Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần HUNGAUTO (Trang 27 - 29)

- Về mặt kinh tế: Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh Một quá trình sản xuất kinh doanh cần rất nhiều điều kiện để diễn ra: yếu tố vốn,

1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang trở nên rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quyết định cả thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, không ít những doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả năng tài chính mà đành bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Với vai trò đó, việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trở thành đòi hỏi rất cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp.

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:Mỗi doanh nghiệp khi tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục đích tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó, vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có tính chất quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp. Khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.

- Xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp:

Trong thời kì bao cấp, mọi nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp đều được huy động từ hai nguồn cơ bản, cấp phát của ngân sách nhà nước và vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi của ngân hàng. Vốn hầu như được tài trợ toàn bộ, vai trò của tài chính doanh nghiệp trở nên mờ nhạt. Do đó triệt tiêu tính linh hoạt của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mặc dù nhiều doanh nghiệp thích ứng được, làm ăn có lãi nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp còn sử dụng vốn kém hiệu quả, không

bảo toàn được vốn.

- Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội:

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức và sử dụng đồn vốn có hiệu quả. Doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế. Tại đó, doanh nghiệp là một bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, có tính quyết định trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao và tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như biến đổi các vấn đề đời sống xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần HUNGAUTO (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w