Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần HUNGAUTO (Trang 29 - 31)

- Về mặt kinh tế: Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh Một quá trình sản xuất kinh doanh cần rất nhiều điều kiện để diễn ra: yếu tố vốn,

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

* Chu kỳ sản xuất và sản phẩm

Chu kỳ sản xuất của mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau là khác nhau, nên vốn đầu tư cho sản phẩm cũng có sự khác nhau về lượng và cơ cấu. Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ. Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Nó ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất. Vì vậy, chu kỳ sản xuất gắn trực tiếp với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay. Sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp, nó phản ánh được kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì, sản phẩm doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp

* Lực lượng lao động

Trình độ đội ngũ cán bộ và người lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp đi vào hoạt dộng một cách trơn tru và phát triển. Đặc biệt

người lãnh đạo của doanh nghiệp là người phải có đủ trình độ quản lý doanh nghiệp cũng như công tác quản lý vốn, biết cách tính toán hợp lý, chính xác, đầy đủ, trích lập kịp thời và thực hiện chặt chẽ để tránh được tình trạng mất mát, chiếm dụng, sử dụng sai mục đích làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của người lao động cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến. Công nhân sản xuất phải có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

* Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. Ba giai đoạn này cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi giai đoạn có vai trò quan trọng quyết định đến sự hình thành sản phẩm, sự lưu thông của sản phẩm đó trên thị trường từ đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ trình độ để tổ chức sản xuất kinh doanh một cách phù hợp, chính xác, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của khách hàng. Từ đó làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, đồng vốn bỏ ra được sử dụng một cách có hiệu quả.

* Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn

Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán-tài chính. Doanh nghiệp cần thực hiện chính xác và đúng đắn công tác kế toán để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với năng lực, trình độ của mình. Kế toán, hạch toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động đến việc quản lý vốn. Nhờ có công tác kế toán mà doanh nghiệp có thể thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ trong công tác kế toán để góp phần giúp doanh nghiệp quản lý cũng như sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

* Cơ cấu vốn đầu tư

Cơ cấu vốn đầu tư là một nhân tố mang tính chủ quan có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, cơ cấu vốn tác động đến doanh thu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có khả năng tài chính cao thường sử dụng tỷ lệ nợ vay lớn hơn, nhưng doanh nghiệp phải luôn đương đầu vời rủi ro về tài chính do sử dụng tỷ lệ nợ vay cao. Nên để có thể tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, doanh nghiệp cần phải thực hiện nguyên tắc về tỷ trọng của các khoản vốn đầu tư sao cho doanh nghiệp mình có một cơ cấu vốn tối ưu. Cơ cấu vốn tối ưu không những đảm bảo cho nguồn vốn cho sản xuất mà còn giảm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần HUNGAUTO (Trang 29 - 31)