tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất

chương trình. Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng. Người tiêu dùng sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo – tác phẩm - công chúng. Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình.

Việc xây dựng chương trình quảng bá du lịch phải khoa học, có kế hoạch mới bảo đảm sự thống nhất tạo nên sự thành công của chương trình. Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chương trình truyền hình trước tiên phải hướng tới tư tưởng, chủ đề. Có thể nói tư tưởng là điểm xuất phát để xác định cách thức và khuynh hướng của chương trình. Làm sao để chương trình hay và có tác dụng thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần được chú ý. Sự tác động về mặt tư tưởng được biêu hiện trong toàn bộ những yếu tố cơ cấu của chương trình từ thông tin, lựa chọn, bố cục sự kiện, thông qua sự phân tích đánh giá về mặt tư tưởng đến tất cả các thể loại, từ thông báo tin tức đến phân tích, tổng hợp, đánh giá, …

Mục tiêu tư tưởng của chương trình là hình thành được thế giới quan khoa học, tập hợp và thống nhất các thành viên của xã hội, được thể hiện một cách trực tiếp mang tính hệ thống trong các chương trình truyền hình.

Cơ cấu chương trình truyền hình cần phải trở thành nội dung và hình thức của sự phản ánh hài hòa về đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Mục tiêu của các chương trình truyền hình phải trở thành hình thức hoàn thiện để phản ánh cơ cấu dân chủ của xã hội.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hóa truyền hình ngày càng cao, do vậy các chương trình truyền hình phải đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời đến mọi người dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về sự phát triển của đất nước, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng, đấu tranh chống các âm mưu hoạt động của các thế lực thù đich. Nội dung các chương trình cần phong phú, đa dạng, có sự cân đối hài hòa giữa thông tin, giáo dục và giải trí. Đó cũng là nhiệm vụ mà các chương trình truyền hình Việt Nam cần vươn tới.

2.4.3. Đánh giá chung 2.4.3.1. Ưu điểm

Mỗi chương trình, với thế mạnh riêng của mình, đang góp vào thành công chung của hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh SCTV12.

Tour de Việt Nam với hình thức thể hiện là sự kết hợp giữa trường quay với ghi hình thực tế. Mỗi chương trình đã giới thiệu cái hay, cái đẹp, thú vị của một điểm đến du lịch nào đó cùng những thông tin mách nhỏ cho du khách về đường đi, phương tiện, giá vé, ẩm thực, thời tiết, lưu ý…Chương trình đã góp phần xây dựng nguồn dữ liệu với những thông tin chi tiết, hữu ích cho từng địa danh, đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam.

1001 nơi tôi đến là một chương trình truyền hình thực tế với hình ảnh âm thanh chất lượng sắc nét. Chương trình giới thiệu những địa điểm, vui chơi, du lịch, hành trình tour, sản phẩm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước. Chương trình được xem như cuốn cẩm nang dành cho du khách – những gia đình đang có nhu cầu tìm một địa chỉ du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng.

Tóm lại, các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên SCTV12 hiện nay đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình, đó là quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người, văn hóa, phong tục Việt Nam, cho khán giả thấy rằng Việt Nam đẹp thế nào, hấp dẫn ra sao, có gì thú vị…để mời gọi du khách đến với Việt Nam trải nghiệm và cảm nhận.

Trong mảng nội dung chung là du lịch, mỗi chương trình trên cả hai kênh truyền hình đối ngoại lại tìm được cho mình một hướng đi riêng, những góc tiếp cận và phản ánh khác nhau. Trong khi chương trình Top Việt Nam giới thiệu những điểm đến với nhà hàng, khách sạn, dịch vụ sang trọng, cao cấp thì các chương trình khác phản ánh khá đa dạng các địa điểm hoang sơ, những hành trình khám phá mà không phải du khách nào cũng biết và có thể chưa nằm trong các tour du lịch. Tour de Việt Nam lại tạo dấu ấn của riêng mình khi cung cấp các tin tức du lịch cập nhật,

ngắn gọn mà hữu ích. 1001 nơi tôi đến thì mang đến cảm giác thích thú cho khán giả khi họ được chứng kiến hành trình khám phá Việt Nam của người nước ngoài.

Mỗi chương trình có một nét riêng như vậy nên xét về tổng quan chung, đã tạo nên bức tranh đa dạng màu sắc, không trùng lặp.

* Thành công về mặt hình thức truyền thông

- Format các chương trình tương đối ổn định, tạo thói quen tiếp nhận cho khán giả

Về mặt hình thức, có thể nhận thấy format của hai chương trình được kết cấu ổn định qua nhiều năm lên sóng, tạo thói quen tiếp nhận cho khán giả. Cụ thể format các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh SCTV12 như sau:

Bảng 2.3. Bố cục chương trình Tour the Việt Nam và 1001 nơi tôi đến

TT Tour de Việt Nam 1001 nơi tôi đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hình hiệu - nhạc hiệu Hình hiệu - nhạc hiệu

2

Hai MC dẫn tại trường quay, giới thiệu

điểm đến

Intro giới thiệu nội dung chính của

hành trình du lịch trong chương trình

3 Hình cắt tiểu mục “Ba lô thông tin” Tên chương trình

4

MC dẫn tại trường quay giới thiệu vào

chùm tin

Phần 1: MC giới thiệu những điều thú vị tại điểm đến du lịch như cảnh quan, dịch vụ

5

Chùm tin tức về ngành du lịch, những

thông tin liên quan đến du lịch

Phần 2: Giới thiệu về địa chỉ lưu trú

6 Hình cắt tiểu mục “Nào mình cùng

đi” Kết chương trình

7 Phóng sự giới thiệu điểm đến đan xem

MC dẫn tại trường quay tương tác về

Chạy cuối những người thực hiện

những thông tin giới thiệu trong điểm đến

8 Hình cắt tiểu mục “Mách nhỏ”

9

Thông tin mà khán giả cần biết thêm

cho hành trình đến với điểm du lịch được giới thiệu

10 MC chào kết

11 Chạy cuối những người thực hiện

(Nguồn: SCTV12)

Qua nghiên cứu của tác giả về mức độ thường xuyên của khán giả khi xem quản bá du lịch trên kênh SCTV12 với 152 người được hỏi có 30% thường xuyên và 45% thỉnh thoảng xem chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12.

Biểu đồ 2.2: Mức độ thường xuyên xem quảng bá du lịch trên kênh SCTV12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Đây được xen là tín hiệu đáng mừng đối với những người làm chương trình quảng bá du lịch trên kênh SCTV12 cho thấy hiệu quả của chương trình.

* Thể loại nội dung để chuyển tải nội dung thông tin

Qua khảo sát cho thấy, các thể loại xuất hiện trên SCTV12 khá đa dạng và phong phú. Các thể loại sử dụng nhiều trong chương trình mà tác giả khảo sát là tin

và phóng sự. Hai thể loại này đã phát huy hiệu quả của mình trong việc thông tin quảng bá du lịch. Với thể loại tin, nó mang đến cho khán giả những tin tức cần thiết, sát thực cho những ai có nhu cầu đi du lịch. Với thể loại phóng sự, nó mang đến những điều thú vị, những cảnh quan, dịch vụ, trải nghiệm…cuốn hút khán giả. Mỗi thể loại có một ưu thế riêng trong việc quảng bá du lịch, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nội dung thông tin nào thì sẽ được những người thực hiện chương trình lựa chọn thể loại phù hợp nhất để chuyển tải các nội dung đó.

* Hình ảnh sắc nét, có độ phân giải cao

Việc lựa chọn sử dụng các loại thiết bị chuyên dụng cho chương trình quảng bá du lịch như flycam, steadycam, GoPro, máy ảnh với độ phân giải cao…đã tạo ra hình ảnh sắc nét đạt chuẩn HD, full HD cho các chương trình. Nhờ đó, các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại luôn được đánh giá là có chất lượng hình ảnh tốt, độ sắc nét, độ phân giải cao. Điều đó làm nên sức hấp dẫn cho các chương trình.

* Phong cách dẫn chương trình dí dỏm, linh hoạt

Người dẫn chương trình trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại hiện nay đều là những người trẻ trung, năng động, từ trang phục cho đến cách thể hiện đều toát lên sự trẻ trung này. Trong cả hai chương trình khảo sát đều sử dụng người dẫn chương trình. Chính nhờ những người dẫn chương trình năng động, hoạt bát đã thổi một nguồn năng lượng tràn trề vào trong các chương trình du lịch, khiến chương trình trở nên thu hút và lôi cuốn khán giả.

2.4.3.2. Nhược điểm

* Về nội dung

Qua nghiên cứu khảo sát của tác giả về quảng bá du lịch trên SCTV12 là bình thường hay yếu thì có 21% khán giả đánh giá tin tức không rõ ràng; 31% khán giả đánh giả nội dung chưa thiết thực; 34% khán giả đánh giá việc cập nhập thông tin chậm; 7% khán giả đánh giá hình thức không hấp dẫn và 75 còn lại đánh giá vì những lí do khác (số liệu khảo sát phụ lục 1).

Mặc dù phản ánh được khá đầy đủ các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực du lịch như phong cảnh thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa, phong tục, tập quán, những nét văn hóa địa phương, cơ sở lưu trú, dịch vụ, ẩm thực nhưng nội dung các chương trình quảng bá du lịch đôi khi không hấp dẫn, có sự lặp lại một ít giống nhau giữa các chương trình khi một số địa danh du lịch có phong cảnh hay khí hậu, dịch vụ tương đồng.

- Trùng lặp nội dung giữa các chương trình

Khi xem các chương trình có nội dung quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại hiện nay, khán giả có thể thấy có những nội dung giống nhau mà người làm chương trình hay sử dụng để miêu tả như: “bãi biển hoang sơ”, “hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế”, “những con người thân thiện, mến khách”, …. Những câu từ miêu tả nội dung giống nhau ấy vô tình khiến chương trình trở nên nhàm và làm giảm mạnh sự hấp dẫn của chương trình, gây tác dụng ngược với mong muốn của tác giả.

Sự trùng lặp nội dung còn xảy ra giữa các chương trình, khi các Biên tập viên thực hiện các chương trình khác nhau lười tư duy, cùng lấy các thông tin từ một nguồn (Từ Ban quản lý Khu du lịch, từ Cổng thông tin điện tử các tỉnh, từ các bài viết trên báo…), do đó khi xem những chương trình du lịch của các kênh khác nhau, thậm chí trên cùng một kênh, có thể đôi khi khán giả sẽ bắt gặp những đoạn nội dung giống nhau gần như hoàn toàn khi nói về một địa điểm nào đó.

Sự trùng lặp nội dung còn xảy ra khi người làm chương trình sau sử dụng tư liệu của người làm chương trình trước đó mà không bỏ công biên tập lại, hoặc có khi cắt một phần từ chương trình chuyên đề dài thành một phóng sự ngắn mà không viết lại cho phù hợp hơn, điều đó dẫn đến một nội dung này đôi khi được nhắc lại trong một chương trình khác một cách sống sượng, trùng khớp cả về hình ảnh lẫn lời bình, gây khó chịu cho khán giả khi xem.

- Nội dung thông tin đôi khi được miêu tả bằng những ngôn từ thái quá Trong một số chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại, Biên tập viên dùng các lời miêu tả thái quá như “tuyệt vời”, “có một không

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN KÊNH SCTV12 (Trang 78 - 92)