Một số bài học kinh nghiệm từ việcphát triển MHTTNDVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 89 - 93)

Từ thực trạng và kết quả đánh giá các MHTTNDVR đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Chính sách hỗ trợ cộng đồng sống gần rừng được tăng quyền sử dụng đất, cơ hội phát triển mô hình sinh kế và kinh phí thực hiện…: Các cộng đồng người

dân sống ở vùng sâu và vùng xa luôn gặp phải những khó khăn về đời sống, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và thị trường, thiếu vốn, thông tin…. Nếu để người dân vùng núi tự sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh với đối tượng khác như các doanh nghiệp, người dân vùng xuôi là điều xa rời với thực tế. Trong khi đó, các chính sách và luật chưa hoàn thiện và thống nhất về mặt phát triển lâm sản nói chung và LSNG nói riêng. Văn bản quy định về lâm sản cũng thường nằm ở các văn bản khác nhau. Một số quy định tập trung vào phát triển trồng rừng cây gỗ nguyên liệu, ít chú ý tới phát triển mô hình tăng thu nhập hay LSNG. Chính vì vậy, nhà nước cần có sự quan tâm đặc biệt đối với những cộng đồng dân cư sống ở vùng sâu vùng xa. Chính sách hỗ trợ nên xem xét việc phát triển các MHTTNDVR là một ưu tiên, bởi mô hình tăng thu nhập này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn tác động tích cực vào nhiều mặt khác nhau của các nhóm yếu tố môi trường và xã hội. Cụ thể chính sách hỗ trợ vào các yếu tố sau:

+ Hành lang pháp lý thông thoáng và linh hoạt: Trao quyền cụ thể hơn cho cộng đồng dân cư sống ở vùng sâu, vùng xa được sử dụng các loại đất, loại rừng khác nhau

như cộng đồng dân cư có quyền thế chấp đất được giao để vay vốn sản xuất, quyền mua bán để đầu tư mở rộng sản xuất…Đây là vấn đề đang được xem xét trong việc sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của Việt Nam dự kiến hoàn thiện vào 2016

+ Tổng kết đánh giá và rút bài học kinh nghiệm từ việc phát triển MHTTNDVR... Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều chương trình dự án khác nhau thực hiện mô hình tăng thu nhập như các chương trình khuyến, nông khuyên lâm quốc gia, chương trình Trồng 5 triệu ha rừng và nhiều dự án, tổ chức khác nhau đầu tư hỗ trợ việc phát triển mô hình tăng thu nhập. Tuy nhiên, các chương trình này vẫn chưa được rà soát và đánh giá để rút các bài học kinh nghiệm về sự thành hay thất bại. Đây là những nền tảng cơ sở cho việc phát triển và nhân rộng MHTTNDVR đảm bảo được thành công.

+ Hỗ trợ vật tư và kỹ thuật cần thiết cho người dân địa phương bởi người dân luôn trong tình trạng thiếu thốn các phương tiện, trang thiết bị, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc trồng mô hình.

- Công tác quy hoạch và giao đất giao rừng

Hiện nay chưa có công tác quy hoạch chi tiết để phát triển lâm nghiệp trên địa bàn các thôn/bản tham gia thực hiện mô hình, cũng như các nơi khác trên cả nước. Công tác quy hoạch lâm nghiệp có thực hiện ở một số nơi nhưng chỉ mới dừng lại ở mức phân định 3 loại rừng, và cũng chỉ mới đưa ra định hướng chung cho việc phát triển lâm nghiệp, trong khi nhu cầu thực sự của người dân địa phương, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa cần nhất là loài cây gì (cây lâm nghiệp nói chung và cây lâm sản nói riêng) có thể phát triển cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chỉ rõ khu vực trong thôn/bản có thể phát triển.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại các thôn tham gia thực hiện mô hình tăng thu nhập chưa có chủ còn chiếm trên 50% diện tích đất lâm nghiệp. Đây là yếu tố cản trở tới việc phát triển MHTTNDVR ở các thôn. Để người dân trong các thôn/bản và các bên liên quan có thể đầu tư, cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước có hiệu quả, yếu tố hàng đầu cần sớm thực hiện là giao đất giao rừng cho các chủ quản lý cụ thể thay vì chủ quản lý là chính quyền địa phương (xã).

- Hỗ trợ nghiên cứu thị trường đầu ra của sản phẩm: Một trong các yếu tố

cần nghiên cứu kỹ trước lúc hỗ trợ cộng đồng phát triển mô hình tăng thu nhập đó là cần tìm đầu ra sản phẩm. Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm có những biến động mà khả năng con người rất khó dự báo trước chính xác. Nhưng những yếu tố cơ bản cần phải được giải đáp trước khi tiến hành đầu tư phát triển mô hình tăng thu nhập như sản phẩm tiêu thụ ở đâu? Sản lượng tiêu thụ bao nhiêu? Giá sản phẩm…Trường hợp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào cây Mây Nếp tại bản Nà Rock, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng là một ví dụ điển hình về thị trường đầu ra sản phẩm. Đầu ra sản phẩm ở đây chưa được xem xét ở hai góc độ: (1) sản phẩm tiêu thụ ở đâu; (2) quy mô của sản phẩm. Thực tế cho thấy nếu sản phẩm được phát triển ở nơi có điều kiện địa hình đi lại khó khăn và quá xa nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ khiến cho chi phí tăng lên rất cao, từ đó sẽ giảm giá sản phẩm như vậy thu nhập của người dân sẽ chiếm tỷ trọng thấp, trong khi các chi phí liên quan để phát triển mô hình lại rất cao dẫn đến người dân không còn mong muốn tiếp tục, thậm chí từ bỏ mô hình. Tình huống này đã xảy ra tại thôn Nà Rock (ông Lâm, thôn Nà Rocsk cho biết)

- Phát huy kiến thức bản địa kết hợp với áp dụng khoa học kỹ thuật mới: Có

những cộng đồng có những kinh nghiệm, kỹ thuật quý báu để phát triển các mô hình sinh kế. Ví dụ, cụ thể ở mô hình tăng thu nhập từ cây Chanh Rừng ở thôn Nóoc Mò. Ở đây cộng đồng người Dao bản xứ đã có những kinh nghiệm rất hiệu quả như kỹ thuật gieo ươm, kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn địa điểm trồng… Ví dụ ở giai đoạn cây Chanh rừng còn non người dân đã biết cách tạo ẩm cho cây con thông qua việc để một lượng cỏ nhất định xung quanh cây con mới trồng. Tuy nhiên, điểm yếu của người dân khi gặp sâu bệnh hại họ vấn chưa thể xử lý được. Cụ thể ở mô hình cây Chanh rừng, một số cây đã bị sâu đục thân những người dân chưa thể xử lý bằng các phương pháp truyền thống như bôi vôi, bắt thủ công… Vì vậy, cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ bên ngoài vào việc phòng trừ sâu bệnh hại. Để thực hiện việc này cần có sự hỗ trợ từ nhà nước để người dân thực hiện được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả.

-Tổ chức quản lý, giám sátvà hành động kịp thời: cần có sự vào cuộc quyết

quản lý, giám sát và hành động kịp thời sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực đến việc phát triển mô hình tăng thu nhập. Ví dụ như ở bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (mô hình được khảo sát bổ sung trong quá trình điều tra thu thập số liệu), nếu được chính quyền địa phương quan tâm và đôn đốc các hoạt động kịp thời để ngăn chặn việc chăn thả Trâu tự do trong khu vực này sẽ bảo vệ được mô hình tăng thu nhập. Trong khi ở bản Kiểng cùng xã đã bảo vệ cây con mới trồng rất tốt.

- Đào tạo, tập huấn về mô hình tăng thu nhập: Thực tế cho thấy công tác

đào tạo đã được thực hiện ở tất cả các mô hình. Công tác tổ chức đào tạo được thực hiện một lần ngay từ ban đầu với quá nhiều thông tin đưa ra như cách cuốc hố, cách trồng, cách chăm sóc và các biện pháp lâm sinh tác động vào mô hình. Tài liệu hướng dẫn hay sổ tay hướng dẫn kỹ thuật không có. Trong khi người dân tham gia thực hiện mô hình tăng thu nhập chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có nhận thức và ngôn ngữ hạn chế. Những điều này đã dẫn đến việc người dân không thực hiện đúng các bước công việc đã triển khai thực hiện.

Kết quả thảo luận với người dân cho thấy những cán bộ tập huấn đã rất nhiệt tình, năng nổ trong việc hỗ trợ đào tạo tập huấn cho người dân. Họ cũng nỗ lực để tiếp cận, hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện cho các hộ gia đình tham gia thực hiện trồng cây mô hình tăng thu nhập, trong điều kiện các hộ dân phân bố ở các thôn bản vùng sâu xa thường cách nhau xa.

Kết quả thảo luận với các cán bộ kỹ thuật của tỉnh cho thấy, các cán bộ đã phải chạy theo tiến độ thực hiện dự án trong một khoảng thời gian đã được ấn định trước, trong khi điều kiện thực tế tại địa phương không cho phép thực hiện các hoạt động này theo kế hoạch, nhưng vẫn phải hoàn thiện các nhiệm vụ đề ra để đảm bảo tiến độ. Đây chính là vấn đề cần phải xem xét kỹ trước khi triển khai thực hiện các mô hình tiếp theo.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật : Hiện các địa phương đang thiếu tài

liệu hướng dẫn kỹ thuật phát triển mô hình tăng thu nhập. Trên internet chỉ có một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật mô hình tăng thu nhập nhưng tính chính thống của các tài liệu này còn phụ thuộc vào các trang thông tin, trong khi việc tiếp cận thông

tin với internet đối với người dân trong các thôn tham gia thực hiện mô hình là chưa có. Có nhiều tài liệu chỉ nêu rất chung chung, không đầy đủ và không dễ hiểu đối với người dân vùng sâu vùng xa. Điều kiện của vùng sâu vùng xã hạn chế về tiếp cận thông tin. Chính vì vậy, việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ở dạng sổ tay hướng dẫn dễ hiểu, ngắn gọn là nhu cầu rất cấp thiết.

-Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp: Việc phát triển mô hình cần xem xét

đến chức năng rừng. Vai trò của rừng phòng hộ nhằm để chống xói mòn, điều tiết nguồn nước … tuy nhiên nếu tiến hành trồng cây mô hình tăng thu nhập có các tác động xấu đến chức năng rừng thông qua việc đảm bảo độ che phủ rừng ở mức vừa phải để cho cây mô hình sinh trưởng và phát triển, quá trình khai thác trong tương lại… là điều cần được xem xét trước khi lựa chọn mô hình tưng thu nhập. Ví dụ, theo quan sát thực tiễn có thể mô hình cây Mây Nếp ở bản Nậm Chắn xã Lâm Thương, huyện Lục Yên, được trồng ở khu vực đầu nguồn của bản (thực tế có thể không được quy hoạch vào rừng phòng hộ). Việc trông cây Mây nếp đã tác động đến thảm thực bị và cấu trúc rừng cũ để đám bảo không gian dinh dưỡng và ánh sáng. Việc khai thác trong tương lai cũng sẽ tác động xấu đến vai trò phòng hộ của rừng. Vì vậy, cần xem xét lựa chọn mô hình phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 89 - 93)