Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển MHTTNDVR trên địa bàn các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 69 - 73)

3.2.1.Thông tin chung về các thôn tham gia thực hiện MHTTNDVR

Hình 3.10: Sơ đồ vị trí mô hình tăng thu nhập tại các tỉnh trên ảnh vệ tinh Google Earth

Dân tộc, dân số

Kết quả điều tra cho thấy các thôn/bản tham gia thực hiện mô hình có thành phần dân tộc chủ yếu gồm Mường, Tày, Dao, với tỉ lệ dân tộc chiếm 100%, chi tiết được cụ thể hóa trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Dân số và số khẩu phân theo thành phần dân tộc

Tên thôn

Số hộ Số khẩu

Dao Mường Tày Tổng Dao Mường Kinh Tày Dân tộc khác Tổng

Nooc Mò 41 41 182 182

Nậm Chắn 38 77 115 166 2 329 497

Kiểng 79 79 451 451

Đời sống của người dân:

Đời sống của người dân tại các thôn/bản tham gia thực hiện MHTTNDVR còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt như thôn Nậm Chắn tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 35,7% tổng số hộ trong thôn/bản, còn thôn Nooc Mò là 24,4%. Điều này cũng có tác động không nhỏ đến việc phát triển MHTTNDVR. Người nghèo thường có những hạn chế về tiếp cận thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác. Dưới đây là bảng chi tiết về tỷ lệ thu nhập theo các nhóm các hộ dân trong thôn/bản.

Bảng 3.2: Số hộ và tỷ lệ thu nhập của các hộ dân trong các thôn/bản

TT Tên thôn Tổng HộNghèo Hộ trung bình Hộ khá Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ 1 Nooc Mò 41 10 24,4 31 75,6 0 0,0 2 Nậm Chắn 115 41 35,7 41 35,7 33 28,7 3 Kiểng 79 6 7,6 15 19,0 58 73,4

(Nguồn: Thông tin điều tra, thu thập tại các thôn bản 2015)

Từ bảng trên cho thấy thôn Nooc Mò không có hộ có thu nhập khá, tỷ lệ hộ nghèo của thôn rất cao, điều này phản ánh đời sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó tại thôn Kiểng đời sống của người dân khá hơn so với hai thôn còn lại. Từ thực tiễn điều tra cho thấy tại thôn Kiểng có diện tích đất nông khá lớn, đất đai màu mỡ, không khó khăn như thôn Nóoc Mò.

-Hình thức phát triển MHTTNDVR tại các thôn/bản cũng khác nhau. Các hình thức phát triển gồm trồng tập trung dưới tán rừng (cây Mây nếp); trồng tại đất vườn rừng, vườn nhà (cây Chanh rừng); trồng tại các diện tích đất canh tác nông nghiệp ven rừng (trước đây là rừng được chuyển hóa để phát triển cây Nông nghiệp) như cây Giổi ăn hạt. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loài cây trồng trên đất lâm nghiệp.

Bảng 3.3: Thông tin về diện tích, mật độ và số cây trồng ở các MHTTNDVR

Tên thôn

Thông tin chung về Mô hình

TT Mô hình Hình thức trồng năm trồng D.tích (ha) Mật độ (cây/ha) số cây/thôn 1 Nooc

Mò Chanh rừng Theo dải 2013 1100 43 cây/hộ

2 Nậm

Chắn Mây Nếp T.trung 2012 40 1600

3 Kiểng Giổi ăn quả phân tán 2013 250 500

(Nguồn: Thông tin điều tra, thu thập tại các thôn bản 2015) Thông tin chung về MHTTNDVR

-Thôn Nóoc Mò có 38/48 hộ tham gia thực hiện mô hình tăng thu nhập với cây Chanh rừng. Mỗi hộ được hỗ trợ 43 cây giống trồng trên địa bàn 371m2 theo thiết kế, với khoảng cách cây 3 x 3m và hàng cách hàng 3x3m. Trồng vào tháng 7 năm 2013. Hiện tại cây mô hình trồng từ năm 2013 chưa có sản phẩm (Trong thôn đã có một số hộ dân đã phát triển cây Chanh rừng từ đước đó bằng cách lấy cây giống ở khu vực rừng trong khu vực về trồng). Tỷ lệ cây sống bình quân là 37/43 cây

Hình 3.11: Một số vị trị mô hình Chanh rừng ở thôn Nooc Mò, xã Mẫu

Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn

- Mô hình cây Mây nếp được trồng vào tháng 6 năm 2012 tại bản Nậm Chắn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Bản được hỗ trợ trồng 40 ha Mây nếp dưới tàn rừng phục hồi.

Hình 3.12: Một số vị trí mô hình cây Mây Nếp, thôn Nậm Chắn, Lâm

Thượng, Lục Yên, Yên Bái

(Nguồn: Kết quả điều tra 2015)

-Mô hình Giổi ăn hạt được trồng từ tháng 7 năm 2013, mỗi thôn trồng 2 ha, với mật độ 250 cây/ha. Tỷ lệ cây sống đạt trên 80%. Trồng cây được thực hiện bởi cả bản.

Hình 3.13: Một số vị trí Mô hình Giổi ăn hạt Bản Kiểng, Mường Do, Phù

Yên, Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 69 - 73)