Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động lực học của tay thủy lực học của tay thủy lực bốc dỡ gỗ lắp sau máy kéo bánh hơi khi xoay cần​ (Trang 34 - 35)

Để đi sâu vào nội dung nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học, nội dung

nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phạm vi như sau:

- Trong quá trình bốc gỗ, TTL thực hiện các chu kỳ làm việc, mỗi chu kỳ làm việc lại gồm các thao tác làm việc. Để dễ hình dung, ta hệ thống các thao tác của một chu kỳ theo đúng trình tự làm việc như sau: Từ vị trí sẵn sàng làm việc →xoay đến vị trí đống gỗ→ hạ cần → ngoạm lấy một bó gỗ → nâng lên độ cao phù hợp →xoay đến vị trí cần xếp gỗ → hạ cần → nhả tải → nâng lên độ cao phù hợp và thực hiện các thao tác tiếp theo.

Như vậy, trong mỗi chu kỳ, TTL thực hiện 2 thao tác xoay cần, 2 thao

tác này có thể được tiến hành độc lập với việc nâng (hạ) cần hoặc vừa xoay vừa nâng (hạ) cần. Mỗi thao tác xoay cần gồm các giai đoạn: khởi động, chuyển

động ổn định và dừng cần. Trong đó, khởi động và dừng cần là hai giai đoạn

chuyển động quá độ. Như trong chương trước đã trình bày thì các yếu tố ĐLH

đều phát sinh và biến đổi mạnh trong các giai đoạn quá độ này.

Đối với TTL lắp trên máy kéo Shibaura, cần được xoay nhờ tác động

của mô-men kích động. Khi khởi động xoay cần, các lực cản trở chuyển

động gồm: mô-men của lực qn tính và mơ-men ma sát. Cả hai mô-men này đều ngược chiều với mơ-men kích động làm cho các yếu tố ĐLH biến đổi mạnh. Trong khi đó, q trình dừng cần được thực hiện bằng cách lợi

dụng lực ma sát. Để dừng cần, người ta ngắt mơ-men kích động, khi đó mơ-men của lực qn tính và mơ-men ma sát ngược chiều nhau nên triệt

tiêu nhau, đến khi hai mô-men này cân bằng nhau (cùng bằng 0) thì cần được dừng.

Qua phân tích q trình xoay cần ta có thể nhận thấy, các yếu tố

ĐLH ở giai đoạn khởi động xoay cần biến đổi mạnh hơn ở giai đoạn dừng

những biến đổi của các yếu tố ĐLH của TTL ở giai đoạn khởi động xoay cần. Các giai đoạn khác của quá trình xoay cần sẽ được mô phỏng bằng phần mềm Adam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động lực học của tay thủy lực học của tay thủy lực bốc dỡ gỗ lắp sau máy kéo bánh hơi khi xoay cần​ (Trang 34 - 35)