Những thuận lợi, khó khăn trong việcphát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 73 - 79)

dựa vào rừng

Thông qua quá trình điều tra và khảo sát tại các địa phương cho thấy những thuận lợi và khó khăn chính ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình tăng thu nhập gồm:

1) Thuân lợi

Về điều kiện tự nhiên

+ Diện tích đất có khả năng phát triển MHTTNDVR còn khá lớn tại các địa phương, có thể phát triển được nhiều loài cây mô hình khác nhau.

+ Tài nguyên rừng trong khu vực chủ yếu là rừng nghèo, đây là yếu tố quan trọng, động lực để phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Nhìn chung các khu vực nghiên cứu có tiềm năng lớn về diện tích, điều kiện lập địa phù hợp với sinh thái của nhiều loài cây mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng hay LSNG để trồng và phát triển. Nhưng cần có quy hoạch các khu vực có thể phát triển loài cây mô hình tăng thu nhập.

Về tổ chức thực hiện và phát triển mô hình

+ Trong những năm gần đây công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn các thôn/bản tham gia thực hiện mô hình được thực hiện tốt, bởi đã có một diện tích lớn rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho các cộng đồng tham gia thực hiện Dự án thí điểm về LNCĐ. Đây là cơ sở cho việc phát triển MHTTNDVR;

+ Phần lớn chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã đều quan tâm và hỗ trợ tích cực cho việc phát triển MHTTNDVR thông qua việc tổ chức tuyên truyền, vận động và tham gia kêu gọi sữ hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài… để phát triển mô hình;

+ Việc phát triển MHTTNDVR tại các thôn/bản được tổ chức khá bài bản với sự tham gia có tính tự nguyện cao từ người dân địa phương. Người dân trong các cộng đồng thôn/bản đã tích cực thực hiện các công đoạn phát triển

MHTTNDVR...

Về khoa học kỹ thuật

+ Các mô hình được phát triển trên cơ sở chuyển giao kỹ thuật từ các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm của các tỉnh, từ các đơn vị cung cấp cây giống, cũng như sự kết hợp với kiến thức bản địa đã tạo sự kết hợp tốt giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học mới. Cụ thể, mô hình cây chanh rừng ở thôn Nooc Mò, xã Mẫu Sơn đã có kinh nghiệm phát triển từ trước;

+ Công tác cây giống tại các địa phương được quan tâm, lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ ban đầu để tạo cây giống đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển tốt;

+ Các loài cây được lựa chọn để phát triển mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái tại các địa phương. Các loài cây ở đây đã có trong tự nhiên hoặc đã được trồng tại các địa phương cho sinh trưởng và phát triển trong khu vực nghiên cứu từ trước.

Nhìn chung các mô hình đã vận dụng tốt kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật mới.

Về chính sách

+ Việc khai thác sản phẩm các loài cây trồng như Giổi và Chanh rừng ở đây áp dụng theo điều 40 của Quy chế quản lý rừng, ban hành theo quyết định số 186/2006/QĐ- TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng lâm sản ở đây trồng ngoài rừng phòng hộ và đặc dụng, nên có thể xem là rừng sản xuất.

+ Về hưởng lợi, theo quyết định số 178/2001/QĐ-TTg chưa có quy định cụ thể đối với các loài lâm sản ngoài gỗ trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, có thể vận dụng khoản b mục 4 của điều 7 (đối với rừng tre nứa), cho thấy người dân được hưởng lợi đến 95% sau khi nộp thuế, nộp ngân sách nhà nước 5%.

Hiện nay việc khai thác sản phẩm LSNG trong các khu vực nghiên cứu, người dân đang hưởng lợi hoàn toàn, chưa có hộ dân nào đóng thuế về khai thác LSNG. Do việc khai thác LSNG trong rừng tự nhiên có quy mô nhỏ, còn ở hộ gia đình trồng và phát triển như Chanh rừng chưa có thu thuế. Như vây đây là điều kiện tốt để khuyến khích người dân tích cực trong việc phát triển LSNG.

Về nguồn lực, xã hội

+ Đã có mạng lưới các cán bộ chuyên môn từ cấp tỉnh (Chi cục Lâm nghiệp) đến huyện (phòng kinh tế hoặc nông nghiệp) có trình độ, sẵn sàng hỗ trợ phát triển mô hình;

+ Nguồn lực lao động nhàn rỗi tại các thôn/bản khá cao, có tính gắn kết trong các cộng đồng khá lớn, tạo điều kiện thuận tiện trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong việc bảo vệ và phát triển mô hình khi có yêu cầu.

Về thị trường tiêu thụ

+ Tiềm năng về thị trường tiêu thụ các sản phẩm mô hình được lựa chọn là khá lớn;

+ Giá trị của các sản phẩm mô hình tăng thu nhập khá cao so với các loài cây

trồng khác nên đã khuyến khích được người dân quan tâm hướng ứng để phát triển.

Nhìn chung nhu cầu tiêu thụ của 03 loài cây mô hình có thị trường tiêu thụ tương khá cao.

2) Khó khăn

Về điều kiện tự nhiên

+ Địa hình các thôn/bản và xã tham gia thực hiện mô hình có địa chình chia cắt mạnh, đi lại gặp nhiều khó khăn (đặc biệt vào mùa mưa) dẫn đến việc vận chuyển cây giống, vật tư, chăm sóc và sản phẩm thu hoạch trong tương lai gặp nhiều khó khăn chi phí sẽ lớn;

+ Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước đầu nguồn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, trong khi chất lượng rừng chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi nên khả năng phòng hộ kém, năng lực sản xuất của rừng không cao;

+ Đất đai trong khu vực có mức độ xói mòn, rửa trôi mạnh, sức sản xuất kém sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Về tổ chức thực hiện và phát triển mô hình

+ Việc phát triển cây mô hình xa khu dân cư (Mô hình cây Mây nếp) hoặc trồng phân tán trong thôn, trong khi các hộ dân phân bố cách nhau xa (Mô hình cây Chanh rừng) dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, theo dõi, giám sát và tác động kịp thời;

+ Công tác theo dõi và giám sát của các cấp chính quyền và thôn/bản đối với mô hình không thường xuyên nên khó đảm bảo việc nhắc nhở, tác động và ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đối với cây trồng mô hình;

+ Một diện tích lớn đất lâm nghiệp chưa có chủ quản lý dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng.

Nhìn chung, công tác giám sát khau khi trồng còn nhiều tồn tại. Đây là vấn đề cần được sớm xem xét để đảm bảo thành công của mô hình.

Để có định hướng phát triển lâu dài cần ưu tiên giao các diện tích rừng còn lại chưa có chủ đang do Ủy ban Nhân dân xã quản lý cho cộng đồng (hộ giai đình, nhóm hộ hoặc thôn/ban) để quản lý sử dụng lâu dài.

Về khoa học kỹ thuật

+ Việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, thông tin chủ yếu qua loa đài, còn thông tin từ các hướng dẫn kỹ thuật, sách báo còn thiếu nhiều;

+ Cây Mây nếp phân bố ở sườn núi và đỉnh núi nơi đất khô và tầng tán trên không đảm bảo độ tàn che theo thiết kế do cây rừng tầng trên phát triển mạnh nên cây Mây nếp sinh trưởng và phát triển chậm. Tương tự một số hộ gia đình trồng cây Chanh rừng cũng cho sinh trưởng phát triển chậm so với các hộ khác trong thôn do trồng không đúng kỹ thuật, không đảm bảo độ ẩm đất cần thiết, đất không đảm bảo độ tơi xốp. Việc lấp hố không tạo rãnh thoát nước khi trồng cây Chanh rừng gặp trời mưa cũng gây chết…;

+ Vấn còn một số cây giống Chanh rừng khi trồng không đảm bảo bảo chất lượng đầu vào do thiếu cây giống đủ các tiêu chuẩn cây trồng ban đầu.

Nhìn chung vấn đề khoa học kỹ thuật để phát triển cây mô hình đòi hỏi tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau, nên cần có sự vào cuộc của chính quyền, nhà khoa học, và vận dụng triệt để kiến thức bản địa mới đảm bảo thành công.

Về chính sách

+ Chưa có chính sách cụ thể ưu tiên đầu tư từ nhà nước cho các hoạt động phát triển mô hình;

+ Hệ thống văn bản liên quan đến LSNG thường nằm phân tán ở các văn bản khác nhau, nên việc theo dõi các quy định nhìn chung gặp nhiều khó khăn. Người dân khi được hỏi về các văn bản qui định về LSNG hầu như không năm bắt được;

+ Chính sách để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động liên quan đến LSNG cũng chưa rõ ràng hoặc chưa có;

+ Chưa có chính sách hỗ trợ người dân phát triển LSNG rõ ràng như hỗ trợ vốn: Việc phát triển LSNG (cây mô hình) đối với người dân vùng núi nói chung và các thôn thực hiện mô hình nói riêng phải đối mặt với thời gian đầu tư dài, trong khi người dân phần lớn không có vốn dữ trữ. Chính vì vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cây giống, phân bón… để phát triển cây MHTTNDVR. Bên cạnh đó, tại các địa phương tham gia thực hiện mô hình cho thấy đã có những kinh nghiệm nhất định về phát triển cây mô hình nhưng vẫn thiếu khoa học kỹ thuật để có thể phòng trừ sâu, bệnh hại và phương pháp chăn sóc tốt nhất cho cây trồng. Đây cũng là lĩnh vực nhà nước nên quan tâm đầu tư và hỗ trợ;

+ Chưa có chính sách hỗ trợ quy hoạch phát triển cây mô hình dựa vào rừng hay LSNG đối với các cộng đồng thôn/bản;

+ Chưa có chính sách hỗ trợ hay kết nối với thị trường tiêu sản phẩm rõ ràng. + Đối với chính sách hưởng lợi khi thực hiện mô hình cũng chưa được xác định rõ trong dự án. Phần lớn mọi người được hỏi cho biết họ chưa tính đến việc đó. Khi được hỏi về cơ chế hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán đất lâm nghiệp. Phần lớn người dân cũng chưa biết quyết định này, nhưng khi hỏi các cán bộ kiểm lâm họ có biết nhưng hầu như chưa có vận dụng chính sách này vào thực tiễn. Do đó, công tác tuyên truyền về các chính sách của nhà nước cũng cần được ưu tiên thực hiện.

Nhìn chung: Chưa có chính sách rõ ràng về hỗ trợ phát triển MHTTNDVR hay LSNG để giúp người nghèo có đủ điều kiện để phát triển MHTTNDVR.

Về nguồn lực, xã hội

+ Người dân tại các thôn tham gia thực hiện MHTTNDVR là dân tộc thiểu số với đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể tỷ lệ nghèo đói lớn có thôn lên đến 30%;

+ Phong tục tập quá chăn thả trâu bò của các dân tộc sống trong vùng cũng có nguy cơ tác động xấu đến cây trồng mô hình;

+ Nguồn thu trực tiếp từ rừng thấp chỉ chiếm tỷ lệ với khoảng 10% trong cơ cấu thu nhập hộ gia đình (tổng hợp kết quả tính toán), nên việc triển khai mô hình cần đảm bảo đem lại lợi ích trong tương lai gần từ mô hình mới đảm bảo tính bền vững của mô hình;

+ Chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích từ mô hình tăng thu nhập của cây Mây nếp và Giổi ăn hạt. Riêng mô hình cây Chanh rừng trồng theo hộ gia đình nên việc thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích cũng không quá quan trọng.

Mặc dù có nguồn lực lao động dồi dào và sắn sàng hỗ trợ từ các cấp chính quyền, nhưng để phát triển mô hình tăng thu nhập thành công tại nơi có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, tỷ lệ nghèo đói cao, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế sẽ là một thách thức không nhỏ đối với việc phát triển MHTTNDVR thành công.

Về thị trường tiêu thụ

+ Mặc dù hiện tại giá cả các sản phẩm còn khá cao, tuy nhiên khi phát triển mô hình đại trà sẽ đối mặt với nhiều rủi ro về giá cả của sản phẩm;

+ Quy mô sản của mô hình còn hạn chế dẫn đến nguy cơ sản phẩm thu hoạch ít sẽ có tiêu thụ, cụ thể như sản phẩm Mây nếp nếu không phát triển trên quy mô lớn thì chỉ để đáp ứng nhu cầu sản xuất tại chỗ (ở huyện), còn để tư thương từ các nơi khác đến yêu cầu cần phát triển cây Mây nếp ở quy mô tập trung;

+ Việc phát triển chưa gắn kết giữa bên sản xuất và bên cung ứng dịch vụ tiêu thu sẽ dẫn đến việc được mùa thì mất giá có thể do bên cung ứng dịch ép giá.

Nhìn chung việc phát triển cần có đánh giá cụ thể về tiềm năng thị trường cho từng loại cụ thể và có những quy hoạch vùng phát triển rõ ràng để giúp người dân phát triển MHTTNDVR được bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 73 - 79)