- Về mặt kinh tế: Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh Một quá trình sản xuất kinh doanh cần rất nhiều điều kiện để diễn ra: yếu tố vốn,
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUNGAUTO
3.3. Một số kiến nghị
Thứ nhất, Nhà nước cần duy trì sự tăng trưởng ổn định của thị trường, gồm cả các giải pháp bình ổn về giá cả, tỷ giá, kinh tế - xã hội để tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển. Các bộ ngành liên quan cần phải phối hợp đồng bộ, nhất quán, cùng một định hướng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường.
Thứ hai, đề nghị cơ quan Hải quan có những biện pháp hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, hiện nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc liên quan đến các thủ tục hành chính.
Thứ ba, kiến nghị với Chính phủ xem xét giảm mức thuế áp dụng đối với các dòng xe ô tô nhập khẩu nhằm giảm giá bán chung của mặt hàng này trên thị trường hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh được công tác bán hàng.
Thứ tư, có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong quá trình huy động vốn, tiếp cận với vốn vay ngân hàng dễ dàng. Từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng quy mô kinh doanh.
Thứ năm, Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần nâng cao vai trò cầu nối để liên kết các doanh nghiệp có liên quan với nhau, tạo động lực thúc đẩy và mở rộng hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là hết sức quan trọng bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần HUNGAUTO đã đạt được những kết quả kinh doanh hiệu quả. Với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt để phát triển thành Công ty mạnh, Công ty cổ phần HUNGAUTO cần tổ chức hoạt động kinh doanh khoa học, điều hành hoạt động kinh doanh linh hoạt, hiệu quả giúp Công ty phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy, đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần HUNGAUTO” được đặt ra với nhiều nội dung cần được nghiên cứu là một vấn đề thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.
Qua đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần HUNGAUTO có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty có một số điểm khích lệ. Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng với cơ cấu hợp lý và từng bước được cải thiện, lợi nhuận sau thuế tăng đều qua các năm, hiệu suất sử dụng vốn cố định từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm, việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, rủi ro thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạ tăng, tốc độ hao mòn vốn cố định lớn. Đây là những hạn chế trong hoạt động kinh doanh mà công ty cần quan tâm để giải quyết trong thời gian tới.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cỏ phần HUNGAUTO, em đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Nếu được áp dụng hiệu quả, các giải pháp trên hi vọng sẽ giúp công ty cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô thông cảm và mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến từ phía các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
1. Bộ Công thương, Thông tin thương mại hàng tuần
2. Bùi Văn Vần (2015), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Học viện Tài chính, Hà Nội
3. Chính phủ (2017), Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
4. Công ty cổ phần Hung Auto, Báo cáo tài chính các năm 2017-2019.
5. Công ty cổ phần ô tô TMT, Báo cáo tài chính các năm 2019.
6. JOSETIE Peyard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
7. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
8. Ngô Quang Huân (2008), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt trung ương trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Quang Thu (2009), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê.
10. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê.
11. Phạm Quang Trung (2012), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. Philip Kotler, Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, NXB Trẻ;
13. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13
14. Thomas L Friendmar, Thế giới phẳng, Nhà xuất bản trẻ biên dịch và phát hànhW.Chan Kim & Renee Mauborgne, Chiến lược đại dương xanh, NXB Tri Thức
15. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
16. Trương Bá Thanh (2007), Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, NXB Giáo dục.
17. Vũ Duy Hào (2019), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.