trên thế giới
Việc nghiên cứu về lâm sản cũng đã được chia theo phân loại ở các khía cạnh sau:
- Về giá trị của LSNG đối với thu nhập:
Hầu hết mọi người đều thừa nhận LSNG như một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi. Ở Ghana, LSNG có vai trò cung cấp thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, vật liệu xây dựng,v.v... đồng thời cũng chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình (Falconer, 1993). LSNG cũng là một bộ phận của rừng, nếu LSNG được sử dụng một cách hợp lý thì nó đóng vai trò to lớn trong quá trình phục hồi và phát triển rừng ở các nước đang phát triển. LSNG được các nhà nghiên cứu coi như một yếu tố góp phần bảo tồn rừng và phát triển bền vững ở miền núi nhiệt đới (Clark, 1997; Mendelsohn, 1989). Khi nghiên cứu ở lưu vực sông Công Gô ở Cameroon, L.Clark kết luận:" Sự phát triển của LSNG là một yếu tố đóng góp vào sự bảo tồn của hệ sinh thái rừng". Trong nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1989) đã cho thấy người ta có thể gặp một đám sản phẩm có giá trị rất cao. Peter (1989) đã tìm thấy những khu rừng với 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng Amazon của Peru. Hàng năm chúng cho thu nhập từ 200 - 6000 USD/ha. Myers (1980) ước lượng khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi người địa phương và không bao giờ tính ra tiền mặt. Rõ ràng là ngựời dân địa phương đã đạt được lợi ích cơ bản của họ từ những khu rừng kế cận. Đối với nền kinh tế của một số nước vai trò của LSNG đã được khẳng định chẳng hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đã xuất khẩu LSNG đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và ở Malaysia trong năm 1986 xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ LSNG đạt xấp xỉ 11 triệu USD (Jenne.H. de Beer,1992) [21].
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), trong những năm gần đây đã có sự quan tâm rất lớn trong việc công nhận giá trị lâm sản ngoài gỗ và vai trò của nó trong việc hỗ trợ sinh kế của nhiều người dân nông thôn. Cũng đã có những hành động mạnh mẽ đối với thúc đẩy sản xuất và tiếp thị lâm sản ngoài gỗ như một nguồn tạo thu nhập bền vững. Hành động mạnh mẽ này thỉnh thoảng cũng đã tạo cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ trở thành một loại hàng hóa ưa chuộng [25].
Lâm sản ngoài gỗ rõ ràng quan trọng như là một phương tiện tạo ra thu nhập bằng tiền mặt. Maharjan (1996 ) trình bày một số trường hợp nghiên cứu về LSNG như một phương tiện để tạo thu nhập ở Nepal và cho thấy rằng các hoạt động như trồng thảo quả và gừng dựa vào rừng và khai thác nhựa thông có thể tạo ra thu nhập đáng kể. Campbell et al (1996 ) xác định tiềm năng tương tự cho các lâm sản ngoài gỗ được tạo ra thông qua các hoạt động quản lý phần rừng ở Ấn Độ.
Lâm sản ngoài gỗ có các giá trị của đối với sinh kế tồn tại là quan trọng và có tiềm năng đáng kể để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, có một xu hướng cho rằng thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ tạo ra có thể đóng góp lớn đối với sinh kế nông thôn bằng nhiều cách thức. Ngoài ra, còn có một giả định rằng tập trung vào sản xuất và tiếp thị lâm sản ngoài gỗ bằng cách nào đó sẽ làm giảm suy thoái rừng bởi vì sản xuất LSNG bản chất của nó là tạo sự bền vững ở góc độ nào đó. Cả hai giả định là không rõ ràng.
Byron (1996), trong khi công nhận tiềm năng phát sinh thu nhập thông qua lâm nghiệp cộng đồng (không chỉ là lâm sản ngoài gỗ) chỉ ra rằng có một số "rủi ro tiềm năng”. Một rủi ro chính là "nhu cầu lâm sản không ổn định và thay đổi nhanh chóng”. Nhiều LSNG xuất hiện là hàng "kém " (nhu cầu giảm khi thu nhập tăng lên) "(trang 1)[25].
Dove (1993) lập luận rằng có một lỗi cơ bản trong quan điểm lâm sản ngoài gỗ có thể có tầm quan trọng về kinh tế. Theo tác giả các sản phẩm rừng có xu hướng sẵn có cho người dân địa phương đến khi việc gây trồng phục vụ mục đích kinh tế gặp khó khăn. Nguồn tài nguyên có giá trị có xu hướng thích hợp cho các doanh nghiệp bên ngoài nơi người dân địa phương trả phí tổn. Như vậy không phải ngẫu nhiên mà lâm sản ngoài gỗ được được gọi là 'lâm sản phụ'. Ông cho rằng việc tìm kiếm các nguồn thu nhập mới thường là "một cuộc tìm kiếm những cơ hội mà không có yêu sách hay kiện tụng khác” [28].
Như vậy, các nghiên cứu đều đưa ra nhận định LSNG có một vai trò to lớn, nó không phải là sản phẩm "Phụ", mà là một trong những sản phẩm chính của rừng, có ý nghĩa đến quá trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và góp phần vào bảo tồn và phát triển rừng.
Gần đây, những phát hiện mới về tiềm năng của LSNG như khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm với năng suất kinh tế cao và ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy mô hộ gia đình và đặc biệt là việc khai thác chúng gần như không tồn hại đến rừng đã thúc đẩy nhiều nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu phát triển LSNG. Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung ở các nước nhiệt đới, nơi mà tiềm năng về LSNG phong phú nhất, còn việc khai thác gỗ lại thường gây tổn hại nhiều nhất đối với hệ sinh thái rừng.
- Về tính đa dạng của LSNG
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Khi nghiên cứu sự đa dạng LSNG trong phạm vi một bản ở Thakek, Khammouan, Lào người ta đã thống kê được 306 loài LSNG trong đó có 223 loài làm thức ăn (Joost Foppes, 1997). Để thuận tiện cho việc nghiên cứu C. Chandrasekharan (1995) - một chuyên gia LSNG của FAO, đã chia LSNG thành 4 nhóm chính như sau:
A. Cây sống và các bộ phận của cây B. Động vật và các sản phẩm của động vật
C. Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật...) D. Các dịch vụ từ rừng
Mendelsohn (1989) đã căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG để phân thành 5 nhóm: các sản phẩm thực vật ăn được; keo dán và nhựa; thuốc nhuộm và ta nanh; cây cho sợi; cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị trường tiêu thụ để phân LSNG thành 3 nhóm: nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch. Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính được giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho LSNG trước đây bị lu mờ và ít được chú ý đến [21].
Các kết quả nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh về LSNG trên thế giới với số lượng khổng lồ các giống loài. Chúng có dạng sống, đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng vô cùng đa dạng. Tính phong phú của LSNG có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Nó chứng tỏ một tiềm năng lớn không chỉ cho phát triển kinh tế, mà còn cho việc xây dựng những hệ sinh thái có tính ổn định và bền vững cao. Đây cũng là cơ sở cho các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu đầy đủ hơn về LSNG ở mỗi khu vực.
- Về kiến thức bản địa
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa liên quan đến LSNG. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến thức bản địa về gây trồng, phát triển và sử dụng LSNG của người dân là rất quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng
LSNG một cách hợp lý. Bởi vì kiến thức bản địa là những kết quả nghiên cứu đã được đúc kết và thử nghiệm lâu ngày của người dân trên thực địa.
Khi nghiên cứu về kiến thức bản địa ở Ghana của Facolner (1997) và ở Lào của Roost Foppes (1997), tác giả đã khẳng định: kiến thức bản địa là những kiến thức quí báu, có giá trị trong quá trình gây trồng phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên LSNG. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và tính bền vững trong quá trình sử dụng LSNG đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu khoa học thực sự với kiến thức bản địa. Năm 2000 , J. Wong cho rằng: cách tiếp cận có hiệu quả nhất để đánh giá nguồn tài nguyên LSNG đầu tiên là thu nhận kiến thức bản địa. Tuy nhiên, khi sử dụng kiến thức bản địa có 3 khó khăn để cung cấp thông tin đạt mức độ tin cậy trong khoa học, đó là: các thông tin thường chung chung, không cụ thể; khái niệm loài LSNG ở địa phương thường khác với khái niệm trong sinh vật học; kiến thức bản địa ở mỗi địa phương có khác nhau và mức độ áp dụng khác nhau. Vì vậy, tác giả kết luận: trong nghiên cứu LSNG kiến thức bản địa rất quan trọng tuy nhiên, cần kết hợp nghiên cứu kiến thức bản địa với nghiên cứu thực địa [21].
Kết quả các công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa là đã chỉ ra tầm quan trọng của nó trong quá trình sử dụng bền vững LSNG. Tuy nhiên, các kiến thức bản địa này có một số hạn chế, đặc biệt là mức độ tin cậy trong khoa học. Vì vậy, để phát triển các mô hình LSNG cần kết hợp áp dụng kiến thức bản địa với kiến thức hiện đại của các lĩnh vực liên quan.
Kiến thức bản địa không phải là luôn luôn đầy đủ, cũng không phải luôn luôn là tốt nhất để nâng cao năng suất lâm sản ngoài gỗ, nhưng nó có thể cung cấp một điểm quan trọng của bắt đầu, trên đó các hệ thống quản lý rừng khoa học có thể dựa vào. Phát triển chính sách và quản lý rừng do đó cần phải nhận ra bản chất của kiến thức bản địa về lâm sản ngoài gỗ và cân bằng này với kiến thức khoa học khi xây dựng kế hoạch quản lý của hệ thống cộng đồng.
Theo nghiên cứu của Clark (1995) và Fisher (1989) tại Nepal cho thấy bằng chứng từ nhiều quốc gia về sự tồn tại của hệ thống quản lý bản địa về việc quản lý cộng đồng địa phương thực sự có thể thực hiện một cách bền vững. Vì vậy, các nhà
phát triển lâm nghiệp cộng đồng được đào tạo tốt là cần thiết để mở rộng kiến thức hữu ích cho cộng đồng địa phương về quy hoạch và quản lý lâm sản ngoài gỗ[26].
- Về nghiên cứu kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến LSNG
Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG trong chương trình phát triển lâm nghiệp, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện về hệ thống biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số loài LSNG nào đó cho năng suất cao. Có nhiều công trình nghiên cứu về gây trồng quế, sa nhân, cọ dầu v.v... Các công trình nghiên cứu đều khẳng định, trên thế giới đã có nhiều loài LSNG được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống[21].
- Về thị trường và các yếu tố xã hội khác liên quan đến phát triển LSNG
Mirjam Ros -Tonen và Wim Dijkman (1995) đánh giá thị trường là một yếu tố cần thiết đảm bảo tính bền vững kinh tế của một sản phẩm LSNG. Đây là một trong yếu tố đảm bảo hiệu quả, bền vững trong quá trình kinh doanh LSNG. Nghiên cứu về thị trường luôn đồng nghĩa với phát triển LSNG, là một mắt xích trong quá trình kinh doanh LSNG. Kết quả nghiên cứu về thị trường làm cơ sở để xác định quy mô, cơ cấu cây trồng và tính ổn định của mô hình kinh doanh LSNG phù hợp với từng không gian và thời gian cụ thể [21].
+ Tác động tiềm năng về tạo thu thu nhập thông qua thương mại hóa lâm sản ngoài gỗ
Tác động tiềm năng về chính sách trung ương về việc thương mại hóa LSNG tại địa phương có thể tích cực hay tiêu cực liên quan đến quản lý rừng và đa dạng sinh học, thông qua đó tác đối với hoạch định chính sách, các chính trị gia và các cộng đồng địa phương (bao gồm cả nhóm sử dụng rừng và nhà sưu tập cá nhân).
Chiến lược quản lý để tạo thu nhập thông qua các lâm sản ngoài gỗ. Các loại cây đa mục đích ưa thích nhất của người nông dân ở châu Á (bao gồm cả Nepal) là những người sản xuất thực phẩm cũng như các sản phẩm khác. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương cũng cần được thông báo đầy đủ các giá trị phi gỗ của cây, để họ có thể được khuyến khích trồng chúng trong các hệ thống nông lâm kết hợp.
+Nâng cao kiến thức sinh thái và lâm sinh (chẳng hạn như yêu cầu lập địa, tốc độ sinh trưởng, và thực hành quản lý) của cây phù hợp thông qua nghiên cứu;
+ Đề xuất phối hợp nghiên cứu cho khu vực về việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ và xác định mục đích sử dụng mới và các phương pháp sản xuất cải tiến cho các sản phẩm đã được biết đến;
+ Phát triển công nghệ chế biến hiệu quả đối với lâm sản ngoài gỗ;
+ Đánh giá tiềm năng kinh tế về việc sử dụng các bộ phận phi gỗ của loài cây đa mục đích;
+ Xác định và xây dựng doanh nghiệp hiệu quả về việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ·
+ Thúc đẩy dịch vụ thúc đẩy LSNG.
+ Phát triển các cải cách chính sách để thúc đẩy việc sử dụng khôn ngoan của lâm sản ngoài gỗ [26].
Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG hay mô hình tăng thu nhập dựa vào lâm sản ngoài gỗ đã cho thấy vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, coi đây là một trong những yếu tố triển vọng nhất cho bảo tồn và phát triển rừng, góp phần giải quyết mục tiêu quản lý rừng bền vững của các nước nhiệt đới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân cản trở, những rào cản chính đối với việc quản lý hiệu quả tài nguyên LSNG ở nhiều nước là tính chất tự do tiếp cận của LSNG, thị trường LSNG chưa hoàn hảo.
Xu hướng nghiên cứu của thế giới cho thấy việc phát triển bất kỳ một sản phẩm lâm sản ngoài gỗ hay mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng nào luôn luôn phải được nhìn nhận toàn diện. Một sản phẩm được phát triển không chỉ được nghiên cứu đầy đủ về yếu tố kỹ thuật mà cả yếu tố xã hội. Về kỹ thuật phát triển LSNG nói chung hay mô MHTTN nói riêng nên tập trung vào một số loài có giá trị kinh tế cao. Để phát triển lâm sản ngoài gỗ hay mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng cần phải có nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật đối với một số loài có giá trị cao nhằm phát triển mở rộng và tăng năng suất.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU