Xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 44 - 61)

1)Về tự nhiên

Vị trí địa lý: Xã Mường Do nằm ở phía Đông huyện Phù Yên, cách thị trấn Phù Yên 20km, cách thành phố Sơn La 180 km về phía Đông Bắc, có địa giới hành chính giáp với các xã Mương Lang (về phía Bắc); giáp xã Đông Sơn, Tân Sơn và Phú Thọ (phía Đông); giáp xã Mường Bang (về phía Nam); giáp các xã Tân Lang, Tường Phong; Tường Tiến (về phía Tây).

Đặc điểm địa hình: Đây là xã miền núi có địa hình chủ yếu núi đất và núi đá xen lấn với các thung lũng, độ cao trung bình từ 500-700m so với mực nước biển.

Khí hậu: Theo số liệu thống kê, nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 390 vào tháng 7, nhiệt độ thấp tuyệt đối là -00C vào tháng 1. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1200-2100 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau.

Đất: Có 2 loại đất là đất Feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Có độ dày từ 20 – 100 cm, đất có tính chất cơ lý hoá tương đối tốt cho các loại cây trồng lấy củ và quả,...và đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat.

2) Về kinh tế – xã hội

Dân số và dân tộc:

Dân số xã có 861 hộ gia đình với 3684 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã chiếm 21,7% tổng số hộ toàn xã, trong đó tỷ lệ hộ nghèo của bản Kiểng là 7,6%, còn bản Lằn 8%. Tỷ lệ tăng dân số dưới 1,1%, gần tương đương với tỷ lệ tăng dân số của xã.

Thành phần dân tộc: trên địa bàn có 4 dân tộc cùng sinh sống gồm Mường, Thái, Kinh và Mông, trong đó Mường chiếm gần 64,9 % tổng dẫn số toàn xã, Thái 13,9%, Kinh 10,4%, còn lại Mông 4,3 %.

Giáo dục và đào tạo: Tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi đi học đạt cao với tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%. Trong khi đó tỷ lệ mù chữ là 3,1% trong

tổng dân số của toàn xã. Việc tỷ lệ mù chữ thấp nên việc tuyên truyền và phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật nói chung và MHTTNDVR nói riêng gặp nhiều thuận lợi.

Y tế: Trong xã chỉ mới có 4 y sỹ, chưa có bác sỹ, với tỷ lệ 921 người/cán bộ y tế. Thầy lang (chữa bệnh bằng các loài cây thuốc, lá cây) hiện không còn tồn tại.

Hệ thống giao thông: Tỷ lệ km đường nhựa/bê tông chiếm 45,1% tổng chiều dài các trục đường chính trong xã, đường cấp phối chiếm 48,2%, đường đất chiếm 6,5%. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Mường Do nằm trong nhóm các xã (được đánh giá về MHTTNDVR) có điều kiện cơ sở hạ tầng khá thuận tiện đi lại ở khu trung tâm, còn các thôn/bản còn gặp nhiều khó khăn.

Sản xuất Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp bao gồm các loài cây trồng như Lúa, Ngô, Khoai lang, Sắn, Lạc, Khoai Lang, Khoai Sọ, Dong Riềng, Chè và các loài cây ăn quả, trong đó diện tích gieo trồng Lúa nước vụ đông xuân và hè thu của xã đạt 160,61 ha với sản lượng đạt 889 tấn, Lúa nương có diện tích 102,32 ha sản lượng đạt 122 tấn; Ngô có diện tích gieo trồng của 02 vụ là 882,32ha với sản lượng 2783 tấn; Sắn có 93,4 ha, sản lượng 1.121 tấn; Chè 6 ha với sản lượng đạt 27 tấn.

Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu có 1.235 con, bò có 500 con, dê có 522 con, lợn 1.945 con, ngựa có 339 con, gia cầm có 26.000 con, Dê 210 con.

Lâm nghiệp: Diện tích rừng giao khoán quản lý bảo vệ rừng 3.127,2 ha, trong đó rừng phòng hộ 1.401,8 ha; khoanh nuôi tái sinh 1.725,4 ha.

Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2015 xã Mường Do – huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La

Trong năm 2014 phát hiện 02 vụ vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn với 0,7 m3 gỗ, phát hiện 01 vụ phát rừng làm nương rẫy.

Nhận xét chung: Thông qua các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:

+ Điều kiện tự nhiên của xã Mẫu Sơn, Lâm Thượng và Mường Do có điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình chia cắt mạnh dẫn đến ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bạn;

+ Người dân trong các xã chủ yếu là dân tộc thiểu số, có hoạt động sản xuất có mỗi liên hệ trực tiếp đến sự tồn tại của tài nguyên rừng trong khu vực;

+ Tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 4-6 lần so với mức bình quân cả nước năm 2014 khoảng 6%, trong khi người nghèo chủ yếu thuộc những nhóm dân tộc thiểu số như người Dao, sống ở nơi vùng cao, có đời sống dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên rừng như củi, lâm sản ngoài gỗ. Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tuyên tuyền và vận động trong việc phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu - Chọn thôn mô hình nghiên cứu

Các thôn có mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng để nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở các tài liệu liên quan đến việc thực hiện mô hình và kết quả phỏng vấn các bên liên quan như các thành viên cũ của Ban quản lý dự án Tăng cường lâm nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái và Sơn La. Việc lựa chọn thôn thực hiện mô

hình sẽ căn cứ vào những điểm sau:

+ Mô hình nghiên cứu phải đại diện cho các mô hình nghiên cứu tương tự khác hiện có trong Dự án tăng cường Lâm nghiệp cộng đồng như còn tồn tại mô hình.Trong trường hợp chỉ có 01 mô hình sẽ được ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu;

+ Các thôn thực hiện mô hình cần có thành phần dân tộc đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trong đó thành phần dân tộc là yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển MHTTNDVR;

+ Các thôn mô hình có các nhóm kinh tế hộ: (1) Hộ khá; (2) Hộ thoát nghèo

(hộ trung bình); (3) Hộ nghèo.

+ Các thôn có kinh nghiệm phát triển loài cây mô hình sẽ được ưu tiên để tìm hiểu những kiến thức bản địa về phát triển mô hình.

Kết quả lựa chọn như sau:

Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn xã nghiên cứu

TT

Tên mô hinh tăng thu nhập

dựa vào rừng

Thôn/bản Xã, huyện, tỉnh Chú thích

1 Cây Chanh rừng

Nooc Mò Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn

Lựa chọn: vì đảm bảo các tiêu chí trên, có kinh nghiệm bản địa

Nà Mìu Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn

Không lựa chọn, vì thiếu kiến thức bản địa

2 Cây Mây nếp Nậm Chắn

Lâm Thượng, Lục Yên, Yên Bái

Lựa chọn: Vì duy nhất 01 mô hình tại khu vực nghiên cứu

3 Giổi ăn hạt

Lằn Mường Do, Phù Yên, Sơn La

Không lựa chọn vì cây không còn

Kiểng Mường Do, Phù Yên, Sơn La

Lựa chọn: Đảm bảo hầu hết các tiêu chí trên

Xác định dung lượng mẫu điều tra

Mẫu điều tra, phỏng vấn là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại diện để có thể suy rộng thông tin thu được cho tổng thể.

Với nghiên cứu này, đề tài chọn cách xác định dung lượng mẫu không lặp lại[1] theo công thức sau:

Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn N: Số hộ của thôn điều tra

t: Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả, t = 1,3 d: Sai số mẫu (cho trước d=10%)

S2: Phương sai của tổng thể (cho trước S2=0,25)

Kết quả tính toán số HGĐ cần lựa chọn phỏng vấn theo các thôn tham gia thực hiện MHTTNDVR là:

- Thôn Nooc Mò: n = 20,82 làm tròn là 21 HGĐ - Thôn Nậm Chắn: n = 30,89 làm tròn là 30 HGĐ - Thôn Kiểng: n = 27,5 làm tròn là 30 HGĐ

Căn cứ vào dung lượng mẫu được chọn trên đây, xác định được tỷ lệ chọn và tính toán được số HGĐ cần điều tra, phỏng vấn cho các MHTTNDVR trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Dung lượng mẫu điều tra theo các thôn thực hiện Mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng

TT Tên thôn Tổng số hộ Số hộ điều tra

1 Nooc Mò 41 21

2 Nậm Chắn 115 30

3 Kiểng 79 30

Tổng 235 81

2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1.Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Áp dụng phương pháp kế thừa tài liệu, phương pháp này được áp dụng nhằm rút ngắn khối lượng và thời gian thực hiện. Những tài liệu được kế thừa gồm:

- Những thông tin liên quan đến từ các chương trình dự án và các báo cáo liên quan đến các loài cây trồng mô hình;

- Các hướng dẫn kỹ thuật và các kết quả của các nghiên cứu có liên quan; - Các văn bản pháp lý liên quan đến việc hỗ trợ phát triển MHTTNDVR. Cụ thể về nguồn thông tin thu thập tại các cấp:

Tại Trung ương: Thu thập từ các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về hiện trạng rừng, chính sách Nhà nước liên quan đến hỗ trợ phát triển sinh kế dựa vào rừng cho người dân, các thống kê theo thời gian và các kết quả nghiên cứu liên quan đến vai trò của MHTTNDVR trong việc phát triển mô hình tăng thu nhập của Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng (Dự án Tăng cường LNCĐ tại Việt Nam).

Tại địa phương: Thu thập từ các Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã và các báo cáo nghiên cứu có liên quan về hiện trạng rừng và rừng cộng đồng và các hoạt động phát triển rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn các xã, huyện, tỉnh...

2.2.2.2.Điều tra thu thập số liệu hiện trường (sơ cấp)

Đề tài đã sử dụng các công cụ điều tra có sự tham gia của người dân như: Thảo luận với cán bộ địa phương, khảo sát tại thực địa, phỏng vấn kinh tế hộ gia đình… để thu thập những thông tin cơ bản của xã. Những thôn tin cơ bản bao gồm:

(1)Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;

(2)Tình hình phát triển MHTTNDVR trên địa bàn;

(3)Những khó khăn, thuận lợi của việc phát triển MHTTNDVR; (4)Kinh nghiệm về phát triểm MHTTNDVR trên địa bàn.

Công cụ phỏng vấn cá nhân: phỏng vấn cán bộ huyện, xã và kiểm lâm địa bàn, cán bộ dự án, hộ gia đình. Trong quá trình điều tra áp dụng cả kỹ thuật phỏng vấn định hướng và phỏng vấn bán định hướng.

- Phỏng vấn định hướng: Phỏng vấn định hướng được dùng trong việc điều tra các nội dung như: dân số, các hộ giàu nghèo (theo tiêu chuẩn phân loại của nhà nước), đánh giá kinh tế hộ gia đình, từ đó xác định hiện trạng quản lý lâm nghiệp

gắn với đời sống cộng đồng và tình hình phát triển kinh tế của người dân gắn với hoạt động lâm nghiệp.

- Phỏng vấn bán định hướng: Đối tượng được phỏng vấn là cán bộ thôn, xã, câu hỏi phỏng vấn thường là những câu hỏi mở và được chuận bị sẵn. Phỏng vấn bán định hướng nhằm xác định mục tiêu và giải pháp gắn lâm nghiệp với giảm nghèo và chiến lực sinh kế.

- Phỏng vấn hộ gia đình theo bảng câu hỏi lập sẵn: Bảng câu hỏi được thiết lập để phỏng vấn 81 hộ dân đã được lựa chọn ở 03 mô hình để cung cấp đầy đủ thông tin để theo các chỉ tiêu và tiêu chí trong bảng sau:

Bảng2.3: Chỉ tiêu và tiêu chí phụ vụ đánh giá hiệu quả mô hình Chỉ tiêu Chỉ tiêu và tiêu chí (C&I)

Kinh tế (2 tiêu

chí)

- Hiệu quả kinh tế của mô hình

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV); + Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR))

- Xem xét nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm (tăng; ổn định (có thể

không rõ); giảm) Môi

trường (4 tiêu

chí)

- Diện tích rừng (tăng lên; không thay đổi; giảm xuống) thông qua kết quả

điều tra: tỷ lệ cây trồng mô hình sống (đạt, không đạt); Diện tích rừng trồng mới (có hay không)

- Chất lượng rừng (tăng lên, không thay đổi; giảm xuống) thông qua kết

quả điều tra các tiêu chí về: Trữ lượng (tăng lên, không thay đổi; giảm xuống); Động vật rừng (xuất hiện nhiều hơn; không thay đổi; giảm xuống) - Khả năng bảo vệ đất và nguồn nước (Tăng lên, không thay đổi hoặc ít đi)

- Sức ép vào rừng (Giảm xuống; không thay đổi; tăng lên)

Xã hội (3 tiêu chí)

- Nhân thức của người dân về vai trò của rừng (biết rõ; không rõ;

không biết);

- Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc bảo vệ và phát triển rừngtừ khi có MHTTNDVR (Tăng lên; không tăng; giảm xuống) - Khả năng lan rộng về quy mô (Cao; trung bình; thấp)

- Phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia về điểm trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình. Đồng thời phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm có cái nhìn rõ hơn về thực trạng phát triển MHTTNDVR trên địa bàn.

2.2.2.3.Khảo sát thực địa, đo lường một số chỉ số kiểm chứng

- Nội dung: Kiểm chứng về tỷ lệ sống, chất lượng rừng (chất lượng hiện trạng rừng và diện tích rừng);

- Phương pháp kiểm chứng:

+ Phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn khách quan địa điểm thực hiện quan sát trực tiếp. Điều này rất quan trọng để đảm bảo dữ liệu thu thập được đầy đủ, có thể phân tích khác quan và có nghĩa;

+ Rút mẫu kiểm chứng thực địa: rút mẫu ngẫu nhiên đánh giá các lô cụ thể được thể hiện trên bản đồ hoặc các hộ gia đình trong cộng đồng tham gia mô hình đã được thống kê trong danh sách;

+ Kiểm chứng tỷ lệ và chất lượng cây sống: Bằng phương pháp đo đếm tỷ lệ số cây sống đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra;

Quy định dung lượng mẫu đặt ra cho từng đối tượng cụ thể như sau:

Mô hình cây trồng phân tán theo hộ: Lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu 03 hộ để tiến hành đếm số cây, tình trạng cây (khỏe (S), Yếu- sâu bệnh, ngãy ngọn… (W), Chết hoặc mất tích (D) (W) (VD: cây trám đen). Trong đó, cần đảm bảo tối thiểu số cây điều tra là 30 cây/mô hình;

Đối với mô hình cây trồng tập trung: Lựa chọn ngấu nhiên để thiết lập 03 ô tiêu chuẩn/cộng đồng ở ngoài thực địa để đo đếm, cụ thể: Thiết lập ô hình tròn (200 m2, bán kính 7,98 m) để tiến hành đếm số cây, tình trạng cây (khỏe (S), Yếu- sâu bệnh, ngãy ngọn… (W), Chết hoặc mất tích (D). Trường hợp các hộ gia đình trồng cây mô hình tập trung ở quy mô hộ gia đình nhưng có số lượng cây được biết trước thì tiến hành đo đếm toàn bộ số cây của mô hình tăng thu nhập hộ gia đình (có thể dưới 100 cây);

+ Kiểm chứng chất lượng rừng: Bằng cách xác định độ che phủ rừng hiện tại so với độ che phủ rừng trước đây (khi thực hiện dự án) mô tả trong khung dự án. Việc đo

đếm độ che phủ rừng sẽ lựa chọn tâm các ô đo đếm hoặc điểm chính giữa của giải đo đếm hoặc cây đo đếm để làm điểm định hướng về 2 phía đông tây mỗi hướng 7 m kể từ điểm chính giữa để đo độ tàn che của rừng (đối với cây trồng phân tán chỉ tiến hành đo độ tàn che tại 03 điểm cây). Công cụ để đo độ tàn che là dụng cụ đo độ che phủ (spherical densitometer). Việc kiểm chứng chất lượng rừng này chỉ thực hiện đối với các mô hình tăng thu nhập trồng dưới tán rừng. Đối với cây trồng mô hình trồng ngoài đất lâm nghiệp gần các hộ dân, kết quả trồng rừng nếu tỷ lệ cây sống cao đồng nghĩa với chất lượng rừng sẽ tăng lên về quy mô.

+ Kiểm chứng diện tích rừng tăng hay giảm bằng ảnh viễn thám và GIS (nếu ảnh viễn thám trong khu vực không bị mây che phủ).

Ngoài ra, kiểm chứng diện tích rừng tăng lên bằng quan sát ngoài thực địa và các thông tin thu thập về kết quả trồng rừng của xã và thôn/bản.

2.2.3.Phương pháp xử lý, đánh giá và phân tích số liệu 2.2.3.1.Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng để để tính toán các chỉ tiêu liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, thu nhập người dân, diện tích rừng, chất lượng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 44 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)