Giải pháp về tổ chức quản lý và giám sát mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 97 - 98)

Mục đích: Giúp quản lý và giám sát được các hoạt động có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mô hình để đưa ra hướng xử lý hay giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo sự thành công của mô hình.

Việc quản lý và giám sát chủ yếu do chính quyền địa phương cấp xã và người dân trong thôn/bản thực hiện. Hoạt động này cần được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu và triển khai thường xuyên liên tục trong quá trình phát triển mô hình, trong đó tập trung nhiều vào giai đoạn cây mô hình còn nhỏ. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan được thể như sau:

a) Chính quyền địa phương

- Chủ tịch xã hoặc phó chủ tịch xã (phụ trách khối nông lâm nghiệp) tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời từ các bên liên quan đến hoạt động phát triển mô hình trên địa bàn xã quản lý;

- Chỉ đạo các bên liên quan để giải quyết những vấn đề nảy sinh có tác động xấu đến mô hình trên địa bàn;

- Giúp khâu nối với các bên liên quan như cấp trên, các nhà khoa học và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.

b) Kiểm lâm địa bàn

- Giám sát các hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn các thôn/bản để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động bất hợp pháp hoặc các hoạt động có tác động xấu đến việc quản lý, bảo vệ rừng;

- Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ bảo vệ rừng và người dân để xử lý kịp thời các hoạt động tiêu cực đến phát triển mô hình tăng thu nhập;

- Tham gia tuyên truyền và vận động người dân bảo vệ rừng và phát triển mô hình; - Thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương về thực trạng bảo vệ và phát triển rừng và mô hình tại các thôn/bản trong xã để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan.

c) Khuyến nông lâm/cán bộ nông lâm nghiệp (nếu có) - Hướng dẫn kỹ thuật về phát triển cây MHTTNDVR;

- Tham gia tuyên truyền, vận động và tư vấn người tham gia phát triển MHTTNDVR;

- Cung cấp thông tin liên quan đến thị trường tiêu thụ. d) Tổ bảo vệ rừng thôn/bản

Tổ bảo vệ rừng do cộng đồng thôn/bản bầu cử. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trong thôn/bản, tổ còn có trách nhiệm sau:

-Giám sát và ngăn chặn kịp thời các hoạt động có tác động xấu đến việc phát triển mô hình tăng thu nhập;

-Thông báo cho thôn/bản và cấp xã về thực trạng của mô hình để có biện pháp tác động hay xử lý kịp thời.

e) Người dân thôn/bản

-Khi phát hiện các hoạt động có tác động xấu đối với việc phát triển mô hình, người dân trong thôn/bản cần kịp thời báo cáo cho tổ bảo vệ rừng, trưởng thôn/bản để có biện pháp xử lý. Những vấn đề thôn/bản không giải quyết được cần báo ngay lên chính quyền xã;

-Tuyên truyền vận động người thân trong gia đình và trong thôn/bản tham gia bảo vệ và phát triển mô hình tăng thu nhập;

-Tuân thủ các quy định của thôn/bản đề ra;

-Chăm sóc mô hình theo định kỳ theo hướng dẫn phát triển mô hình tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)